Trong thế giới kinh doanh ngày nay, chi phí marketing không chỉ đơn thuần là một khoản đầu tư mà còn là một yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, việc xác định và quản lý chi phí marketing hiệu quả có thể là một thách thức lớn cho nhiều doanh nghiệp, từ các startup cho đến các công ty lớn. Bạn có biết rằng với một chiến lược chi phí marketing thông minh, bạn có thể tối ưu hóa nguồn lực của mình để đạt được những kết quả vượt trội?
Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá các khía cạnh quan trọng của chi phí marketing, từ việc phân loại các loại chi phí khác nhau như quảng cáo trực tuyến, truyền thông xã hội, đến chi phí nghiên cứu thị trường. Bạn sẽ tìm hiểu cách lập kế hoạch ngân sách marketing hiệu quả, theo dõi và phân tích ROI (lợi tức đầu tư) từ các chiến dịch marketing của mình. Hãy cùng tìm hiểu cách tối ưu hóa chi phí marketing không chỉ để tiết kiệm mà còn để tạo ra những giá trị bền vững cho thương hiệu của bạn trong thị trường cạnh tranh hiện nay!
Chi phí Marketing là gì?
Chi phí marketing (Marketing Costs) là tổng số tiền mà doanh nghiệp chi cho các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ hay thương hiệu của mình.
Những chi phí này có thể bao gồm:
-
Chi phí quảng cáo: Bao gồm chi phí cho quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, các nền tảng trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads), và các hình thức quảng cáo khác.
-
Chi phí nghiên cứu thị trường: Bao gồm các hoạt động như khảo sát, phân tích dữ liệu, và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để hiểu nhu cầu và hành vi của khách hàng.
-
Chi phí phát triển nội dung: Chi phí cho việc tạo ra nội dung quảng cáo, bài viết blog, video, hình ảnh, và các tài liệu truyền thông khác.
-
Chi phí truyền thông xã hội: Bao gồm chi phí quản lý các tài khoản mạng xã hội, chạy quảng cáo trên mạng xã hội, và các hoạt động tương tác với khách hàng.
-
Chi phí sự kiện: Chi phí cho việc tổ chức hoặc tham gia các sự kiện, hội thảo, triển lãm để quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
-
Chi phí phần mềm và công nghệ: Chi phí cho các công cụ và phần mềm hỗ trợ marketing, như công cụ quản lý CRM, phân tích dữ liệu, hoặc email marketing.
-
Chi phí nhân sự: Bao gồm tiền lương và phúc lợi cho các nhân viên làm việc trong bộ phận marketing.
Chi phí marketing là một phần quan trọng trong ngân sách của doanh nghiệp, và việc quản lý hiệu quả các chi phí này có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tổng hợp các loại phí Marketing phổ biến
Các loại phí Marketing phổ biến bao gồm các mục dưới đây:
1. Loại phí bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân được hiểu là phương pháp 1-1, khi một nhân viên bán sản phẩm bằng việc giao tiếp trực diện với khách hàng.
Dựa trên nguồn ngân sách mà bạn có, hãy tính toán tới phí tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên kèm chế độ thưởng, lương cứng. Theo các chuyên gia kinh tế, bán hàng cá nhân được cho là chiến lược thúc đẩy để doanh nghiệp, công ty có thể đưa sản phẩm mình đến gần hơn với khách hàng nhanh nhất.
2. Website và Digital
Trang website hay blog là những kênh thông tin mang tính chiến lược lôi kéo khách hàng, thu hút sự quan tâm của công chúng tới các hoạt động mà công ty đang thực hiện. Đây là cách marketing, quảng cáo được đánh giá là rẻ nhất.
Khi bạn thiết kế website thì cần tính tới ngân sách thực hiện cao hay thấp. Đồng thời, phải ước lượng các chi phí phát sinh, bảo trì khi web đang đi vào hoạt động. Theo đánh giá của chuyên gia, phí lớn nhất nằm ở nhân viên, người lập, viết nội dung, tối ưu công cụ trên web của bạn.
3. Tiền hoa hồng cho các đơn vị quảng cáo, truyền thông trung gian
Nhiều công ty thay vì tự quảng cáo lại nhờ những công ty chuyên hỗ trợ lên chiến dịch, quảng cáo hỗ trợ ở giai đoạn đầu nhằm mang thương hiệu, sản phẩm của công ty tới khách hàng một cách nhanh nhất.
Thường thì, các công ty làm dịch vụ quảng cáo hay tính phí dựa vào thời gian dành hỗ trợ chiến dịch hay hoa hồng phụ thuộc phí đóng quảng cáo mỗi năm bạn bỏ ra như thế nào.
Trong trường hợp, nếu ngân sách của bạn không dùng để thuê công ty quảng cáo ngoài, bạn có thể áp dụng để quản lý những chiến dịch trong nội bộ.
Ngoài ra, ngân sách để cho bạn thuê designer hay copywriter cũng cần tính đến nếu bạn nhận thấy công ty không thể tự thực hiện.
4. Những chiến dịch trực tiếp, in ấn và gửi thư
Theo khảo sát trên thực tế, thì những hình thức quảng cáo bằng việc gửi thư trực tiếp sẽ mang hiệu quả cao hơn, tạo doanh thu tốt.
Vậy thư trực tiếp gồm những gì? Đó có thể là tờ rơi, bưu thiếp, phiếu giảm giá, ưu đãi, tài liệu quảng cáo…
Bạn phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện việc lập ngân sách cho những chiến dịch này vì chúng có thể phát sinh nhiều chi phí hơn so với bạn nghĩ. Chưa kể, bạn còn phải mua thông tin khách hàng mục tiêu nếu không có trong tay cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, cần cộng cả phí thuê designer, người làm nội dung cũng như phí in ấn.
5. Lương và tiền phí Marketing
Bạn cần phải hiểu rằng, phí dành cho nhân viên cũng là một trong những khoản quan trọng, tốn kém nếu bạn phải thuê một đội ngũ marketing nội bộ.
Với những doanh nghiệp lớn, bạn sẽ cần một đội ngũ lớn, gồm tất cả khâu sau: content manager, designer, marketing manager, social media manager…Do đó, chi phí marketing sẽ càng độ lên. Lúc này, bạn có thể tính tới việc thuê những người làm các chuyên ngành nhưng dưới hình thức tự do thì ngân sách sẽ đảm bảo, đầu công việc vì thế cũng chất lượng hơn.
6. Nghiên cứu cũng như tìm hiểu, khảo sát về khách hàng
Bên cạnh những khoản phí trên, bạn cũng có thể tính đến phí nghiên cứu thị trường. Tuy khoản tiền thực hiện khá đắt nhưng những dữ liệu thu về lại rất xứng đáng, giúp bạn biết được nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu như thế nào.
7. Một số chi phí khác
Một số chi phí marketing khác cần chú ý tới là:
Phát triển thương hiệu Danh thiếp Dịch vụ tư vấn Marketing Phát triển các chương trình giảm giá Quà tặng và mẫu thử cho khách hàng Tài trợ Quan hệ công chúng Tham dự sự kiện Các công cụ Marketing Automation Phân tích |
Cách tính chi phí marketing như thế nào?
Cách tính chi phí marketing hiệu quả có thể áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
- Ngân sách tương đương đối thủ: Ngân sách sẽ được xác định dựa trên quan điểm thực tế nếu dùng chi phí thấp hơn đối thủ thì công ty sẽ bị mất thị phần hoặc giảm doanh số đi.
- Thiết lập tỷ lệ nhất định: Hãy đưa ra một nguồn ngân sách rõ ràng sau khi cân nhắc đủ yếu tố về nguồn lực, phí quảng cáo, mục tiêu ưu tiên tại thời điểm quyết định.
- Tính trên tỷ lệ phần trăm doanh số: Bạn cũng có thể xác định chi phí marketing bằng việc đưa ra một tỷ lệ % dựa trên doanh số bán hàng thu về. Đây là cách đơn giản, được áp dụng khá nhiều hiện nay.
- Dựa vào kỳ vọng: Cách hoạch định ngân sách này sẽ dựa vào kỳ vọng của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu nào đó của công ty.
Liệt kê cách tiết kiệm chi phí Marketing tốt nhất cho doanh nghiệp vừa, nhỏ
Một số cách tiết kiệm chi phí Marketing tốt cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ là:
1. Cung cấp thông tin nhiều hơn thay vì quảng cáo
Ngày nay, người tiêu dùng cũng rất tinh ý, họ chọn sản phẩm không phải chỉ vì nghe những dòng quảng cáo mà họ còn cực quan tâm tới giá, chất lượng sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của công ty như thế nào. Do đó, thay vì chạy quảng cáo thường xuyên, bạn hãy cung cấp thêm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình để khách hàng nắm rõ hơn. Nếu thấy cần thiết và sản phẩm mang lợi ích tốt thì khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của bạn.
2. Quảng cáo qua kênh mạng xã hội
Mạng xã hội trong thời đại ngày nay đang thực sự bùng nổ. Đây là “mảnh đất” kinh doanh vô cùng màu mỡ cho các doanh nghiệp có thể tính đến.
Ví dụ điển hình là, facebook hiện đang có đến 3 tỷ người, trong đó, lượng người dùng thường xuyên mỗi tháng khoảng 2,1 tỷ người. Do đó, bạn dễ thấy rằng, nếu tiếp thị quảng cáo qua kênh này chắc chắn sẽ được nhiều người viết tới. Hơn nữa, chi phí bỏ ra cho chiến dịch gần như là tương đương nhau.
3. Quảng cáo qua kênh website
Quảng cáo qua kênh website chính là cách khá hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì là kênh riêng nên bạn có thể cho nhiều các nội dung khác nhau để tạo ra giá trị cho người dùng khi đọc nhằm câu kéo khách hàng tốt hơn.
4. Tạo ra chiến dịch then chốt
Việc xác định chiến lược then chốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bạn hãy chuẩn bị một cách kỹ càng ngay từ đầu nhằm hạn chế đi các sai lầm khi muốn thiết kế một chiến dịch quảng cáo bài bản, hiệu quả. Từ đó, hạn chế những sai sót, rủi ro và tiết kiệm chi phí cho chiến dịch nhất có thể.
5. Tiếp thị tự động hóa
Tiếp thị tự động hóa được hiểu là việc dùng phần mềm để tự thực hiện những quy trình quảng cáo, tiếp thị như tích hợp dữ liệu, quản lý chiến dịch…
6. Đặt việc lưu giữ khách hàng làm ưu tiên hàng đầu
Theo các báo cáo từ doanh nghiệp thì chi phí bỏ ra để giữ chân khách hàng cũ rõ ràng sẽ thấp hơn chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Vì thế, nếu có gặp khó khăn trong ngân sách tiếp thị, hãy tính toán, đẩy mạnh tập trung vào việc cải thiện những dịch vụ của khách hàng sao cho tốt nhất.
7. Hợp tác với bên thứ ba để quảng cáo
Việc các công ty, doanh nghiệp hợp tác với nhau để làm marketing không còn quá xa lạ. Nó sẽ mang lại những hiệu quả hơn, bổ sung những khuyết điểm mà bên này thiếu nhưng bên kia có. Cách này khá hợp với doanh nghiệp nhỏ, có ngân sách eo hẹp để duy trì doanh thu ổn định.
Xem thêm:
Dịch vụ Marketing Online uy tín, trọn gói, giá rẻ – Seo Việt
15+ Khóa học marketing online miễn phí CỰC CHẤT – SeoViet
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Chi phí marketing là gì. Hy vọng, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Digital marketing là gì? Những điều cần biết về Digital marketing
Với sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0, thói quen và hành...
Tư vấn chiến lược marketing online tổng thể doanh nghiệp
Trong một thị trường đầy cạnh tranh, một chiến lược marketing bài bản không chỉ...
Cách viết Email Marketing hiệu quả, thu hút khách hàng
Việc xây dựng chiến lược Email Marketing đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới bởi...
Digital marketing Agency là gì? TOP 8 loại hình Agency phổ biến
Digital marketing Agency là khái niệm đã xuất hiện trong vài năm gần đây tại...
Cách xây dựng chiến lược Marketing trên mạng xã hội hiệu quả
Trong thời đại số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu...
Mẫu KPI cho nhân viên content marketing và chỉ số đánh giá
Hiện nay, content marketing là một trong những thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực...
Cách xây dựng chiến lược marketing online cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, việc xây dựng...
Engagement trong Marketing là gì? TOP 10+ Engagement phổ biến
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc gắn kết khách hàng là điều vô cùng...
Mẫu KPI cho nhân viên Marketing, Digital Marketing chuẩn nhất
Nhằm đảm bảo mọi hoạt động Marketing đều hướng đến mục tiêu chung của doanh...