7 Cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì nhanh đơn giản?

Bạn có biết rằng ngôn ngữ của website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn tác động mạnh mẽ đến SEO quốc tế? Việc xác định và kiểm tra ngôn ngữ chính xác của một trang web là bước quan trọng để đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của bạn và hiển thị đúng ngôn ngữ cho từng khu vực. Nhưng làm thế nào để kiểm tra ngôn ngữ website một cách nhanh chóng và hiệu quả?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách check ngôn ngữ website, từ việc kiểm tra mã HTML cho đến các công cụ hỗ trợ chuyên sâu. Hãy cùng khám phá lý do tại sao việc cài đặt ngôn ngữ đúng không chỉ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà còn đảm bảo rằng bạn đang nhắm đúng đối tượng khách hàng ở các thị trường quốc tế. Đừng bỏ lỡ cơ hội tăng cường sự hiện diện toàn cầu của bạn bằng cách tối ưu hóa ngôn ngữ ngay từ bây giờ!

Không ít người vẫn tò mò và thắc mắc website của người này, người kia được viết bằng ngôn ngữ lập trình gì. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì quả thực rất khó để nhận biết chính xác ngôn ngữ lập trình của web. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì chính xác, nhanh gọn và hiệu quả nhất.

Cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì?

Dưới đây là 7 cách đơn giản nhất để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì mà bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Kiểm tra footer

cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì

Sử dụng footer là cách đơn giản nhất để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì. Tuy nhiên, độ chính xác của nó khá thấp, chỉ khoảng 5% vì rất ít website để footer mặc định.

Với cách làm này, bạn kiểm tra dưới footer của website có thông tin của web hay mã nguồn không.

Cách 2: Tức là bạn dùng trang web builwith.com

  • Đầu tiên, bạn truy cập website http://builtwith.com
  • Tại mục Find out what websites are Built With bạn nhập tên website mà mình muốn kiểm tra sau đó nhấn Lookup.
  • Sau khi nhấn xong, thông tin website sẽ được hiển thị.

Cách 3: Xem bằng đường dẫn

Với cách này, bạn có thấy thấy được đường link website thường có đuôi của nền tảng thiết kế. Chẳng hạn, tên miền là .wordpress thì có nghĩa là website đó được lập trình trên nền tảng wordpress với ngôn ngữ lập trình PHP.

Cách 4: Xem tổng quan giao diện

xem tổng quan giao diện website

Mỗi nền tảng thiết kế website sẽ có cách trình bày giao diện cũng như cấu trúc khác nhau. Và để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì, bạn cần xem tổng quan giao diện, cách đặt khối bình luận cũng như bố cục bài. Các website nền tảng wordpress dễ kiểm tra và nhận biết bằng cách này.

Cách 5: What CMS

Với cách kiểm tra này, bạn thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, truy cập vào trang https://whatcms.org
  • Tại ô Website URL bạn nhập địa chỉ website sau đó nhấn Detect CMS
  • Bước 3: Kiểm tra thông tin trong bảng xuất thông tin của CMS

Cách 6: W3Techs

  • Đầu tiên, bạn Truy cập vào https://w3techs.com/sites
  • Tại ô Enter url bạn nhập địa chỉ website sau đó nhấn Site info
  • Lúc này mọi thông tin về website như các ngôn ngữ lập trình, nền tảng thiết kế web,…sẽ được hiển thị.

Cách 7: Cài đặt Addon Extension trên trình duyệt

cài đặt addon extension trên trình duyệt

Đây cũng là cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chỉ bằng một số addon Extension hỗ trợ như Wappalyzer là bạn đã có thể xác định.

Nó cho biết địa chỉ website đang truy cập thuộc nền tảng nào, cách cài đặt nó vũng vô cùng dễ, bạn chỉ cần vào phần Extensions tìm Wappalyzer, cài đặt và sử dụng.

Các loại ngôn ngữ mà hiện nay website thường dùng

Hiện nay các website thường dùng các loại ngôn ngữ sau:

PHP

ngôn ngữ PHP

Đây là dạng ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng trong các mã nguồn mở như Magento, WordPress, Joomla,…Do đó giá thiết kế web vô cùng phải chăng. Ưu điểm của ngôn ngữ PHP là được sử dụng đông đảo do đó khi xảy ra sự cố có thể khắc phục nhanh.

Với người sử dụng, thiết kế web bằng ngôn ngữ này là sự lựa chọn thông minh. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tính bảo mật chưa cao, do đó khi làm web với PHP bạn cần yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ tăng tính bảo mật để website phát triển tốt nhất.

HTML

Đây là dạng ngôn ngữ sử dụng để thiết kế web tĩnh. Nó được xây dựng thủ công bằng tay do đó tốn khá nhiều thời gian để thiết kế, xây dựng web. Đây cũng là lý do chính khiến HTML không thể đứng một mình để tạo thành Website mà phải kết hợp nhiều với các ngôn ngữ như: PHP, Java, CSS,….

ASP.NET

ngôn ngữ aspnet

Đây là ngôn ngữ phát triển kế thừa dựa trên nền tảng ASP do đó nó mang nhiều ưu điểm của ASP. Trước tiên phải kể đến đó là khả năng tùy biến cao với người dùng cũng như người quản trị. Tiếp đến là khả năng bảo mật cũng như cộng đồng hỗ trợ lớn.

Tuy nhiên, chi phí thiết kế website ngôn ngữ web này là cao hơn. Bù lại chất lượng trang web của nó tốt, bảo mật cao do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Javascript Ngôn ngữ thiết kế website này được đánh giá cao bởi tính bảo mật cực tốt. Nó được sử dụng cho các website lớn do đó chi phí thiết kế web bằng ngôn ngữ này có giá cao, không phổ biến như ASP.net hay PHP,….

Xem thêm: 10 Công cụ kiểm tra tốc độ website

Trên đây là tổng hợp 7 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì nhanh và hiệu quả nhất. Chần chờ gì nữa mà không áp dụng ngay để xác định chính xác loại ngôn ngữ lập trình mà website đang sử dụng. Chúc các bạn thành công!