Google được biết đến là cỗ máy tìm kiếm khổng lồ của toàn thế giới. Nó chứa rất rất nhiều thông tin trên hệ thống nên mỗi ngày có hàng chục tỷ lượt tìm kiếm trên trang web này. Chính vì thế, Semantic Search hay tìm kiếm ngữ nghĩa xuất hiện giúp đáp ứng mọi thứ cho người dùng đang tìm hiểu mỗi ngày. Nhiệm vụ của các SEOer chính là làm cách nào để tối ưu nội dung của trang sao cho phù hợp nhất với truy vấn, tìm kiếm của người dùng. Trong bài viết sau đây, Seo Việt sẽ giúp bạn hiểu hơn về Semantic Search là gì? Cách tối ưu nội dung theo Semantic Search tốt nhất.
Semantic search (Tìm kiếm ngữ nghĩa) là gì?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu Semantic là gì? Từ “Semantic” có thể hiểu đơn giản là ý nghĩa hay tham chiếu, sự thật. Semantic Search còn gọi là tìm kiếm ngữ nghĩa giúp tìm kiếm có nghĩa, phân biệt với tìm kiếm từ vựng.
Semantic Search sẽ giúp cải thiện độ chính xác của tìm kiếm bằng cách hiểu ý định của người tìm kiếm và ý nghĩa ngữ cảnh nhằm cung cấp các kết quả có liên quan và được các nhân hóa. Đồng thời, nó cho phép Google phân biệt giữa những thực thể khác nhau và diễn giải ý định của người tìm kiếm dựa trên các yếu tố gồm:
- Lịch sử tìm kiếm người dùng
- Lịch sử tìm kiếm toàn cầu
- Vị trí của người dùng
- Các biến thể chính tả
Ví dụ về Semantic Search
Thử tìm kiếm nội dung “boy who lives in a cupboard under the stairs.” (cậu bé sống trong tủ dưới gầm cầu thang).
Kết quả hiện lên sẽ khiến bạn bất ngờ. Lúc này Google đang hiểu ý bạn muốn nhắc đến Harry Potter.
Nhưng vì sao kết quả lại hiện lên như vậy? Bạn có thể tham khảo sơ đồ tìm kiếm ngữ nghĩa ở hình dưới đây.
Sau khi nhận từ khóa tìm kiếm, Google sẽ dựa trên những phán đoán về mục đích, ngữ cảnh phía sau các từ khóa liên kết với nhau để cho ra kết quả. Kiểu tìm kiếm này sẽ giúp mang đến sự hiểu biết nâng cao về ý định của người tìm kiếm, khả năng trích xuất câu trả lời để mang đến kết quả được cá nhân hóa hơn.
Hay ví dụ bạn tìm dịch vụ SEO thì Google sẽ dựa trên vị trí của bạn và trả kết quả dịch vụ SEO ở địa phương đó.
Hoặc tìm kiếm từ khóa Corona thì Google sẽ dựa trên ngữ cảnh và thời gian để trả kết quả. Nếu tìm kiếm được thực hiện vào thời gian đầu hay giữa năm 2019 thì kết quả hiện lên sẽ toàn về bia. Những sau thời gian này thì hầu hết mọi kết quả đều hiển thị về virus và đại dịch toàn cầu.
Ý nghĩa của Semantic Search
Semantic Search có vai trò rất quan trọng trong SEO. Bạn cần phải hiểu và cân nhắc thì mới đưa ra được những kế hoạch phù hợp nhất. Khi hiểu được tìm kiếm theo ngữ nghĩa của người dùng sẽ giúp bạn kéo traffic cho website hiệu quả, tạo được tỷ lệ chuyển đổi tối đa.
Người dùng thường sẽ không tìm kiếm thông tin bằng những từ giống nhau và theo cùng 1 cách. Hiện nay, tìm kiếm mang tính đối thoại sẽ nhiều hơn, Google cũng sẽ đưa ra kết quả tương thích, sát nghĩa hơn qua quá trình phát triển cũng như thích ứng với kiểu tìm kiếm ngữ nghĩa này.
Lợi ích khi tối ưu nội dung theo Semantic Search
Semantic Search được sinh ra nhằm đáp ứng tất cả những gì người dùng muốn tìm kiếm mỗi ngày. Từ thông tin sản phẩm, khái niệm, đến phim ảnh, chuyện,… đều có thể tìm kiếm trên Google. Do đó, những người làm nội dung cần phải tìm kiếm nội dung phù hợp rồi tối ưu để hợp nhất với tìm kiếm truy vấn của người dùng.
Để có được nội dung theo chuẩn Semantic Search thì bạn cần bắt đầu bằng cách viết các chủ để rộng hơn, chỉnh nội dung chủ đề gồm các từ, cụm từ có liên quan nhất đến từ bạn đang nhắm đến về ngữ nghĩa để người đọc có được thông tin tốt nhất. Trên thực tế, rất nhiều người đã tối ưu nội dung theo kiểu này và đạt được những kết quả rất tốt.
Ví dụ với những bài viết về chủ đề nội thất, đây là thứ hạng từ khóa trước khi triển khai theo hướng Semantic Search.
Nhưng chỉ sau khoảng 1 tháng triển khai content theo hướng Semantic Search thì thứ hạng đã có sự thay đổi rõ rệt.
Đây được coi như minh chứng cho việc Semantic Search có ý nghĩa với SEO như thế nào.
Hướng dẫn cách tối ưu nội dung theo Semantic Search
Ưu tiên ý định tìm kiếm
Từ khóa là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình làm SEO. Tuy nhiên, khi Google thay đổi thuật toán thì việc chèn quá nhiều từ khóa vào nội dung không còn quá hiệu quả nữa. Bởi có thể hiểu đơn giản rằng, từ khóa sẽ bạn xác định mục đích tìm kiếm (Search intent), nó khác với việc tối ưu bằng Semantic Search hướng đến. Khi tìm những câu hỏi người dùng tìm trên Google thì bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho chủ đề bài viết của mình. Đặc biệt, khi nghiên cứu từ khóa và tạo được bộ keyword nhắm đúng đến Search intent người dùng sẽ giúp bạn đạt được những hiệu quả vượt trội và tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ví dụ: bạn search từ khóa “Máy rửa chén đời mới” thì kết quả tìm kiếm trả về sẽ gồm các shopping box, cho thấy dấu hiệu rõ ràng của ý định giao dịch. Còn Search intent của người dùng sẽ là nghiên cứu sản phẩm hoặc tìm mua.
Viết dàn bài
Để có thể viết được chủ đề lớn thì cần đảm bảo bạn đã hoàn thành xong dàn bài trước. Dàn bài sẽ gồm các ý chính, ý phụ bạn cần đề cập và triển khai trong bài. Khi lên dàn bài chi tiết bạn sẽ viết được đầy đủ nội dung, đúng trọng tâm và chuyên sâu hơn.
Bài viết dài để bao quát hết chủ đề liên quan
Chủ đề liên quan chính là những chủ đề xoay quanh nội dung chính bạn muốn hướng tới. Bài viết dài sẽ đảm bảo đầy đủ chủ đề nhỏ, đảm bảo chiều sâu của nội dung, giúp tăng độ tin tưởng của người dùng với bạn. Thông qua đó, Google cũng đánh giá cao trang web của bạn hơn.
Tập trung vào chủ đề nhiều hơn
Tập trung vào chủ đề
Hiện nay, rất nhiều đơn vị SEO thường tối ưu SEO bằng từ khóa để tăng nhanh độ nhận biết trên thị trường. Tuy nhiên, điều này không còn hiệu quả nữa. Bạn cần phải thay đổi chiến thuật SEO, tập trung vào các chủ đề của bài viết nhằm tạo ra được nội dung chất lượng, có liên quan đến chủ đề chính, cung cấp nhiều giá trị nhất cho người dùng.
Để tạo nội dung tập trung vào chủ để bạn có thể tham khảo các bước sau:
- B1: Nhóm các nội dung trên website theo một topic chính
- B2: Tìm kiếm nội dung còn thiết bằng Content Gap
Bao gồm từ khóa liên quan đến chủ đề
Hãy gồm cả những từ khóa có liên quan đến chủ đề bạn đang viết. Thường những cụm từ này sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về tổng thể chủ đề web của bạn.
Ví dụ bạn đang viết về chủ đề ăn kiêng, kế hoạch ăn kiêng thì bài viết của bạn cần có những cụm từ như: giảm cân, công thức ăn kiêng, đồ ăn ít calo, thức ăn ít calo,….
Nhắm đến nhiều từ khóa khác nhau nhưng liên quan trong cùng một trang
Google sẽ không phân biệt 2 từ khóa tương tự nhau. Do đó, nhờ Semantic Search mà những bài viết gần giống nhau sẽ được Google đánh giá là giống nhau. Vì thế, bạn cần viết những chủ đề hoàn toàn khác đi để tránh bị Google đánh giá trùng lặp nội dung.
Tránh từ khóa dài
Khi tối ưu SEO 2 từ khóa giống nhau thì sẽ rất vô ích nếu bạn tối ưu cho từ khóa dài. Những với Semantic Search, Google sẽ xem những từ khóa dài là biến thể khác nhau là giống nhau.
Ví dụ như từ khóa “công thức nấu chè đỗ đen” và “cách nấu chè đỗ đen” sẽ được Google hiểu là 2 từ khóa cùng 1 chủ đề là về “nấu chè đỗ đen”. Lúc này nó sẽ cho ra rất nhiều kết quả tìm kiếm giống nhau.
Do đó, thay vì dùng từ khóa đuôi dài, bạn nên dùng và tối ưu những từ khóa trung bình bán cạnh tranh. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho bài viết cũng như trang web của bạn.
Tìm các Heading liên quan
Để bài viết có thể đạt thứ hạng cao thì bạn có thể tập trung tìm kiếm các heading liên quan. Các bước thực hiện như sau:
- B1: xác định mục đích tìm kiếm của người dùng. Nội dung nào cần tìm để đáp ứng mục đích đó.
- B2: Cần trả lời những thắc mắc nào của người dùng để giúp họ hiểu về chủ đề đó hơn? Hãy dùng Answer the public và AHREFS phần Questions để trả lời.
Không bỏ qua từ khóa
Dù Google thay đổi thuật toán nhưng không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua các biến thể từ khóa và từ khóa đuôi dài. Bởi Google vẫn đánh giá cao những từ khóa giá trị trên trang của bạn và bạn vẫn phải tối ưu từ khóa.
Tuy nhiên, bạn không chỉ nhắm đến từ khóa nữa mà còn nhắm đến những biến thể từ khóa khác nhau trên cùng trang. Bởi Google rất thông minh, họ sẽ đánh giá trang web của bạn dựa trên những từ khóa giống nhau đó.
Đăng những content dài
Những bài khoảng 500 – 1000 chữ luôn là sự lựa chọn của nhiều trang web bởi nó đọc nhanh, không dài dòng. Tuy nhiên, bài viết quá ngắn lại không thể bao quát hết được nội dung. Tùy theo chủ đề bạn viết thì các bài sẽ từ 1000 – 3000 chữ mới có thể truyền tải được hết nội dung. Nó cũng khiến người dùng hài lòng hơn vì thông tin họ cần đều có đủ.
Bên cạnh đó, Google cũng thích những bài viết này vì web của bạn là trang duy nhất viết bài dài và giá trị. Nó đáp ứng được nhu cầu nội dung của người đọc và cũng mang đến lợi thế tốt hơn cho trang.
Sử dụng Schema Markup
Khi khai báo Schema sẽ giúp thông tin của trang được sắp xếp một cách có tổ chức và rõ ràng hơn. Đây được coi là điểm cộng lớn cho website của bạn.
Ngoài ra, nó còn giúp trang của bạn hiển thị dưới dạng Rich Snippet. Đây là một trong những SERP feature giúp tăng CTR hiệu quả.
Đồng thời, cần đảm bảo các dữ liệu Schema markup đều được hiển thị đầy đủ trong Source code của trang. Đồng thời cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc của Google
Triển khai Topic Cluster
Topic Cluster là một nhóm những bài viết/trang trước liên kết với nhau tập trung vào 1 chủ đề nhất định, không cần tối ưu nội dung theo từ khóa. Để tạo Topic Cluster bạn cần tạo content được Google yêu thích và xây dựng thư viện nội dung hữu ích với người dùng.
Topic Cluster sẽ giúp người dùng nhanh tìm được nội dung mà họ tìm kiếm, giải đáp những thắc mắc về vấn đề đang gặp phải từ lần đầu truy cập và đáp ứng tốt mục đích tìm kiếm của họ.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về Semantic Search. Hy vọng thông tin Seo Việt chia sẻ phái trên sẽ hữu ích với bạn.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
17 Công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO cực hữu ích, miễn phí
Công cụ kiểm tra bài viết chuẩn Seo là một trợ thủ đắc lực dành...
Conversion Rate Là Gì? Bí Quyết Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Conversion rate là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược paid search của...
Rank Math SEO là gì? Cách dùng Rank Math SEO từ A – Z
Bạn có biết rằng việc tối ưu hóa SEO cho website WordPress không còn quá...
Screaming Frog là gì? Cách tạo và sử dụng Screaming Frog chi tiết
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao website của mình không được nhiều người...
External Link là gì? Cách dùng External Link hiệu quả trong SEO
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ External Link chưa? Hay bạn đang tò mò...
Tự động hóa Email là gì? Hướng dẫn cách tiếp thị email hiệu quả
Trong kỷ nguyên số, khi thông tin tràn lan và thời gian của mọi người...
Ahrefs là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs hiệu quả
Ahrefs là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện...
Google PageRank là gì? Cách tăng PageRank cho website
Trong thế giới SEO, Google PageRank là một trong những yếu tố cốt lõi đã...
Topic Cluster: Cấu trúc, lợi ích & các bước triển khai hiệu quả
Với cấu trúc liên kết nội bộ rõ ràng và việc tập trung vào các...