Bạn đã nghe nói đến khái niệm 7p trong marketing chưa? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật khái niệm về nó và cách áp dụng mô hình 7p trong mô hình marketing truyền thống. Cùng xem qua bài viết dưới đây.
7P trong marketing – Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Chiêu thị (Promotion), Con người (People), Quy trình (Process), và Bằng chứng vật lý (Physical Evidence) – là sự mở rộng từ mô hình 4P cổ điển, giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh hiện đại. Nhưng làm thế nào để vận dụng 7P một cách toàn diện nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị? Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích kỹ từng yếu tố trong mô hình 7P, từ việc tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ, đến trải nghiệm khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Bạn sẽ học cách kết hợp 7P để xây dựng chiến lược marketing vượt trội, tăng cường tương tác và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Hãy tiếp tục đọc để khám phá cách áp dụng 7P một cách sáng tạo và hiệu quả, giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh!
7P trong marketing là gì?
7P trong marketing là một mô hình mở rộng từ 4P marketing (Product, Price, Place, Promotion) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của thị trường và doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ. Mô hình 7P gồm:
-
Product (Sản phẩm): Sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đây là yếu tố cốt lõi, cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
-
Price (Giá cả): Mức giá mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Chiến lược giá cần phù hợp với giá trị mang lại và cạnh tranh trên thị trường.
-
Place (Phân phối): Cách mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng, thông qua các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp.
-
Promotion (Xúc tiến thương mại): Các hoạt động quảng bá, khuyến mãi nhằm tạo sự chú ý và tăng doanh thu cho sản phẩm/dịch vụ.
-
People (Con người): Đội ngũ nhân viên, từ sales đến dịch vụ khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng, đặc biệt trong ngành dịch vụ.
-
Process (Quy trình): Các quy trình trong việc cung cấp dịch vụ/sản phẩm. Quy trình hiệu quả sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
-
Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình): Những yếu tố vật chất mà khách hàng có thể cảm nhận được khi sử dụng dịch vụ, như không gian cửa hàng, đồng phục nhân viên, hay các tài liệu truyền thông.
Mô hình này giúp doanh nghiệp tập trung vào toàn bộ quá trình từ sản phẩm, dịch vụ đến trải nghiệm của khách hàng, từ đó tối ưu hóa hoạt động marketing của mình.
1.Product (sản phẩm)
Sản phẩm là một trong những mặt hàng của doanh nghiệp, công ty mà nó được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của một lượng khách hàng nhất định. Trong Marketing 7p phần sản phẩm có thể hữu hình hoặc vô hình, nó có thể tồn tại ở dạng hàng hóa hoặc một dịch vụ nào đó.
Khi bạn thiết kế một sản phẩm hãy đảm bảo sản phẩm này đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người tiêu dùng, hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn đã đặt mục tiêu hướng tới.
Chính vì vậy trong quá trình xây dựng sản phẩm bạn cần không ngừng nghỉ nghiên cứu về vòng đời của sản phẩm. Từ đó đưa ra những định hướng cải tiến sản phẩm để nó luôn đạt đến mức nhu cầu đỉnh trước khi nó bước vào giai đoạn thoái trào.
Và một sản phẩm thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn sau:
- Giới thiệu sản phẩm
- Tăng trưởng sản phẩm
- Giai đoạn trưởng thành
- Giai đoạn thoái trào
2. Price (Giá cả)
Giá của sản phẩm là số tiền khách hàng phải trả cho sản phẩm của bạn. Hay nói cách khác khác hàng phải thanh toán khi sử dụng nó.
Giá của sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng tạo nên định nghĩ về marketing mix. Trong 7p cũng vậy. Nó là yếu tố quyết định lợi nhuận công ty của bạn cũng như sự tồn vong của công ty.
Trong marketing thì giá của sản phẩm là một chiếc gương phản chiếu hay nhận định về nhận thức của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Một số:
- Họ cho rằng những sản phẩm giá thấp thường có chất lượng kém hơn sản phẩm của đối thủ bạn
- Với mức giá quá cao, trên trời thì khách hàng rất dễ cảm thấy lợi ích của sản phẩm nằm ngoài mức giá. Chi phí lúc này vượt xa lợi ích trong cách nhận thức của khách hàng
Vì vậy khi chọn một mức giá cho sản phẩm hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và đối thủ cạnh tranh. Hiểu sản phẩm, đứng về phía khách hàng để hiểu được họ sẽ bỏ ra số tiền ở mức nào cho sản phẩm của bạn.
3. Place (Địa điểm)
Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra hình thức marketing mix. Nó có thể là địa điểm, là các kênh phân phối. Nếu bạn có một lượng kênh phân phối đủ ổn định thì nó còn là yếu tố góp phần tạo ra doanh thu ổn định nữa. Để làm được điều này bạn cần làm gì nhỉ?
Điều đầu tiên bạn cần định vị và phân phối sản phẩm của mình đến đúng đối tượng cần dùng tại một địa điểm bạn có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn nhất. Để làm được điều này. Bạn phải là người hiểu sâu sắc về thị trường, hiểu khách hàng mục tiêu.
Có các chiến lược phân phối hàng hóa bạn có thể chọn:
- Phân phối chuyên sâu
- Phân phối độc quyền
- Phân phối chọn lọc
- Hình thức nhượng quyền
Bạn nên trả lời những câu hỏi dưới đây để dễ dàng phát triển chiến lược phân phối của mình:
- Khách hàng tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn ở đâu
- Những sản phẩm đó phù hợp để trong trung tâm thương mại, cử hàng, trong siêu thị hay online
- Làm thế nào để bạn có thể xây dựng và truy cập đa kênh phân phối khác nhau
- Bạn cần bao nhiêu lực lượng bán hàng tại địa điểm đó
- Có nên xây dựng các kênh bán hàng online không?…
Và còn thật nhiều, thật nhiều câu hỏi nữa.
4. Promotion (Quảng bá)
Đây là một thành phần rất quan trọng khi bạn làm marketing vì nó không chỉ là hình thức gửi thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng mà nó còn có thể được mặc lên chiếc áo mới. Chiếc áo với những đểm nổi bật và tích cực nhất của sản phẩm. Quảng bá trong 7p Marketing bạn có thể hiểu nó bao gồm những yếu tố sau:
- Những sự kiện, những tổ chức bán hàng
- Yếu tố quan hệ quàn chúng
- Những khuyến mãi, quảng cáo,
- Thúc đẩy bán hàng.
Một số hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông phải tính phí như: Quảng cáo sau hoặc xen kẽ các chương trình trên Ti vi, Trên đài radio, trên mạng xã hội, trên các kênh thương mại điện tử, Quảng cáo bằng cách thuê người nổi tiếng…
Quan hệ công chúng: Là cách bạn tổ chức ra các sự kiện gặp mặt, quảng bá, giao lưu, giao tiếp với khách hàng . Thường những buổi truyền thông này thường miễn phí cho người đến dự. Nó bao gồm: Báo chí, triển lãm, sự kiện…
Hình thức truyền miệng: Đây là hình thức được truyền từ người này qua người khác dựa vào mức độ hà lòng của người dùng sản phẩm. Thường thì cách này mang lại những hiệu quả rất tốt
5. People (Con người)
Có thể coi yếu tố con người này bao gồm các khách hàng mục tiêu, có nhu cầu sử dụng sản phẩm của chúng ta. Những người liên quan trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Đối với con người thì việc ta nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu là điều vô cùng thiết yếu. Hiểu được họ muốn gì chúng ta sẽ đưa đến cho họ những sản phẩn họ thực sự cần. Làm hài lòng họ là cách họ sẽ ở lại vói chúng ta
Trong 7P Marketing thì nhân viên marketing trong công ty cũng rất quan trọng. Bởi họ là những người cung cấp dịch vụ. Do vậy cần phải tuyển dụng, đào tạo người đó đi đúng hướng, đúng đường lối của công ty
6. Process (Quy trình)
Là một yếu tố quan trọng nhất nhì trong marketing 7p. Quy trình ta thực hiện, tổ chức ảnh hưởng và quyết định đến việc triển khai dịch vụ. Do đó hãy chắc chắn rằng công ty bạn đang có một quy trình phù hợp, đúng đắn để đảm bảo chi phí được tối ưu nhất.
7. Physical Evidence (Điều kiện vật chất)
Ta có thể kể đến như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Hầu hết các doanh nghiệp đều tận dụng những yếu tố về cơ sở vật chất để nâng cao dịch vụ cũng như trải nghiệm với khách hàng
Cách áp dụng mô hình 7P marketing dịch vụ
Khi trả lời được những câu hỏi ứng với 7p trong Marketing chúng tôi nêu trên thì bạn có thể tự tin áp dụng nó vào sản phẩm của mình. Đó là những câu hỏi:
- Sản phẩm (Product): Bạn có phương hướng để phát triển sản phẩm của mình như thế nào? Và bằng những cách nào?
- Gía cả (Price): Làm sao để có thể thay đổi mô hình định giá? Gía cả ở mức nào sẽ phù hợp với sản phẩm, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn?
- Địa điểm (Place): Bạn có các phương án tùy chọn phân phối như thế nào? Tại cửa hàng hay bán hàng trực tuyến? Địa điểm của bạn chọn có tiếp cận được lương khách hàng lớn nhất không? (Phân tích các yếu tố thế mạnh)
- Quảng cáo (Promotion): Bạn sẽ quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp của mình trên phương tiện truyền thông như thế nào?
- Con người (People): Nhân viên marketing của bạn và những đội ngũ liên quan cần những kỹ năng yêu cầu gì?
- Những điều kiện vật chất: Những điều kiện vật chất nơi bạn có làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm, có chấn an được họ không?
- Quy trình cung ứng: Những đối tác hiện tại có thực sự tốt không? Quy trình thực hiện có thực sự tối ưu, tiết kiệm chi phí?
Phạm vi ứng dụng của quy mô 7p marketing
- Giải pháp Chiến lược Marketing Toàn diện
Tập hợp những giải pháp về chiến lược Marketing toàn diễn được coi là điều vô cùng quan trọng. Nó được coi như chìa khóa để mở ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nếu thực hiện tốt giải pháp chiến lược marketing toàn diện này thì nó sẽ đóng góp khá lớn vào hoạt động của công ty đấy.
Và “7p marketing” sẽ giúp bạn phần nào giải quyết vấn đề này. Dù không phải là tất cả nhưng phần nào nó cũng là một trong những giải pháp toàn bộ, then chôt của doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn của bạn
- Cơ sở Lượng hóa Mục tiêu và Gía trị Doanh nghiệp
Bạn nên sử dụng sự phối hợp giữa tinh thần giải pháp chủ đaoh 7P nêu trên với các hệ thống chuẩn mục quản trị hiện hành. Bạn cần lưu tâm rằng lượng hóa mục tiêu trong trường hợp này là một tiêu chí rất quan trọng giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
Khía cạnh giá trị chúng tôi nhắc đến thì một tổ chức cần có một tinh thần chủ đạo, một giá trị mục tiêu để chúng ta còn nhắm đến.
- Cơ sở Lượng giá Thương hiệu và Đánh giá Doanh nghiệp
Hệ thống 7P marketing bạn tìm hiểu hôm nay có một vai trò là cơ sở vững trãi để các chuyên gia marketing lượng giá thương hiệu của bạn một cách toàn diện cả về lượng giá và đánh giá marketing… Đây là một trong những điều cần thiết trong thời điểm các doanh nghiệp đang dần cổ phần hóa nhằm mục đích chuyển nhượng hay nhượng quyền. Và 7P marketing có thể giúp bạn điều đó.
- Chuẩn mực hay hình mẫu của một Marketing Plan
Chúng ta vẫn nói đến những kế hoạch marketing toàn diện nhưng ta lại đang thiếu những mô hình mẫu của kế hoạch marketing. Trong bài viết hôm nay tôi sẽ gửi đến bạn những giải pháp để làm lên một kế hoạch marketing đầy đủ. Những giải pháp đã được định lượng hóa theo tiêu chuẩn smart.
- Những điểm độc đáo, riêng biệt sản phẩm của bạn, sản phẩm mới. Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể coi là một thương hiệu.
- Hoạch định chi tiết về giá kinh doanh, nghiên cứu và phân tích những điểm lợi mang lại từ sản phẩm. Ví dụ ta có truyền thông với topic: Sử dụng điện hợp lý, tiết kiêm. Bạn có thể đưa ra những lý lẽ thuyết phục cộng dồng như mõi gia đình đều đồng loạt tiết kiệm 1 bóng điện thì chúng ta sẽ tiết kiệm được đến 30 triệu kw điện. Nó sẽ được sử dụng cho những việc làm có giá trị hơn
- Bạn hoạch định để phân phối các plan Marketing bằng cách mang những sản phẩm, dịch vụ phân phối đến người tiêu dùng.
- Bạn không nên hiểu lầm Promotion ở đây là quảng cáo, quảng bá sản phẩm mà nó là quảng bá những nhiệm vụ trọng tâm đầy đủ sẽ không thể thiếu đi những giải pháp quảng bá
Bạn đã biết 7p marketing hữu dụng vô cùng trong môi trường các doanh nghiệp đầy sức cạnh tranh chứ. 7P sẽ cực kì có ích cho các nhà lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp. Ngay từ bây giờ bạn hãy cùng chúng tôi mở rộng tư duy và tiếp nhận những điều thú vị của nó mang lại nhé.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Digital marketing là gì? Những điều cần biết về Digital marketing
Với sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0, thói quen và hành...
Tư vấn chiến lược marketing online tổng thể doanh nghiệp
Trong một thị trường đầy cạnh tranh, một chiến lược marketing bài bản không chỉ...
Cách viết Email Marketing hiệu quả, thu hút khách hàng
Việc xây dựng chiến lược Email Marketing đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới bởi...
Digital marketing Agency là gì? TOP 8 loại hình Agency phổ biến
Digital marketing Agency là khái niệm đã xuất hiện trong vài năm gần đây tại...
Cách xây dựng chiến lược Marketing trên mạng xã hội hiệu quả
Trong thời đại số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu...
Mẫu KPI cho nhân viên content marketing và chỉ số đánh giá
Hiện nay, content marketing là một trong những thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực...
Cách xây dựng chiến lược marketing online cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, việc xây dựng...
Engagement trong Marketing là gì? TOP 10+ Engagement phổ biến
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc gắn kết khách hàng là điều vô cùng...
Mẫu KPI cho nhân viên Marketing, Digital Marketing chuẩn nhất
Nhằm đảm bảo mọi hoạt động Marketing đều hướng đến mục tiêu chung của doanh...