Nếu bạn hiểu rõ và triển khai đúng cách thì Content Pillar sẽ mang lại giá trị hữu ích to lớn đến website của bạn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn Content Pillar là gì SEO Việt sẽ làm rõ nội dung này ngay bên dưới đây và hướng dẫn bạn triển khai Pillar Page qua 6 bước đơn giản.
Content Pillar là gì?
Content Pillar trong tiếng Việt có nghĩa là “Nội dung trụ cột”. Nó được hiểu là tập hợp các chủ đề sẽ tạo nên nền tảng cho một chiến lược nội dung tổng thể.
Content Pillar còn được hiểu là những nhóm chủ đề hoặc đề tài được phát triển từ big idea. Chúng mang sứ mệnh định hình để tạo nên nhóm thông tin nhất quán. Điều này sẽ giúp trang của bạn có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google. Và cung cấp giá trị thực cho đối tượng người dùng mục tiêu của trang web.
3 loại Content Pillar thông thường
Dưới đây là 3 loại Content Pillar phổ biến trên thị trường được nhiều doanh nghiệp sử dụng:
- Content Pillar Pages có nội dung X10: Loại Content pillar này tập trung vào việc tạo một trang web cung cấp đầy đủ thông tin về một chủ đề cụ thể. Trang này cần dài, chi tiết, và bao quát mọi thông tin người dùng cần biết về chủ đề đó.
- Content Subtopic Pillar Page: Loại Content pillar này tập trung vào việc tạo một nhóm trang web khám phá các khía cạnh khác nhau của một chủ đề chính. Các trang này ngắn hơn và tập trung hơn so với các trang Content Pillar có nội dung X10, nhưng vẫn cần cung cấp thông tin giá trị cho người dùng.
- Content Resource Pillar Page: Loại Content pillar này tập trung vào việc tạo danh sách các tài nguyên liên quan đến một chủ đề cụ thể. Danh sách này có thể bao gồm bài báo, bài đăng trên blog, video, infographic và các nội dung khác.
Các thuật ngữ liên quan đến Content Pillar
Tổng hợp các thuật ngữ liên quan đến Content Pillar mà bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các thuật ngữ:
- Topic Cluster: Đây là nhóm các bài viết xoay quanh một chủ đề chính mà không tập trung vào tối ưu từ khóa. Topic Cluster giúp tổ chức và liên kết các chủ đề liên quan một cách logic.
- Pillar Cluster: Đây là nhóm các nội dung liên quan trực tiếp đến Core Topic. Chúng được tổ chức và liên kết, tạo thành mạng lưới nội dung logic và chặt chẽ.
- Pillar Pages: Đây là trang cung cấp thông tin về một chủ đề lớn. Thường có nhiều liên kết đến các bài viết hoặc trang con, giúp cấu trúc nội dung rõ ràng.
- Core Topic: Chủ đề chính của Content Pillar là một lĩnh vực quan trọng hoặc khía cạnh bạn muốn tập trung xây dựng nội dung.
- Subtopic Pillar Page: Đây là các trang cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề phụ thuộc vào chủ đề chính. Chúng thường được liên kết từ Pillar Pages và cung cấp thông tin sâu về các chủ đề cụ thể.
- Evergreen Content: Là nội dung không lỗi thời và vẫn hữu ích cho người đọc dù qua thời gian.
- SEO Optimization: Là quá tình tối ưu hóa nội dung để cải thiện ví trí và hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
- Content Cluster: Là nhóm các nội dung liên quan nhưng không trực tiếp liên quan đến Core Topic, giúp đa dạng nội dung và tăng tính toàn diện chủ đề.
Trên đây là toàn bộ thuật ngữ liên quan chặt chẽ tới Content Pillar cho các bạn tham khảo.
Topic cluster và subtopic nên hiểu như thế nào cho đúng?
Topic cluster (Một cụm chủ đề) sẽ bao gồm chủ đề cốt lõi được liên kết đến một số trang khác là Subtopic (các trang chủ đề phụ) trên một website. Chủ đề cốt lõi và các chủ đề phụ nên có sự liên quan chặt chẽ với nhau để giúp Google dễ dàng nhận biết được Entity SEO (Thực thể SEO) mà trang web của bạn đang đề cập. Từ đây, Google sẽ xem xét mức độ chuyên sâu của bạn về chủ đề đó. Chủ đề càng được đánh giá cao về chuyên môn, thì chủ đề đó càng được nhiều Page Authority cho xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Mô hình cụm chủ đề sẽ giúp công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng quét nội dung ngữ nghĩa trên website của bạn và nó sẽ tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề cụ thể nào đó được hiểu như thế nào. Khi có thêm thông tin về một chủ đề trên website của bạn sẽ cung cấp cho thêm nhiều quyền hơn cho chủ đề đó là kết quả tìm kiếm.
Sơ đồ cụm chủ đề của HubSpot sẽ cung cấp một bản trình bày trực quan về cách các website của chúng tôi có thể lập được bản đồ bằng chiến lược nội dung. Và mỗi vòng trung tâm lớn sẽ đại diện cho một Pillar Page, trong đó các vòng bên ngoài sẽ đại diện cho các trang web phụ. Các đường màu xanh kết nối chúng sẽ là các siêu liên kết.
6 Bước tạo trang Pillar Page hiểu quả
Bạn đã hiểu Content Pillar là gì chưa? Nếu bạn đã hiểu rồi thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu về 6 bước tạo trang Pillar Page để có thể triển khai Content Pillar nhé.
Bước 1: Chọn một chủ đề cốt lõi
Để có thể xây dựng Pillar Page, trước hết bạn cần chọn một chủ đề cốt lõi theo các tiêu chí sau:
- Chủ đề cốt lõi phải dành riêng cho chuyên ngành của bạn
- Chủ đề đó phải có khả năng tiếp cận với lượng lớn người dùng có thể sẽ quan tâm sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Chủ đề cốt lõi cũng nên là Evergreen (có giá trị lâu dài) và độ phổ biến rộng nhưng không nên quá rộng.
- Bạn hãy chọn một chủ đề cốt lõi có thể được chia thành nhiều chủ đề phụ (subtopic)
Để xác định chủ đề cốt lõi cho các Pillar Page, bạn hãy tự trả lời một số câu hỏi sau:
- Chủ đề này có giúp người đọc giải đáp thỏa mãn băn khoăn về một từ khóa cụ thể không?
- Chủ đề này có đủ rộng để bạn triển khai theo khoảng 20-30 bài viết theo nhiều khía cạnh khác nhau không?
Bên cạnh đó, bạn nhất định không thể bỏ qua bước đánh giá personas (chân dung khách hàng). Từ đó suy nghĩ về những giá trị mà họ đang tìm kiếm. Khi bạn đã hiểu những vấn đề này thì bạn sẽ nhanh chóng tạo ra một Pillar Page hiệu quả thật dễ dàng.
Bước 2: Phát triển chủ đề phụ
Bước tiếp theo là bạn cần phát triển danh sách các Subtopic (chủ đề phụ) để bạn có thể tạo nên một cụm chủ đề (Topic Cluster) bằng những cách sau:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tìm hiểu những cụm từ khóa và câu hỏi được Google gợi ý khi bạn nhập từ khóa chủ đề vào ô tìm kiếm.
- Tham khảo SERP (kết quả được xếp hạng) liên quan đến chủ đề chính.
Khi phát triển Subtopic bạn nên chọn các Subtopic đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cụ thể
- Liên quan chặt chẽ và hỗ trợ tối ưu cho chủ đề cốt lõi
- Giúp giải đáp cho các câu hỏi phổ biến về chủ đề cốt lõi
- Có thể triển khai thành một bài viết độc lập (bài đăng trên blog, podcast, infographic, video, ebook, v.v.)
Bước 3: Viết, chỉnh sửa và sắp xếp Page Pillar
Việc viết bài cho trang trụ cột sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với viết bài đăng blog thông thường. Quan trọng hơn cả là nội dung bài viết trên trang trụ cốt phải thật hữu ích và chất lượng với người dùng.
Bạn hãy sắp xếp nội dung trên trang trụ cột thật logic để nó có thể bao quát chủ đề cốt lõi và từng chủ đề phụ một cách toàn diện. Một bài viết trên trang trụ cột sẽ gần như ebook, với độ dài có thể dài 2000-3000 từ.
Sau khi đã viết bài xong, bạn hãy chỉnh sửa và bổ sung để bài viết của bạn trở nên tốt hơn, mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Điều này có thể giúp trang của bạn được biết đến nhiều hơn nhờ sự chia sẻ của người dùng nếu họ thấy trang của bạn thật sự thú vị.
Bước 4: Xây dựng Page Pillar của bạn
Hiểu đúng Content Pillar là gì thật là hữu ích phải không các bạn. Sau khi viết nội dung cho trang, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trang trụ cột và tối ưu hóa nội dung trên website.
Trang của bạn phải thật mạch lạc và rõ ràng, để làm được điều này bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Mục lục với các liên kết neo nên được bố trí tập trung và tốt nhất là nên ở xung quanh khu vực đầu trang. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng chuyển đến phần tiêu đề mà họ muốn
- Định nghĩa chủ đề cốt lõi của bạn trên trang
- Tiêu đề ( H1) và các thẻ tiêu đề phụ (H2, H3, H4…) cần được triển khai triệt để nhằm làm rõ cho tiêu đề chính.
- Liên kết nội bộ (Internal link) giúp cung cấp thêm thông tin chuyên sâu cho chủ đề.
- Liên kết ngoài (Outbound link) giúp dẫn đến các nguồn uy tín để xác minh tính chính xác các thông tin mà bạn cung cấp.
- Hình ảnh có giá trị hỗ trợ cho nội dung của bài viết, mang đến cho người dùng cái nhìn trực quan hơn. Các SEOer nên chú ý hình ảnh cần có văn bản thay thế.
- Nút quay lại đầu trang
- Yếu tố trang đích
- Nút CTA (Kêu gọi hành động) nhằm sẽ khuyến khích người dùng thực hiện một hành động cụ thể (ví dụ như tải thêm thông tin, liên hệ với bạn,…).
- Bạn nên đề cập đến chủ đề cốt lõi tại các vị trí chính trên trang, gồm: URL, Tiêu đề trang, Thẻ H1 và Body.
Bước 5: Chia sẻ, quảng bá
Sau khi Pillar Page được xây dựng, bạn cần phải chia sẻ, quảng bá nó với mọi người bằng các cách sau:
- Chia sẻ Pillar Page trên các mạng xã hội
- Tạo các chiến dịch quảng cáo
- Gửi email
- Giới thiệu và liên kết với Pillar Page trong các bài viết mới có liên quan
- Đề nghị đồng nghiệp, nhân viên, cộng tác viên của bạn chia sẻ nó đến với các khách hàng và khách hàng tiềm năng
- Tạo đường dẫn Pillar Page một cách thích hợp trên các diễn đàn
Bước 6: Cập nhật Page Pillar khi cần thiết
Bạn nên theo dõi liên tục và cập nhật Pillar Page khi cần thiết. Bạn nên giữ cho nó tươi mới, nội dung nên được cập nhật để nó vẫn hữu ích và trở nên hữu ích hơn nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu về lưu lượng truy cập vào trang nhằm đánh giá khả năng hoạt động của nó để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp theo thời gian.
Bạn thấy đấy, khi bạn hiểu rõ Content Pillar là gì và nếu bạn có kế hoạch xây dựng Page Pillar chuẩn xác có thể đưa bạn tiến một chặng đường dài. Content Pillar chính là nội dung phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu bạn muốn tăng khả năng hiển thị trực tuyến và thu hút đúng đối tượng khách hàng tiềm năng hãy liên hệ ngay với SEO Việt qua số hotline 0343045555.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của anh, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Anh còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Seed Keyword Là Gì? 5 Công Cụ Tìm Kiếm từ khóa hạt giống
Seed keyword được xem như bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành...
Meta Description là gì? Cách viết thẻ Meta Description tối ưu
Meta Description là gì? Cách cho Meta Description vào wordpress như thế nào? Cùng tìm...
Lý do tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?
Hiện nay, việc đăng ký website với Bộ Công Thương đang được nhiều doanh nghiệp...
7 Phần mềm spin nội dung (Content) miễn phí, hiệu quả
Nếu bạn là một trường làm trong lĩnh vực marketing thì chắc chắn bạn sẽ...
Cách tạo Category trong WordPress và cách sử dụng hiệu quả
Bạn mới bắt tay vào công cuộc xây dựng website riêng cho doanh nghiệp của...
Paid Search Là Gì? 5 Lý do nên dùng Paid Search
Bất cứ một chuyên viên Digital Marketing nào đều biết về Paid Search và những...
Instagram Marketing là gì? Chiến lược Marketing Instagram Online cho người mới bắt đầu A-Z
Instagram Marketing là một trong những chiến lược Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp áp...
Content Executive là gì? Mô tả công việc của Content Executive
Bạn đang muốn trở thành Content Executive nhưng không biết Content Executive là gì và...
LSI là gì? Các cách tìm và sử dụng LSI keyword trong SEO
Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều đến thuật ngữ “LSI Keywords” từ các...