8 Công cụ nghiên cứu từ khóa TỐT NHẤT cho SEO [2019]

Nếu như bạn làm chủ được nghệ thuật nghiên cứu từ khóa cho lĩnh vực của mình, tìm ra được các từ, cụm từ chính xác mà người dùng sử dụng thì phần thưởng nhận được đó là sự gia tăng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên Google.
Công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Website của tôi đã tăng được 549% (hơn 5 lần) lượng người dùng trong vòng 6 tháng. Điều đặc biệt là, hầu hết traffic đều đến từ Google.
Từ tháng 10/2018 cho đến tháng 3/2019 số lượng người dùng tăng từ 395 lên 2.567
Và ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các công cụ nghiên cứu từ khóa mang lại hiệu quả cao. Hầu hết là miễn phí, còn một số thì trả phí (nhưng cũng rất đáng đồng tiền).
Gửi tới bạn!

1/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Trends (Miễn phí)

Đây là một công cụ hữu ích của Google. Giúp mình biết được xu hướng tìm kiếm của từ khóa.
Nhập một từ khóa vào Google Trend. Bạn sẽ thấy mức độ phổ biến của từ khóa đó trong 12 tháng qua.
Để xem nó hữu ích như nào thì mình sẽ kiểm tra dữ liệu xu hướng với từ khóa “Thai giáo”
Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Google Trend

Mức độ phổ biến của từ khóa này trong 12 tháng khá ổn định

Nếu chúng ta kiểm tra dữ liệu xu hướng trong 5 năm, sẽ thấy rõ xu hướng tăng lên theo hàng năm
Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Google Trend 2
Đây là một thông tin quan trọng mà rất ít các công cụ nghiên cứu từ khóa khác có được. Hơn thế nữa, nó lại đến từ Google nên rất uy tín.
Chúng ta có thể làm gì?
Nếu bạn có 1 website về bà bầu hay trẻ em thì bạn nên làm nội dung cho từ khóa này. Nó sẽ là một nội dung bền vững có traffic ngày càng tăng trưởng.
Chưa hết, Google Trend còn có một mẹo hay khác nữa. Đó là “các truy vấn liên quan”
Kéo xuống phía dưới bạn sẽ thấy hộp “cụm từ tìm kiếm có liên quan”

Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Google Trend - Từ khóa liên quan

Các từ khóa liên quan có xu hướng tìm kiếm tăng đột phá

Dựa vào bảng hộp thoại này, bạn sẽ có được 1 danh sách từ khóa liên quan rất chất của từ khóa chính, để từ đó viết được một nội dung bài viết đúng với mục đích tìm kiếm của người dùng, giúp website tăng đột phá lượng người dùng.

2/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io (Miễn phí – Trả phí)

Có 2 điều làm cho KeywordTool trở nên độc đáo. Đó là:
Thứ nhất: KeywordTool cung cấp rất nhiều các từ khóa liên quan đến từ khóa chính. Chủ yếu là các từ khóa đuôi dài (long tail keyword)
Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Tool 1

Ví dụ khi tôi tìm từ khóa “hút bể phốt” tôi nhận được 236 từ khóa liên quan.

Thứ hai: Bạn có thể lọc dễ dàng để tìm ra các từ khóa phù hợp nhất.

Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Tool - Bộ lọc

KeywordTool có miễn phí và trả phí, bản miễn phí thì bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng như không hiển thị cột lưu lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, …

3/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Planner (Miễn phí)

Tại sao bạn nên dùng nó? Bởi vì nó là công cụ của Google. Chính vì thế, dữ liệu mà chúng ta nhận được đến trực tiếp của Google (rất đang tin cậy).
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword Planner 1
Một trong số các tính năng mà tôi yêu thích của Google Keyword Planner đó là “giá thầu”
Ví dụ: Khi tôi search từ khóa “dịch vụ seo”, bạn sẽ thấy cột giá thầu quảng cáo cho các từ khóa. Đây là số tiền mà chúng ta phải bỏ ra nếu muốn xuất hiện ở đầu trang.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword Planner - Adword
Với từ khóa “dịch vụ seo” mỗi lần nhấp chuột sẽ phải trả 17.114 VNĐ. Trong khi đó với từ khóa “dịch vụ seo giá rẻ” thì là 20.178 VNĐ/nhấp chuột.
Dựa vào giá thầu này, chúng ta sẽ đánh giá được “giá trị” của từ khóa đó. Nguyên tắc chung đó là giá thầu càng cao thì từ khóa đó càng mang lại nhiều lợi nhuận.

4/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Soovle (Miễn phí)

Khác với nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác, Soovle cung cấp cho bạn những ý tưởng từ khóa đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau như: Wikipedia, Youtube, Bing, Yahoo, Amazon, Google, Answers.com
Công cụ nghiên cứu từ khóa Soovle
Mình có thể làm gì: Bạn có thể tận dụng Soovle để tìm ra các từ khóa mà đối thủ không biết.
Ngoài ra để thuận tiện, bạn chỉ cần kéo từ khóa yêu thích vào hộp saved Suggestions là nó sẽ tự lưu. Sau đó bạn có thể tải về tệp CSV
Công cụ nghiên cứu từ khóa Soovle 2

5/ Công cụ nghiên cứu từ khóa SEMRush (Trả phí)

Đây là công cụ của các thành viên đã tạo ra Extension phổ biến SEOquake mà seoer thường dùng.
Không giống như các công cụ khác, thay vì bạn nhập từ khóa vào để nhận danh sách các từ khóa liên quan, SEMRush lại hiển thị cho bạn các từ khóa mà đối thủ đã xếp hạng.
Đây là điểm mạnh của SEMRush cho ta biết được đối thủ đang tập trung vào những từ khóa nào. Điều mà các công cụ nghiên cứu từ khóa khác không có.
Nó hoạt động như sau
Bạn điền tên miền của đối thủ cạnh tranh vào
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush
Nếu bạn làm ở Việt Nam thì chọn Việt Nam nhé. Tiếp theo hãy xem các thông số mà SEMRush đo được.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush 2
Dưới đây là ý nghĩa của các thông số:

  • SEMrush rank: Là xếp hạng trang web dựa vào cơ sở dữ liệu của Semrush (giống như Alexa). Số càng bé thì càng tốt.
  • Keywords: Là số lượng từ khóa mà người dùng đã tìm kiếm trên Google để truy cập vào website hàng tháng.
  • Traffic Cost: Cho biết lưu lượng truy cập này có giá trị bao nhiêu (Dựa trên quảng cáo của Google)

Cái giá trị lớn mà SEMrush mang lại đó là bảng TOP ORGANIC KEYWORDS
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush 3
Bảng này sẽ cho bạn biết website của đối thủ được xếp hạng tốt nhất với những từ khóa nào. Để nhìn thấy nhiều hơn, bạn bấm vào “View full repost”
Và bạn sẽ nhận được một danh sách cụ thể.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush 4
Và nếu bạn muốn có nhiều từ khóa hơn nữa, hãy quay lại trang tổng quan về tên miền (Overview) xem các đối thủ cạnh tranh của bạn là ai.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush 5
Tương tự, click vào “view full repost” bạn sẽ nhận được danh sách đối thủ
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush 6
Bạn nhấp vào các kết quả trong cột “Common Keywords” sẽ hiển thị ra các từ khóa mà đối thủ xếp hạng
Công cụ nghiên cứu từ khóa Semrush 7

6/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs (Trả phí)

Gồm nhiều mức giá khác nhau, rẻ nhất là 99 USD/1 tháng, đây là số tiền không hề rẻ chút nào, nhưng nó đang là một trong những công cụ được các seoer sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam và trên thế giới.
Ahref cung cấp rất nhiều thông tin đến từ khóa như:

  • Độ khó của từ khóa: Nhiều công cụ nghiên cứu đều có phần đánh giá độ khó của từ khóa chung chung như Easy, medium, hard hay đánh giá bằng số điểm (50/100 chẳng hạn). Nhưng Ahref cho chúng ta biết chính xác số lượng backlink để lên top trên trang đầu Google.

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref - KD

  • Khối lượng tìm kiếm: Lượng tìm kiếm của từ khóa đó và bài viết top 1 google nhận được khoảng bao nhiêu traffic trong 1 tháng.

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref - Volume

Từ khóa “nghiên cứu từ khóa” có lượng tìm kiếm 1.000 / 1 tháng. Bài viết top 1 về từ khóa này nhận được khoảng 500 truy cập 1 tháng.

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref - Volume 2

Với từ khóa “không vào được facebook” có lượng tìm kiếm là 11.000 / 1 tháng. Và điều ngạc nhiên đó là top 1 bài viết về từ khóa này lại có được tận 13.000 / 1 tháng. Vì từ khóa này có nhiều từ khóa liên quan

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref - Traffic website top 10

Bài viết top 1 lên được hơn 1.500 từ khóa trong top 100, mang lại gần 13.000 traffic cho website

Với thống kê này, nó cho thấy mình có nên bỏ công sức ra viết một bài viết về chủ đề nào đó không.

  • Tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên: Nó cho thấy từ khóa được quảng cáo nhiều hay ít. Nếu từ khóa có đến 39% click là dành cho quảng cáo thì bạn cần hiểu rằng bản thân mình sẽ không nhận được lượng truy cập nhiều như thông thường (bình thường top 1 nhận được khoảng 30% traffic)

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref - Volume 3
Tuy nhiên, từ khóa được quảng cáo nhiều lại cho ta thấy tiềm năng bán hàng cao, đáng để đầu tư.
Tiếp theo, ở bên tay trái có cột panel giúp mình khai thác sâu hơn về từ khóa.
Ở trong phần “Having same terms” sẽ liệt kê cho mình rất nhiều từ khóa liên quan
Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref 2

Ahref thống kê được có 120 từ khóa liên quan đến từ khóa “nghiên cứu từ khóa” với đầy đủ volume, độ khó của từng từ.

Và còn nhiều phần quan trọng khác mà ahref mang lại nữa.

7/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Search Console

Chúng ta thường sử dụng Google Search Console (GSC) để lập chỉ mục cho bài viết. Một tính năng hữu ích khác của nó là cho mình biết người dùng vào trang web của mình bằng những từ khóa nào
Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Google Search Console
Nó thống kê cho mình những thông số rất quan trọng như: Số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, vị trí trung bình của các từ khóa trong khoảng thời gian 90 ngày.
Cái quan trọng mình sẽ sử dụng những thông số này để làm gì cơ chứ.
Chẳng hạn với những từ khóa có số lần hiển thị lớn, số lần nhấp chuột thấp thì đây là những từ khóa rất tiềm năng để tăng traffic cho website. Mình nên ưu tiên sửa.
Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ Google Search Console 2

Ví dụ từ khóa “rút gọn link” có số lần hiển thị là 68.228 và số lần nhấp chuột là 924.

Mẹo: Bạn nên tìm kiếm những từ khóa có vị trí từ 7 – 15 để tối ưu nội dung nhé. Vì đây là những bài viết đã có vị trí rồi, có sức mạnh rồi, Khi mình tối ưu lại sẽ rất dễ thăng hạng.

8/ Công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Shitter

Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa có giao diện rất đơn giản và dễ dùng
Bạn chỉ cần nhập từ khóa vào ô và click vào “Start Job” là nó bắt đầu hoạt động
Công cụ nghiên cứu từ khóa Shitter 1
Keyword Shiter hoạt động, khai thác các từ khóa từ Google Autocomplete
Công cụ nghiên cứu từ khóa Shitter 2
Nó chỉ hiển thị các từ khóa liên quan, chứ không hiển thị các dữ liệu khác như lượng tìm kiếm, độ khó, …
Tuy nhiên, nó có thêm chức năng “bộ lọc” là: Positive Filter và Negative Filter
Ví dụ, tôi sẽ thêm từ khóa “công cụ” vào bộ lọc “Positive Filter”
Công cụ nghiên cứu từ khóa Shitter - Bộ lọc
Nó sẽ tổng hợp tất cả các từ khóa tìm được có từ “công cụ”.
Tương tự, bộ lọc Negative Filter sẽ tổng hợp những từ khóa không chứa từ đó.
Ưu điểm: Gợi ý ra từ khóa liên quan khá chất lượng vì nó khai thác trên Google Autocomplete.
Ok, Phần chia sẻ đến đây là kết thúc, nếu bạn biết bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa hữu ích nào mà tôi chưa đề cập hoặc có bất kỳ thắc mắc gì về một trong những công cụ trên thì hãy để lại nhận xét nhanh bên dưới nhé.

Tác giả : Nguyễn Sơn
Bản quyền bài viết thuộc Seo Việt
Ghi rõ nguồn https://seoviet.vn/ khi đăng lại bài viết này!
Xin cảm ơn!

Facebook Comments