Website là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm trực tuyến. Cấu trúc website chuẩn SEO không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Việc xây dựng cấu trúc website hợp lý là yếu tố then chốt để thành công trong môi trường số.
Cấu trúc website là gì?
Cấu trúc website là cách thức các trang con trên một website được tổ chức và liên kết với nhau. Một cấu trúc tốt không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin, mà còn giúp công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng “quét” và lập chỉ mục các trang của bạn. Nếu cấu trúc website hợp lý, việc tối ưu SEO sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
3 lý do quan trọng của cấu trúc Website ảnh hưởng tới SEO?
Cấu trúc của trang web có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng SEO và sự tương tác của người dùng. Dưới đây là ba lý do quan trọng:
- Tối ưu hóa chỉ mục cho Google: Cấu trúc của một trang web hợp lý giúp Google Bot dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục các trang web của bạn. Các trang liên kết nội bộ tốt sẽ giúp Google tiếp cận tất cả các nội dung của website.
- Tăng cường sức mạnh SEO qua liên kết nội bộ: Cấu trúc website sẽ giúp các trang ưu tiên nhận được nhiều liên kết nội bộ. Những trang này có thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm nếu liên kết đến từ các trang chất lượng.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Một cấu trúc website dễ sử dụng và thân thiện giúp người dùng tìm thấy thông tin nhanh chóng, từ đó giữ họ lại lâu hơn trên trang web, gián tiếp cải thiện thứ hạng SEO.
Hướng dẫn xây dựng cấu trúc trang Web thân thiện với SEO
Để xây dựng cấu trúc website chuẩn seo, các bạn cần thực hiện như sau:
Sử dụng cấu trúc trang Web phẳng
Theo nhận định của các chuyên gia, cấu trúc trang web phẳng dễ dàng hơn cho việc Seo web. Theo đó, cấu trúc phẳng nghĩa là người dùng và trình công cụ tìm kiếm có thể truy cập vào bất cứ trang nào trên trang web của bạn trong 4 lần click chuột hoặc ít hơn.
Ngược lại, cấu trúc trang web sâu có nghĩa là một số trang nhất định trong trang web mất hơn 4 lần nhấp chuột mới có thể truy cập vào.
Từ đó, có thể thấy được rằng, cấu trúc trang web nông giúp các trang được ưu tiên trong trang web nhận đực nhiều backlinks hơn. Điều này tăng chất lượng trang web và được Google đánh giá cao hơn.
Bên cạnh đó, cấu trúc trang web phẳng giúp con Bot của Google có thể tìm thấy tất cả các trang trong trang web một cách dễ dàng.
Hãy giữ mọi thứ thật đơn giản
Nếu trang web của bạn có đến hàng ngàn trang khác nhau thì việc giữ mọi thứ đơn giản là điều vô cùng quan trọng. Nếu cấu trúc web quá phức tạp sẽ mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng và khiến việc seo web khó khăn hơn.
Ngược lại, khi cấu trúc web đơn giản người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào một trang thông tin bất kỳ, mức độ tương tác với trang cũng nhiều hơn. Từ đó, giữ họ ở lâu trên trang web của bạn.
Sử dụng trang chuyên mục
Sử dụng các trang chuyên mục giúp việc tổ chức cấu trúc của một trang web trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nếu muốn thêm một trang mới, hãy thêm nó vào 1 mục hiện có và liên kết nó từ trang chuyên mục đó.
Nếu muốn thêm một loạt trong về 1 chủ đề mới, bạn có thể tạo 1 mục mới và liên kết cacd trang mới từ trang chuyên mục mới.
Cấu trúc URL (Đường dẫn)
Khi thiết kế website, cấu trúc URL nên theo 1 cấu trúc nhất định. Chẳng hạn, dưới đây là một ví dụ về URL được rất nhiều trang Web sử dụng hiện nay:
https://example.com/carget/subc Category / keyword-keyword
Tuy nhiên, URL của bạn không nhất thiết phải giống y như thế, mà điều quan trọng là bạn cần đặt tất cả các URL theo cùng 1 cấu trúc.
Đảm bảo tính linh hoạt của cấu trúc website
Cấu trúc website chuẩn seo không chỉ phải dễ dàng sử dụng mà còn phải linh hoạt để có thể thay đổi hoặc mở rộng khi cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến SEO. Website cần có sự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, ví dụ như việc thêm các trang mới hoặc thay đổi các chiến lược SEO mà không làm gián đoạn hoặc giảm hiệu quả tối ưu hóa.
Tối ưu hóa tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng và SEO. Một cấu trúc website được tối ưu sẽ giúp giảm thời gian tải trang, nhờ vào việc tổ chức dữ liệu hợp lý và giảm bớt các yếu tố không cần thiết. Điều này không chỉ giúp giữ chân người dùng lâu hơn mà còn giúp Google đánh giá tốt hơn về website của bạn.
Sử dụng Breadcrumbs
Breadcrumbs, hay còn gọi là “dấu vết”, là một phương tiện giúp người dùng dễ dàng xác định vị trí của mình trên website. Hệ thống này không chỉ giúp người dùng quay lại các trang trước đó một cách dễ dàng, mà còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc website của bạn. Điều này gián tiếp giúp cải thiện SEO, đặc biệt trong việc xếp hạng trang con.
Sử dụng sơ đồ trang (Sitemap)
Sơ đồ trang (Sitemap) là một công cụ hữu ích giúp các công cụ tìm kiếm như Google, dễ dàng lập chỉ mục toàn bộ website của bạn. Việc tạo và duy trì sơ đồ trang giúp Google nhanh chóng phát hiện các trang mới và cải thiện khả năng tìm thấy chúng, góp phần vào việc tối ưu SEO và đảm bảo rằng các trang quan trọng không bị bỏ qua.
Liên kết nội bộ và cấu trúc URL hợp lý
Cấu trúc URL nên rõ ràng và tuân thủ một nguyên tắc nhất định để dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó, việc sử dụng liên kết nội bộ giữa các trang giúp tăng sức mạnh SEO cho các trang cần được chú ý. Đặc biệt, việc liên kết các trang danh mục từ menu điều hướng giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung và mối quan hệ giữa các trang trên website.
Lời kết
Việc xây dựng một cấu trúc website thân thiện với SEO sẽ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng. Để đạt được hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tối ưu hóa liên kết nội bộ, cấu trúc URL rõ ràng, và cải thiện tốc độ tải trang. Với những chiến lược đúng đắn, website sẽ không chỉ thu hút được người dùng mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh trực tuyến.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Meta Keywords Là Gì? Tối Ưu Thẻ Meta Keywords Hiệu Quả
Meta Keywords là gì? Đây là câu hỏi quen thuộc với những ai đang làm...
Cách kiểm tra tuổi đời tên miền Domain nhanh chóng chính xác
Bạn có biết rằng tuổi đời tên miền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến...
Redirect 301 là gì? Kỹ thuật Redirect 301 hiệu quả trong SEO
Một trong những kỹ thuật quan trọng và hiệu quả nhất trong việc cải thiện...
Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Tìm Kiếm
Làm sao để website được tìm thấy trên Google? Một website được thiết kế đẹp...
Hướng dẫn đặt backlink hiệu quả nhất cho dân seo web
Trong chiến lược SEO hiện đại, backlink không chỉ là yếu tố giúp cải thiện...
Cấu Trúc Silo Là Gì? 7 Bước Tạo Cấu Trúc Silo Cho Website
Cấu trúc Silo là gì? Đây là giải pháp SEO thông minh, tối ưu từ...
Long Tail Keywords Là Gì? 11 Cách tìm kiếm từ khóa dài
Long-tail Keyword là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cực kỳ quen thuộc...
Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals
Nếu đang làm việc trong lĩnh vực Digital marketing chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp...
Hướng dẫn thay đổi tên miền Website giữ nguyên Seo
Tên quá dài, khó nhớ, không liên quan đến sản phẩm bạn đang kinh doanh...