Việc tạo Google my business sẽ tạo điều kiện cho bạn quyền chỉnh sửa và quản lý trong trường hợp bạn muốn hồ sơ doanh nghiệp của mình hoạt động SEO hiệu quả. Vậy Google My Business là gì? Những lợi ích cụ thể của công cụ này đối với website ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Google My Business là gì?
Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi) là một trong những công cụ cho phép doanh nghiệp, cửa hàng hoặc cá nhân sử dụng để quản lý sự hiện diện của họ trên Google, bao gồm các tính năng trên Google Maps hoặc công cụ tìm kiếm.
Theo đó, khi bạn chỉnh sửa và xác minh thông tin của doanh nghiệp giúp khách hàng tìm thấy dễ dàng trên Google, từ đó tăng sự uy tín và thúc đẩy thứ hạng cho website dễ dàng hơn.
Hướng dẫn sử dụng Google My Business
Cách sử dụng Google My Business rất quan trọng để tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp. Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang Google My Business và thiết lập theo từng bước hướng dẫn. Cung cấp đầy đủ thông tin như:
- Tên doanh nghiệp
- Số điện thoại
- Địa chỉ
- Hình ảnh rõ ràng, chính xác
Sau khi hoàn tất, Google sẽ gửi email xác minh để việc thiết lập công cụ này được hoàn tất.
Để mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bạn nên thực hiện thêm một số bước:
- Đăng bài viết: Hãy đăng bài viết có tính khả dụng cao, như giới thiệu các chương trình ưu đãi hoặc sự kiện của doanh nghiệp.
- Khuyến khích nhận xét: Khuyến khích khách hàng để lại nhận xét tích cực và nhớ trả lời tất cả nhận xét đó để thể hiện độ tin cậy cho doanh nghiệp.
- Theo dõi thông tin: Thường xuyên xem xét các thông tin chi tiết như lượt Click và lượt tìm kiếm của trang Web bạn theo từng thời gian cụ thể để theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
Việc thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn trên nền tảng trực tuyến.
Các bước cài đặt Google Business chi tiết
Để đăng ký sử dụng Google Business một cách nhanh chóng và dễ dàng, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Truy cập trang đăng ký
Truy cập vào địa chỉ google.com/business và nhấn nút “Start now” để bắt đầu quá trình đăng ký.
Bước 2: Điền tên doanh nghiệp
Nhập tên doanh nghiệp của bạn vào ô yêu cầu và nhấn “Next” để đồng ý với Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật của Google.
Bước 3: Thêm vị trí doanh nghiệp
Nhập địa chỉ của doanh nghiệp. Vị trí này sẽ hiển thị trên Google Maps và Google Search khi khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn. Nếu doanh nghiệp có nhiều địa chỉ, bạn có thể chọn “Yes” để thêm các địa điểm khác.
Bước 4: Chọn danh mục phù hợp
Chọn một danh mục chính mô tả hoạt động của doanh nghiệp. Hãy cụ thể và tránh thêm nhiều danh mục không cần thiết. Ví dụ, thay vì chỉ ghi “Salon”, hãy chọn “Nail Salon”.
Bước 5: Cung cấp thông tin liên lạc và hoàn thành
Điền số điện thoại hotline và địa chỉ URL website (nếu có). Sau khi kiểm tra lại thông tin, nhấn “Finish” để hoàn tất đăng ký.Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn cần xác minh địa điểm qua mã xác nhận mà Google gửi đến. Quá trình này có thể thực hiện qua điện thoại, email hoặc đường bưu chính.
Một số lỗi thường gặp khi dùng Google My Business
Chúng tôi có tổng hợp một số lỗi thường gặp khi dùng Google My Business như sau:
- Điền chưa đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác.
- Ghi không rõ tên thương hiệu, từ khóa chính quá dài.
- Tại mục tên doanh nghiệp nhưng lại không ghi tên doanh nghiệp, ví dụ như tên sản phẩm, tên website, tên đường, tên quận,…
Những lợi ích của Google My Business
Theo như đánh giá của các chuyên gia, việc sử dụng công cụ Google My Business sẽ đem lại cho bạn một số lợi ích như sau:
- Quản lý thông tin doanh nghiệp, hạn chế tình trạng mạo danh, tạo điều kiện phục hồi khi bị xóa đơn giản hơn rất nhiều.
- Tạo dựng sự uy tín trong mắt khách hàng, giúp họ nắm bắt được thông tin doanh nghiệp nhanh chóng.
- Giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng khi doanh nghiệp của bạn như một địa điểm kinh doanh online.
- Tạo sự tương tác tốt hơn với khách hàng khi bạn có thể thường xuyên trả lời những đánh giá, nhận xét của khách hàng.
- Khoanh vùng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Các bước đăng ký Google My Business
Để đăng ký Google My Business bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Bước 2: Nhập thông tin doanh nghiệp
- Tên công ty
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Giờ làm việc
- Ngành nghề hoạt động
Bước 3: Xác minh tài khoản của bạn
Bước 4: Thực hiện các hoạt động tối ưu
Những câu hỏi thường gặp về Google My Business
Khi tiến hành đăng ký và sử dụng Google My Business bạn sẽ có một số thắc mắc sau:
Hỏi: Thông tin doanh nghiệp trên Google My Business sẽ được hiển thị ở đâu?
Đáp: 3 nơi sẽ hiển thị thông tin doanh nghiệp bao gồm:
- Bên phải trang tìm kiếm Google.
- Kết quả tìm kiếm địa lý.
- Trên Google Maps.
Hỏi: Một doanh nghiệp có cần lập nhiều tài khoản Google My Business khác nhau không?
Đáp: Bạn chỉ cần sử dụng một tài khoản Google My Business cho các trang kinh doanh khác nhau của mình.
Hỏi: Các đánh giá và nhận xét của khách hàng quan trọng như nào?
Đáp: Đánh giá của khách hàng sẽ là bằng chứng giúp nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp trên Google và tạo sự uy tín trong mắt khách hàng mới.
Hỏi: Quản lý đánh giá tiêu cực với doanh nghiệp của bạn trên Google My Business như nào?
Đáp: Có rất nhiều cách quản lý nhận xét tiêu cực về doanh nghiệp bao gồm:
- Xin lỗi và trả lời chân thành những đánh giá tiêu cực.
- Công khai đề nghị liên hệ để khắc phục sự cố.
- Mời những người có chuyên môn làm việc thay bạn.
Trên đây là giải đáp cho vấn đề “Google My Business là gì?” và những lợi ích của Google My Business trong SEO. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Conversion Rate Là Gì? Bí Quyết Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Conversion rate là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược paid search của...
Rank Math SEO là gì? Cách dùng Rank Math SEO từ A – Z
Bạn có biết rằng việc tối ưu hóa SEO cho website WordPress không còn quá...
Screaming Frog là gì? Cách tạo và sử dụng Screaming Frog chi tiết
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao website của mình không được nhiều người...
External Link là gì? Cách dùng External Link hiệu quả trong SEO
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ External Link chưa? Hay bạn đang tò mò...
Tự động hóa Email là gì? Hướng dẫn cách tiếp thị email hiệu quả
Trong kỷ nguyên số, khi thông tin tràn lan và thời gian của mọi người...
Ahrefs là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs hiệu quả
Ahrefs là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện...
Google PageRank là gì? Cách tăng PageRank cho website
Trong thế giới SEO, Google PageRank là một trong những yếu tố cốt lõi đã...
Topic Cluster: Cấu trúc, lợi ích & các bước triển khai hiệu quả
Với cấu trúc liên kết nội bộ rõ ràng và việc tập trung vào các...
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....