Thin Content là gì? Cách xác định và khắc phục nội dung mỏng

Thin Content – nội dung mỏng là một trong những lỗi thường gặp khi làm SEO. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về sự ảnh hưởng của chúng tới quá trình SEO và cách khắc phục lỗi hiệu quả nhất. Cùng Seo Việt tìm hiểu ngay Thin Content là gì và cách xác định cũng như khắc phục lỗi này nhanh chóng nhất nhé!

Thin Content là gì?

Thin Content có nghĩa là nội dung mỏng hay hiểu đơn giản hơn là nội dung trên website của bạn không mang lại giá trị cho người dùng. Bên cạnh đó, nội dung này còn bị các thuật toán của Google đánh giá thấp, không có độ tối ưu.

Thin content là gì
Thin Content có nghĩa là nội dung mỏng, nội dung không có nhiều giá trị với người dùng.

Ví dụ website của bạn chỉ tập trung viết nội dung về review sản phẩm đơn thuần hoặc thêm thắt vào một số cách chọn lựa, bảo quản để kéo dài nội dung hoặc nội dung chỉ thay đổi một chút thông số có sẵn từ nhà cùng cấp. Hoặc những nội dung có nhiều Affiliate Link và không có thông tin hữu ích, cần thiết để người dùng nán lại trang của bạn.

Thin Content còn được xem là hình phạt mà Google áp cho các website có nội dung không mấy giá trị nhưng nhiều backlink, website nội dung kém chất lượng nhưng có số lượng bài viết nhiều. Những website bị áp hình phạt này thường có nội dung trùng lặp, kém chất lượng, bài viết ngắn,…

Dù độ dài bài viết gây ảnh hưởng ít nhiều tới đánh giá thin content. Tuy nhiên đối với một số mảng thì trải nghiệm người dùng không quyết định bằng độ dài của content như trang tải nhạc, phần mềm, rút gọn link, kho ảnh,…

Nội dung mỏng ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Google luôn muốn mang lại cho người dùng những nội dung và trải nghiệm tốt nhất khi tìm kiếm thông tin. Vì nếu Google không làm được điều này thì người dùng sẽ không trở lại, phân loại dịch vụ thành chất lượng kém.

Chính vì sự quan trọng này mà Google luôn áp dụng mọi hình phạt hành động thủ công đối với những website mà chúng cho rằng có nội dung mỏng. Bạn có thể thấy chúng trong công cụ Google Search Console.

Ảnh hưởng của Thin content tới seo
Nội dung mỏng ảnh hưởng tiêu cực đến SEO và cần có cách khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Tuy vậy, ngay khi website của bạn có nội dung mỏng và bị ảnh hưởng nhiều vì điều đó thì có thể bạn cũng không nhận được cảnh báo từ Google. Lý do chính là bạn làm loãng giá trị nội dung của website và đốt nhiều ngân sách trong việc thu thập thông tin trên web của mình.

Các công cụ tìm kiếm luôn gặp phải vấn đề là phải thu thập thông tin của rất nhiều website. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin thì công cụ càng phải làm việc nhiều hơn. Khi đó nếu chúng không thu thập được những thông tin hữu ích thì sẽ lãng phí thời gian và ảnh hưởng tiêu cực tới SEO.

Phân loại ‘Thin content’ 

Thin content được phân thành 2 loại chính và bất cứ website nào nằm trong 2 loại này cũng sẽ bị đánh lỗi nội dung mỏng:

Website copy tự động

Website copy tự động là website sở hữu content kém chất lượng được tạo ra bằng cách thực hiện hàm Concat. Ví dụ với content đó bạn dùng 1 tin bằng tiếng Hàn sau đó dịch lại bằng Google Translate mà không có sự chỉnh sửa cho mượt mà, đúng nghĩa hơn. Cách làm này sẽ khiến bạn bị Google “sờ gáy” ngay lập tức đấy nhé!

Ngoài ra, thin content còn được tính nếu website của bạn tự động lấy nội dung ở các website khác (leech content). Cách làm này thực sự rất nguy hiểm cho quá trình SEO và website của bạn và bạn sẽ bị thuật toán Google Panda “gõ đầu” nhanh thôi!

Phân loại thin content
Thin content được phân thành 2 loại là website copy tự động và website Affiliate

Website Affiliate spam link – Thin Aff

Affiliate Marketing chính là mô hình trong digital marketing được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đây được xem là mô hình quảng cáo trong đó các doanh nghiệp sẽ trả tiên cho bên thứ 3 đăng tin về sản phẩm để tạo lead và tăng traffic. Các bên thực hiện này sẽ được gọi là Affiliate.

Affiliate sẽ cố gắng để quảng bá sản phẩm của công ty tốt nhất để được ăn % hoa hồng từ các sản phẩm đã bán được. Những nơi để Affiliate đăng các bài giới thiệu, review sản phẩm chính là Affiliate website.

Ví dụ: Amazon là website khởi đầu cho các chương trình Affiliate Marketing. Các blogger, website đăng bài viết review về sản phẩm đang bán trên Amazon luôn nhận được thù lao quảng cáo xứng đáng với những sản phẩm được bán ra. Theo thống kê mới nhất thì 15% doanh thu thương mại điện tử được đến từ hoạt động Affiliate Marketing.

Thực tế, Google không hề ghét những hoạt động của các website bán hàng mà chúng ghét những website lập ra với mục đích cuối cùng là để bán hàng. Nếu nội dung của bạn chỉ chăm chăm vào bán hàng mà không cung cấp được những thông tin hữu ích cho khách hàng thì cũng không mang lại được trải nghiệm tốt. Có thể những nội dung này sẽ bị mục đích bán hàng chi phối và bị dính thin content.

Những loại website thin aff thường gặp nhất là:

  • Web chuyên review các sản phẩm nhưng có nội dung copy từ nhà sản xuất, nhà cung cấp.
  • Web tràn ngập sản phẩm nhưng không cung cấp được nội dung hữu ích cho người dùng.
  • Web có nhiều link Affiliate.

Cách xác định các trang nội dung mỏng

Để xác định được những trang có nội dung mỏng cần phải khắc phục để tránh ảnh hưởng tới SEO bạn có thể lưu ý 2 cách làm như sau:

Dùng Công cụ để xác định

Công cụ mà bạn có thể kiểm tra thin content nhanh chóng nhất chính là Google Analytics. Bạn có thể kiểm tra được các trang quản lý cao nhất.

Xác định thin content bằng công cụ
Xác định thin content bằng công cụ Google Analytics

Hoặc bạn có thể dùng Screaming Frog – trình thu thập thông tin trên website. Công cụ này sẽ thu thập những dữ liệu của các URL đã được lập chỉ mục sau đó cung cấp cho bạn báo cáo chi tiết về cách thành phần khác nhau như: URL, tiêu đề, dữ liệu, số lượng từ,…và các chỉ số để xác định nội dung mỏng khác.

Tuy nhiên các công cụ này chỉ xác định được lỗi thin content thông qua số lượng từ. Vì thế những content có số lượng từ nhiều những nội dung không giá trị thì không thể xác định được. Hãy thử cách thứ 2 nhé.

Đọc lại nội dung

Đây là cách làm thủ công nhưng đem lại hiệu quả cao. Hãy dùng thời gian để nghiêm túc đọc lại toàn bộ nội dung trên website của bạn. Có rất nhiều chủ website không biết trên web của mình có nội dung gì, điều này sẽ khiến bạn có kiểm soát được chất lượng nội dung và dễ bị dính lỗi thin content.

Đọc lại nội dung
Đọc lại nội dung trên website để xác định Thin Content

Hãy lưu ý về chất lượng và độ liên quan của website hơn là số lượng từ. Bởi nội dung dài không chắc chắn có thể xếp hạng tốt hơn mà quan trọng chính là chất lượng, giá trị và sự phù hợp với người dùng.

Quá trình đọc, kiểm tra sẽ giúp bạn nhận ra những vấn đề chính gây tổn hại tới website của mình do nội dung mỏng. Từ đó bạn sẽ có thể tìm được cách khắc phục hiệu quả nhất.

Cách khắc phục thin content và tránh hình phạt của Google

Nội dung mỏng gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình SEO và toàn bộ website của bạn. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu những cách khắc phục lỗi này ngay sau đây để tránh được các hình phạt nặng của Google nhé!

Mở rộng (Expand)

Việc mở rộng nội dung có thể giúp bạn trong trường hợp mở rộng nội dung với số lượng từ thấp. Tuy nhiên đừng mở rộng nội dung với mục đích chỉ là thêm từ ngữ. Nếu bạn thêm số lượng từ những không mang lại được giá trị thì nội dung vẫn gọi là nội dung mỏng, không giải quyết được vấn đề gì.

Vì thế, mở rộng ở đây có nghĩa là nâng cao nội dung của bạn. Hãy chứng minh cho người dùng thấy được kiến thức chuyên môn của web và đưa ra những thông tin hữu ích nhất cho họ.

Thứ 2, nếu nội dung của bạn giống nhau và tương đối ngắn thì bạn có thể mở rộng 1 trong số nội dung đó tạo ra chiều sâu hoặc có thể viết thêm chủ đề phụ cho chúng.

Ví dụ bạn có 2 phần nội dung về tầm quan trọng của việc thường xuyên vệ sinh răng miệng. 1 phần dành cho trẻ em và 1 phần là trẻ em mới biết đi. Tuy nhiên nội dung của 2 phần này lại giống nhau. Bạn có thể khắc phục bằng cách thêm chủ đề phụ vào mục trẻ em mới biết đi là thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu khám răng, vệ sinh răng sữa so với răng người lớn,…

Viết lại (Rewrite)

Viết lại nội dung
Viết lại những nội dung kém chất lượng để tạo ra giá trị mà người dùng cần.

Nếu nội dung của bạn ngắn, không hữu ích, nhiều lỗi ngữ pháp và chính tả hoặc bị trùng lặp thì bạn cần phải viết lại toàn bộ chúng.

Đối với những nội dung viết kém hãy xem lại chúng thật kỹ càng để thêm thắt nội dung hoặc thậm chí là viết lại toàn bộ đề dễ đọc, hiểu hơn/

Ví dụ website của bạn có những bài giống nhau thì có thể viết lại 1 phần trong số đó để mang đến những giá trị khác nhau. Tuy nhiên viết lại 1 đoạn không có nghĩa là chỉ thay đổi nội dung mà bạn cần phải thay đổi cả phần siêu dữ liệu, tiêu đề, hình ảnh để thông báo cho Google rằng 2 phần này đang nói đến 2 khía cạnh khác nhau của 1 chủ đề, không có sự trùng lặp.

Và điều cần thiết sau khi viết lại là bạn hãy liên kết 2 bài viết này với nhau. Khi người dùng tìm kiếm 1 trong 2 có thể sẽ quan tâm và click vào bài còn lại vì nội dung có liên quan đấy!

Thay thế (Replace)

Nếu nội dung mỏng và quá kém không thể chỉnh sửa thì bạn nên thay thế chúng bằng nội dung mới hoàn toàn. Cách làm này sẽ mang lại những ưu thế sau:

  • Kiểm soát được thông điệp muốn truyền tải, giọng điệu của bài viết
  • Điều chỉnh nội dung đạt được các từ khóa dài đang được xếp hạng cho chủ đề trong bài viết đó.
  • Có thể vạch ra chính xác những nhu cầu mà bạn muốn thực hiện thành nội dung hay, giá trị nhất.

Khi thay thế nội dung, bạn gỡ bài viết cũ và đăng bài viết mới thì hãy đảm bảo rằng URL của bài cũ đang được chuyển hướng sang URL mới nhé.

Loại bỏ (Remove)

Loại bỏ nội dung
Hãy loại bỏ những nội dung quá tệ và không được xếp hạng.

Với một nội dung quá tệ và không có bất cứ thứ hạng nào thì bạn nên loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi website của mình. Nếu bạn có bài viết khác nội dung liên quan hoặc từ đó mà người dùng sẽ tìm thấy nội dung bạn đang xóa thì hãy điều hướng họ tới trang đó. Cách làm này sẽ giúp người dùng không bị gặp trang lỗi 404 gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của họ.

Nếu website của bạn có nhiều nội dung trùng lặp nhau và bạn muốn xóa 1 trong số đó thì hãy sử dụng Google Analytics để xem phần napf đang kéo lưu lượng truy cập ít hơn thì xóa phần đó.

Khi loại bỏ bài viết, bạn cần đảm bảo rằng đã chuyển hướng URL đã xóa tới URL mà bạn giữ lại để không gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng nhé!

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết Thin Content là gì và những cách khắc phục lỗi nội dung mỏng an toàn, hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, trân trọng!

Facebook Comments