Định vị thương hiệu là gì? 9 Chiến lược định vị có thể áp dụng

Thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết để khách hàng nhận diện doanh nghiệp và khẳng định được vị thế của công ty đối với khách hàng. Theo đó, các thương hiệu uy tín sẽ chiếm được lòng tin của đông đảo người tiêu dùng. Đặc biệt, với sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế hiện nay, việc định vị thương hiệu lại càng trở nên cấp thiết hơn.

Vậy, định vị thương hiệu là gì? Làm thế nào để định vị thương hiệu thành công? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.

Thế nào là định vị thương hiệu?

Philip Kotler – vị giáo sư marketing nổi tiếng thế giới định nghĩa rằng, “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trong tâm trí của khách hàng”. Còn theo giáo sư Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”.

Định vị thương hiệu được xem là một trong những điều quan trong nhất giúp các công ty, doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trong lòng khách hàng. Hiện nay, việc định vị thương hiệu bao gồm cả việc thiết kế logo, hình ảnh,…của công ty.

Quá trình định vị thương hiệu Việt Nam

Tại nước ta, hiện có nhiều thương hiệu xây dựng được hình ảnh và dấu ấn riêng, chẳng hạn như: sữa Vinamilk, các loại cà phê….tuy nhiên tỷ lệ này còn rất ít và chưa đánh vào điểm khác biệt.

Nguyên nhân của điều này được xác định là do các doanh nghiệp của Việt Nam chưa có các chiến lược tập trung, khoogn tìm ra hình ảnh đặc biệt, nổi bật nhất của mình. Đặc biệt, tâm lý chung của các doanh nghiệp là “bắt chước” các đối thủ khác. Điều này chỉ mang lại thành công bước đầu nhưng về sau lại gây ra nhiều bất lợi.

Nên tiến hành định vị trước hay sau khi xây dựng thương hiệu?

Để định vị thương hiệu, bạn cần lên các phương án ngay từ quá trình thiết kế. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn tập trung vào tốc độ thì nên dùng các từ ngữ như: nhanh nhất, thần tốc…..Việc định vị trước sẽ giúp quá trình hình thành thương hiệu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, với các doanh nghiệp sử dụng tên cá nhân người xây dựng, tạo lập thì quá trình định vị thương hiệu sẽ được tiến hành thông qua các chiến dịch quảng bá sau này.

9 chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả nhất hiện nay

Dưới đây là 9 chiến lược định vị thương hiệu mà bạn có thể tham khảo thêm:

1. Định vị dựa vào chất lượng

Đây là một trong những chiến lược vô cùng quan trọng để định vị thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này lại xuất phát từ đánh giá của khách hàng.

Và khi chất lượng được đánh giá cao có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần không nên nới rộng định vị sản phẩm để chất lượng được khẳng định tốt hơn.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xe hơi đều sử dụng hình thức hày để sản phẩm thương hiệu mình vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ khác.

2. Định vị dựa vào giá trị

Trước đây, đa số khách hàng vẫn cho rằng, các sản phẩm có giá trị cao là có giá rẻ. Tuy nhiên, hiện nay suy nghĩ này đã thay đổi. Tại Việt Nam, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, có giá trị nhưng vẫn đảm bảo được mức giá rẻ. Và thực tế, rất nhiều công ty hiện tập trung đẩy mạnh thương hiệu theo hướng này để giữ chân khách hàng.

3. Định vị dựa vào tính năng

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tính năng của dịch vụ hay sản phẩm mình kinh doanh để tạo ra sự mới mẻ cho thương hiệu. Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra các thông tin rõ ràng, chi tiết, tạo được lòng tin của khách hàng.

Tuy nhiên, nó sẽ phản tác dụng nếu các đối thủ cạnh tranh của bạn đưa ra thị trường những dịch vụ hoặc sản phẩm mới có tính năng độc đáo, nổi bật hơn.

4. Định vị dựa vào mối quan hệ

Định vị dựa vào sự cộng hưởng của người dùng hay nói cách khác là dựa vào mối quan hệ cũng là một trong những hình thức định vị nổi bật hiện nay. Điều này mang lại hiệu quả cao và giúp thương hiệu của các doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

5. Định vị dựa vào mong ước

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức định vị dựa vào mong ước. Tức là mọi gọi người dùng tới nơi họ muốn đặt chân tới, biến thành người mà họ ngưỡng mộ. Phương pháp này khá hiệu quả và mang lại giá trị cao.

6. Định vị dựa vào vấn đề / giải pháp

Phương pháp này giải quyết được tất cả các khó khăn hay khúc mắc mà khách hàng đang băn khoăn. Chẳng hạn, để tiết kiệm thời gian chế biến, một số doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm thịt đông, đây là giải pháp rút ngắn thời gian cho các loại thịt thông thường.

7. Định vị dựa vào đối thủ

Với phương pháp này, việc định vị thương hiệu được dựa trên các yếu tố so sánh với các đối thủ. Điều này dễ thấy nhất ở các công ty cung cấp sản phẩm giặt tẩy, cạnh tranh và đối đầu để khẳng định mình là thương hiệu có khả năng rửa tốt nhất.

8. Định vị dựa vào cảm xúc

Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc mua sắm của khách hàng. Do đó, rất nhiều thương hiệu đã tấn công vào điều này để thu phục người dùng. Phương pháp định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc mang đến hiệu quả vô cùng lớn.

9. Định vị dựa trên công dụng

Hiện nay, không ít công ty, doanh nghiệp lựa chọn hình thức định vị thương hiệu dựa trên công dụng. Dựa vào những điều mang lại cho khách hàng, các công ty dần khẳng định vị thế chỗ đứng của mình trên thị trường.

Quy trình định vị thương hiệu

Dưới đây là 5 bước trong quy trình để định vị thương hiệu:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Cá nhân hoặc nhóm đối tượng mà dịch vụ, sản phẩm của công ty, doanh nghiệp hướng tới được gọi là khách hàng tiềm năng. Hoặc hiểu theo nghĩa khác, họ là người đầu tư, lựa chọn dịch vụ, sản phẩm của bạn. Do đó, việc xác định đúng khách hàng giúp việc định vị thương hiệu trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, các sản phẩm làm đẹp sẽ phù hợp với những phụ nữ tuổi từ 20 – 30 tuổi và sống tại các khu vực thành phố với nguồn thu ổn định,….Từ những dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng.

Hiện nay, để nhận dạng đúng chân dung người tiêu dùng, các nhà kinh doanh thường dựa theo công thức phân tích 5W bao gồm: Who – What – Why – Where – When.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bước thứ 2 trong quy trình định vị thương hiệu là phân tích các đối thủ trên thị trường. Bởi lẽ, khách hàng của bạn có thể là người mà đối thủ khác đang hướng đến. Trong khi đó, việc định vị thương hiệu là phải tạo ra điểm nhấn, cá tính và để lại dấu ấn cho khách hàng.

Do đó, muốn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần nghiên cứu, phân tích các đối thủ rồi mới lựa chọn con đường chi cho riêng mình. Bạn có thể lưu ý các yếu tố như: đặc tính, kỹ thuật, chất lượng,….để xác định và tạo ra sự khác biệt.

Bước 3: Tiến hành phân tích các đặc trưng của sản phẩm

Đây là điều vô cùng quan trọng và cẩn thiết. Một số thuộc tính của sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng cần được phân tích, nghiên cứu kỹ, từ đó tìm ra điều cốt lõi để định vị thương hiệu.

Bạn có thể nghiên cứu dựa vào các yếu tố như: dịch vụ thương mại (chính sách hậu mãi, bảo hành,….) và cấu tạo, công dụng (đầu vào, công nghệ, quy trình sản xuất, hiệu quả,….). Trên cơ sở các dữ liệu phân tích được đưa ra các phương án tốt nhất.

Bước 4: Xác định tiêu thức định vị bằng cách lập sơ đồ định vị

Các trục tọa độ biểu trưng giá trị thuộc tính được gọi là sơ đồ định vị. Dựa vào sơ đồ này, doanh nghiệp có thể xác định rõ vị trí dịch vụ, sản phẩm của mình để so sánh với các đối thủ khác.

Thông thường, khi lập sơ đồ định vị sẽ dựa vào hai trục chính là chất lượng và giá cả. Dựa vào hai yếu tố này, các doanh nghiệp sẽ triển khai các phương án thực hiện phù hợp nhất.

Bước 5: Lựa chọn phương án định vị

Sau khi thực hiện các phân tích đặc điểm trên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các doanh nghiệp cần cân nhắc 2 yếu tố sau:

  • Mức cầu trên thị trường: Nếu có lợi thế về chi phí và thực hành các phương án về về giá cả thì doanh nghiệp có thể tập trung vào phân khúc thị trường lớn và lấy giá để làm nổi bật thế mạnh của mình. Còn nếu muốn áp dụng phương án tập trung thì lựa chọn phân khúc hẹp với các đặc điểm, thuộc tính mới.
  • Sự cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường: Các thương hiệu có thể tạo cảm xúc giống nhau ở khách hàng nhưng nhất định cách sử dụng phải khác biệt. Điều này giúp việc định vị thương hiệu trở nên hiệu quả và thành công hơn.

Tham khảo thêm các mẫu cơ bản về định vị thương hiệu

Trước khi làm quảng cáo hay truyền thông thì bắt buộc các doanh nghiệp phải xác định được thông điệp cũng như nội dung, ý tưởng độc đáo để gây được ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng.

Dưới đây là tổng hợp một số mẫu cơ bản về định vị thương hiệu của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới mà bạn có thể tham khảo thêm:

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn tìm ra cầu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Định vị thương hiệu là gì” từ đó có những chiến lược và phương pháp đúng đắn nhất nhằm khẳng định dấu ấn trong lòng khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *