Keyword Mapping là thuật ngữ không còn quá xa lạ với các SEOer chuyên nghiệp tuy nhiên với những người mới vào nghề thì hiểu biết về Keyword Mapping và vai trò quan trọng của chúng lại khá mơ hồ. Hiểu được điều đó, Seo Việt sẽ giúp bạn giải đáp Keyword Mapping là gì và những vai trò của chúng trong chiến lược SEO chi tiết nhất. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Keyword mapping là gì?
Keyword Mapping được hiểu là bộ khung nghiên cứu từ khóa mà bạn đang nhắm tới và chúng sẽ phản ánh được cấu trúc trang web của bạn rõ rệt nhất. Mục tiêu cao nhất mà Keyword Mapping hướng tới chính là giúp người làm Seo phát hiện ra cần tối ưu phần nào, xây dựng nội dung như thế nào và thêm trang mới vào các vị trí sao cho lượng traffic tăng trưởng tốt nhất.
Nếu bạn bỏ qua bước lập Keyword Mapping để nghiên cứu từ khóa ban đầu thì bạn sẽ gặp khó khăn khi sáng tạo nội dung và cho chúng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
Vì sao Keyword Mapping lại quan trọng ?
Việc lập Keyword Mapping cho website là cực kỳ quan trọng và là việc bắt buộc phải làm với bất kỳ 1 SEOer nào. Điều này giúp bạn dễ dàng tinh chỉnh chiến lược nội dung của mình sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Vì sao Keyword Mapping lại quan trọng với SEO? Cùng giải đáp bằng những ưu điểm vượt trội của dạng bản đồ từ khóa này nhé!
- Tạo ra website có cấu trúc tốt, trực quan và giúp điều hướng website hiệu quả
- Tạo ra hệ thống phân cấp chủ đề (topic cluster): những chủ đề này sẽ bao phủ toàn bộ keyword, content một cách toàn diện hơn.
- Cung cấp được bản đồ về website liên kết với các từ khóa rõ ràng, chi tiết
- Tối ưu hóa internal link và ngoài trang web
- Tìm khoảng trống từ khóa (keyword gap): Website của bạn có thể bị xếp hạng thấp vì content không chứa những từ khóa cần thiết. Việc lập Keyword Mapping sẽ giúp bạn tìm được những từ khóa còn thiếu và nhắm tới mục tiêu bằng những trang web có liên quan khác.
- Tìm kiếm từ khóa trùng lặp để tránh trùng lặp nội dung, tránh ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng của trang. Keyword Mapping giúp bạn chỉ định được từ khóa cho trang mục tiêu để không xung đột lẫn nhau.
Keyword mapping trông như thế nào?
Tùy thuộc vào các phần mềm bạn đang sử dụng mà Keyword Mapping có thể ở những hình thức khác nhau. Ví dụ bạn là khách hàng của HubSpot bạn sẽ sở hữu công cụ từ khóa chất lượng và có chiến lược nội dung riêng để xác định được mức độ liên quan, khối lượng kết quả tìm kiếm và ước tính được độ khó khăn khi xếp hạng cho 1 từ khóa bất kỳ nào đó.
Cách hiển thị Keyword Mapping truyền thống chính là chia thành các bảng tính trên website của bạn. Mỗi cột được chỉ định sẽ là 1 phần để SEO tập trung vào đẩy thứ hạng tìm kiếm của từ khóa lên cao. Bạn cần đảm bảo được mỗi từ khóa này sẽ phải phù hợp với mục tiêu xếp hạng của mình.
Cho dù bạn lựa chọn cách thiết lập Keyword Mapping như thế nào thì điều quan trọng nhất chính là có đầy đủ thông tin về từ khóa, vị trí đặt từ khóa để thực hiện hoặc thay đổi khi cần thiết. Hãy dành nhiều thời gian và tâm huyết của bạn để nghiên cứu và thực hiện từ khóa mình đề ra để đạt được thành công.
NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA
Việc nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng giúp bạn có nền tảng cho 1 bản đồ từ khóa mạnh mẽ hơn. Quá trình nghiên cứu từ khóa có sự khác nhau tùy thuộc vào các công cụ mà bạn dùng. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây là những điều chắc chắn bạn cần xem khi nghiên cứu từ khóa cho website của mình:
Khối lượng tìm kiếm
Khối lượng tìm kiếm sẽ giúp bạn ước tính được lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng mà từ khóa đó nhận được. Điều này là cực kỳ quan trọng bởi chúng sẽ giúp bạn có ý tưởng về phạm vi tiếp cận mà trang web được xếp hạng của bạn có thể nhận được cũng như traffic mà chúng có thể tạo ra.
Đuôi ngắn so với đuôi dài
Nếu bạn chỉ tập trung vào các cụm từ khóa dài thì khả năng xếp hạng của chúng sẽ tốt hơn. Ví dụ bạn đang kinh doanh giày thể thao thì các từ khóa ngắn như “giày” có thể sẽ không được xếp hạng nhất là khi bạn mới bắt đầu thực hiện SEO.
Vì thế nên tập trung vào các cụm từ tìm kiếm dài, cụ thể hơn như “giày thể thao nam”, “giày chạy bộ cho nữ”. Những cụm từ khóa này ít cạnh tranh hơn nên có thể dễ dàng tối ưu hóa và có vị trí xếp hạng cao hơn.
Khó khăn
Những chỉ số khi làm SEO sẽ cho bạn biết mình cần nỗ lực cố gắng như thế nào để từ khóa của mình được xếp hạng cao. Thông thường, những từ khóa đuôi ngắn sẽ khó có được vị trí xếp hạng cao như từ khóa dài. Vì thế càng cụ thể từ khóa thì càng dễ đạt được thành công cao hơn.
Mức độ liên quan
Mức độ liên quan là yếu tố cực kỳ quan trọng trong Keyword Mapping. Các công cụ tìm kiếm sẽ liên tục cung cấp nội dung có chất lượng cao và phù hợp với người dùng. Vì thế khi làm nội dung bạn cần lưu ý tới mức độ liên quan để giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất khi làm SEO chính là bạn nghĩ các trang web đang được xếp hạng. Tuy nhiên bạn có thể có nhiều trang xếp hạng trên chính website của mình. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách xây dựng nội dung phù hợp, hệ thống liên kết nội bộ và sử dụng các trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Tính hữu ích
Tính hữu ích không phải là một yếu tố lớn trong quá trình nghiên cứu từ khóa và cũng không phải là một chỉ số có thể đo lường được. Đây là khía cạnh liên quan tới nội dung mà bạn xây dựng cho hệ thống từ khóa mới đang muốn tối ưu. Người dùng không chỉ tìm kiếm các thông tin liên quan mà điều quan trọng hơn là họ muốn một nội dung hữu ích hơn.
Vì thế bạn cần xây dựng nội dung để trả lời cho câu hỏi của người dùng, giúp họ giải quyết các vấn đề đang thắc mắc. Điều này giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng lượng tương tác cho website của bạn.
Đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu website của các đối thủ cạnh tranh cũng là cách giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về từ khóa và những mục tiêu mà bạn đang hướng tới trên trang web của mình. Những công cụ SEO có trả phí như Moz hoặc Ahrefs có thể dùng để nghiên cứu những từ khóa có sẵn và xác định được đối thủ cạnh tranh của các từ khóa đó trong SERPs.
Có thể đối thủ của bạn đã giúp bạn làm phần khó nhắn nhất chính là nghiên cứu hệ thống từ khóa đã được xếp hạng sẵn. Bạn chỉ cần lựa chọn ra từ khóa tốt nhất để làm từ khóa mục tiêu cho mình.
Ngoài ra, bạn có thể tìm được những từ khóa bổ sung, từ khóa liên quan mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng và được xếp hạng. Nên lựa chọn các từ khóa đã có sẵn nội dung chất lượng cao trên website nhé.
Nếu website của bạn hoàn toàn mới thì bạn nên sử dụng các từ khóa có độ khó thấp nhất. Sau đó bạn có thể xếp hạng thậm chí khi không có bất kỳ một liên kết ngược nào về trang, miễn là bạn tối ưu hóa trên trang 1 cách chính xác nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để trả lời cho thắc mắc Keyword Mapping là gì và những vai trò quan trọng của chúng trong chiến lược SEO. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. Trân trọng!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách kiểm tra tuổi đời tên miền Domain nhanh chóng chính xác
Bạn có biết rằng tuổi đời tên miền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến...
Cấu trúc website là gì? Tiêu chí xây dựng website chuẩn SEO
Website là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản...
Redirect 301 là gì? Kỹ thuật Redirect 301 hiệu quả trong SEO
Một trong những kỹ thuật quan trọng và hiệu quả nhất trong việc cải thiện...
Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Tìm Kiếm
Làm sao để website được tìm thấy trên Google? Một website được thiết kế đẹp...
Hướng dẫn đặt backlink hiệu quả nhất cho dân seo web
Trong chiến lược SEO hiện đại, backlink không chỉ là yếu tố giúp cải thiện...
Cấu Trúc Silo Là Gì? 7 Bước Tạo Cấu Trúc Silo Cho Website
Cấu trúc Silo là gì? Đây là giải pháp SEO thông minh, tối ưu từ...
Long Tail Keywords Là Gì? 11 Cách tìm kiếm từ khóa dài
Long-tail Keyword là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cực kỳ quen thuộc...
Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals
Nếu đang làm việc trong lĩnh vực Digital marketing chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp...
Hướng dẫn thay đổi tên miền Website giữ nguyên Seo
Tên quá dài, khó nhớ, không liên quan đến sản phẩm bạn đang kinh doanh...