Kiến thức SEO là cả một đại dương mênh mông bát ngát. Nó không chỉ là các định lý có sẵn như Toán học, Vật lý, Hóa học hay là có những chứng cứ lịch sử diễn ra từ thời xa xưa như Văn học, Lịch sử hay Địa lý,… Những kiến thức về SEO luôn cần phải được cập nhật liên tục. Các chiến dịch cần được thay đổi từng ngày để có thể phù hợp với thời thế và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn hết, đối với người mới bắt đầu làm SEO bạn có thể thấy rất khó nắm bắt. Thậm chí các SEOer cũng không thể dự đoán được những thay đổi để có thứ hạng tìm kiếm tốt hơn. Nếu bạn là một chiến binh SEO đích thực và bạn đang tìm kiếm cho mình top những cầu hỏi về SEO thì bài viết sau chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của cụm từ “Search Engine Optimization” có thể hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Có lẽ, đây là một quy trình nhằm nâng cao thứ hạng của một website trên thanh công cụ tìm kiếm, từ đó giúp người dùng có thể tìm thấy website của mình một cách dễ dàng hơn trên kết quả tìm kiếm của Google.
Trong bảng kết quả tìm kiếm thì SEO đứng dưới các vị trí của quảng cáo Adwords và hiện nay các kết quả tìm kiếm Adwords sẽ có chữ “quảng cáo” kèm theo, xuất hiện trên mẫu quảng cáo. Các kết quả SEO có được sau 1 quá trình nỗ lực tối ưu và đạt được các thứ hạng phổ biến thường được gọi từ Top 1 cho đến Top (vị trí từ thứ 1 đến thứ 10 xuất hiện trên trang 1).
Cách thức hoạt động của SEO
Các công cụ tìm kiếm trên Google sử dụng bot để thu thập dữ liệu trên các website, đi từ website này qua website khác, thu thập thông tin về các trang đó và lập chỉ mục cho chúng. Bạn hãy coi chỉ mục giống như một cơ sở dữ liệu khổng lồ, nơi mà bạn có thể tìm thấy nhanh chóng và chính xác nhất những gì mà bạn đang tìm kiếm vào thời điểm đó.
Tiếp đến, các thuật toán phân tích website trong chỉ mục được tính đến hàng trăm các yếu tố hoặc tín hiệu xếp hạng và để xác định thứ tự các website sẽ xuất hiện trong bảng tìm kiếm cho một kết quả truy vấn tìm kiếm nhất định. Như vậy, nó cung cấp tức thì câu trả lời cho một câu hỏi thông qua công cụ tìm kiếm.
Không giống như quảng cáo tìm kiếm mất phí, bạn không thể trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng tìm kiếm không phải trả tiền, điều này có nghĩa là các chuyên gia SEO phải thực hiện công việc, đó là dịch vụ SEO Cloud Menu cung cấp.
Hơn hết, công việc SEO đòi hỏi nhiều thủ thuật tinh vi, đủ để đảm bảo xếp hạng cao vào thời mà các phương pháp truyền thông đang bị lỗi thời khi thuật toán của Google ngày càng thông minh với trí tuệ nhân tạo, đảm bảo đem thông tin một cách hữu ích, nhanh chóng, đáng tin cậy đến cho người dùng trên nhiều khía cạnh trải nghiệm khác nhau.
Các thuật toán tìm kiếm được thiết kế để hiển thị các website có thẩm quyền và có liên quan, cung cấp cho người dùng trải nghiệm tìm kiếm vô cùng hiệu quả. Tối ưu hóa website và nội dung của bạn với những yếu tố này có thể giúp các website của bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Phân loại SEO Website
Dưới đây là cách phân loại SEO Website được seoviet.vn tổng hợp chi tiết 3 loại như sau:
SEO mũ trắng
Đây là phương pháp SEO chính thống, tuân thủ các nguyên tắc và điều lệ của Google, công việc chính của SEO mũ trắng đó chính là tạo ra nội dung, giá trị hướng đến người dùng. Phương pháp SEO này thường sẽ lâu lên top nhưng sẽ bền vững cao và bền lâu.
SEO mũ đen
SEO mũ đen là phương pháp làm ngược lại với SEO mũ trắng, công việc của SEO mũ đen là làm ngược lại với nguyên tắc của Google hướng đến và cả thuật toán. Các chỉ số luôn cao hơn so với mức quy định của thuật toán. Hơn nữa, với cách SEO này sẽ lên top cực kỳ nhanh và tất nhiên tỷ lên bị phạt bởi thuật toán Google là vô cùng cao.
SEO mũ xám
SEO mũ xám là việc kết hợp cả mũ trắng và mũ đen lại với nhau. Phương pháp này là kiểu biết luật nhưng mà vẫn tìm cách để lách luật. Bạn vừa muốn làm SEO bền vững mà vừa muốn lên nhanh. Ưu điểm của phương pháp này là lên top nhanh và khả năng bị phạt thấp hơn SEO mũ đen.
Làm cách nào tôi có thể tìm các từ khóa mà mọi người đang tìm?
Để tìm được từ khóa chính xác với khả năng tìm kiếm cao sẽ giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận được khách hàng, hơn hết nó còn tăng được tỷ lệ chuyển đổi vô cùng cao. Vậy làm sao để biết được đâu là cụm từ khóa tìm kiếm đáng để đưa vào danh sách từ khóa cho website của mình bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như: Sử dụng Google Adwords, sử dụng Google Trend, Google Search box, Keyword Tool.iom, Spineditor,…
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage được hiểu là công việc bao gồm nhiều thao tác, tác vụ mà các SEOer thực hiện tối ưu hóa trực tiếp trên các website sao cho chúng được xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về, từ đó có thể giúp website đạt được nhiều lưu lượng truy cập, tiếp cận nhiều khách hàng phù hợp hơn từ nguồn tìm kiếm tự nhiên. Công việc này bao gồm có tối ưu mã hóa HTML, sáng tạo và làm phong phú nội dung content website, tái cấu trúc nội dung website sao cho phù hợp nhất với người dùng.
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage được hiểu là một tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố tại bên ngoài website bao gồm có xây dựng liên kết, quảng cáo trên các kênh Social Media Bookmarking, Social Media,… với mục đích cho website của của mình lên top kết quả tìm kiếm của Google cũng như kéo lượng truy cập lớn về website.
Các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google là gì?
Để liệt kê danh sách các yếu tố xếp hạng của Google thì quá nhiều. Họ tập trung vào việc liệt kê tất cả thay vì những yếu tố thực sự quan trọng. Vì thế, sau đây chúng tôi sẽ có một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Thay vì liệt kê hơn 200 yếu tố xếp hạng, chúng tôi sẽ điểm qua 10 yếu tố mà chúng tôi cho rằng nó thực sự quan trọng:
- Backlinks
- Freshness
- Topical authority
- Search intent (mục đích tìm kiếm)
- Content depth (chiều sâu nội dung)
- Page speed (tốc độ trang)
- HTTPS
- Mobile-friendliness (thân thiện với thiết bị di động)
- User experience (kinh nghiệm người dùng)
- Content accuracy (độ chính xác của nội dung)
Các Công Cụ SEO Tốt Nhất
Sau đây là các công cụ SEO tốt nhất mà chúng tôi sử dụng và khuyến khích các bạn dùng để theo dõi hoạt động website của mình đó là:
SEMrush
Đây là công cụ only SEO được sử dụng rộng rãi cho mọi thứ từ nghiên cứu từ khóa cho đến phân tích backlink, cho đến cả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Qua đó, SEMrush giúp bạn có thể tối ưu SEO và chiến lược quảng cáo Google Ads tốt nhất.
WordPress SEO by Yoast
WordPress SEO by Yoast là công cụ đắc lực và phổ biến nhất trên WordPress. Dù bạn đang xây dựng trên blog cá nhân hay là chuyên viên SEO quản lý website cho khách hàng thì công cụ này vẫn luôn là công cụ hiệu quả giúp tối ưu hóa website đúng chuẩn SEO.
WordPress SEO by Yoast có thể được cài đặt trên bất cứ trang WordPress nào, đây là một trong những plugin SEO WordPress dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể mua Yoast SEO Premium để dùng đầy đủ các tính năng khác. Nhưng hầu hết tính năng quan trọng đều có trong Yoast miễn phí.
Công cụ Moz
Moz được dùng bởi những người đam mê SEO trên khắp thế giới và nó được phát triển bởi chuyên gia SEO. Công cụ này rất hữu hiệu để trở thành một người đồng hành và có thể giúp đỡ bạn với việc nghiên cứu từ khóa, liên kết xây dựng, nghiên cứu cạnh tranh.
Công cụ Google PageSpeed
Công cụ miễn phí này từ Google sẽ giúp bạn nhanh chóng phân tích tốc độ website của bạn. Những điều tốt về cách sử dụng công cụ này là nó cũng đưa ra các khuyến cáo để nhanh chóng tối ưu hóa tốc độ website của bạn cùng với đó là cả hiệu suất.
Google TrustRank Là Gì
Google TrustRank sẽ cho bạn biết một website đáng tin cậy sẽ như thế nào, nó cơ bản xác định tổng thể backlink hồ sơ của một website, không có công cụ chính xác nào để đưa ra TrustRank của một website nhưng mà từ đó cho bạn hiểu rõ hơn về mức độ đáng tin cậy của website đó.
Backlinks Là Gì
Backlinks là việc tối ưu SEO Offpage bằng cách đặt tên liên kết website chính của bạn tại một website khác để đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Hơn hết, ngoài mục đích để website chính của bạn đạt được thứ hạng cao đó là thu hút lượng truy cập từ website kia.
Google Ads hỗ trợ gì cho SEO
Google Ads mang lại một nguồn traffic lớn cho SEO, traffic tăng time Onsite. Hơn nữa, traffic cũng giúp cho Google biết được rằng đây là nội dung đang hướng đến người dùng và nó còn phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Hình phạt của Google là gì?
Các loại án phạt của Google có rất nhiều dạng và mức phạt của chúng cũng khác nhau, nên thông thường sẽ không có một tín hiệu chính xác nào được phát ra cho một hình phạt cụ thể. Cơ bản sẽ có 2 loại hình phạt chính và mỗi loại đều có những cách xử lý và khắc phục khác nhau.
- Đối với hình phạt thủ công: Đây là hình phạt xuất phát từ những người đánh giá chất lượng của Google, khi bạn làm điều gì đó đáng ngờ để tăng thứ hạng website thì có thể bạn sẽ bị Google phạt.
- Đối với hình phạt thuật toán: Nếu bạn cảm thấy website của mình đang bị Google phạt nhưng không có bất cứ thông báo nào thì có thể bạn đã bị phạt thuật toán. Về cơ bản Google thay đổi và cho ra đời những thuật toán mới nhằm để phạt các website có chất lượng thấp, không đáp ứng được tất cả các thuật toán đó.
Làm cách nào để tạo Content thân thiện với SEO
Nếu bạn muốn viết tạo nội dung Content thân thiện với SEO bạn hãy ghi nhớ những điều cơ bản sau đây:
- Chú trọng đến mục đích tìm kiếm của người dùng.
- Sử dụng Headline đúng cách.
- Tối ưu hóa liên kết, độ dài bài viết.
- Có độ xác thực.
- Xây dựng tiêu đề tốt nhất cho nội dung.
- Chú ý đến cấu trúc của nội dung.
- Sử dụng từ khóa một cách khôn ngoan.
- Chỉnh sửa, đọc kiểm tra lại và đảm bảo nội dung dễ hiểu.
Nội dung trùng lặp có gây hại cho thứ hạng trang web của bạn không
Nội dung trùng lặp là nội dung rất giống với nội dung khác trên cùng một website hoặc ở một hay nhiều chiều trên website khác trên internet. Nếu như nội dung tương tự xuất hiện trên internet ở hai vị trí khác nhau thì đó có thể là nội dung trùng lặp.
Về cơ bản thì nội dung trùng lặp có thể gây khó khăn cho công cụ tìm kiếm để xác định phiên bản nào phù hợp với nội dung nhất và sẽ được hiển thị trước tiên. Điều đó thực sự làm giảm đáng kể thứ hạng SEO.
Trên đây là tổng hợp top 11 câu hỏi về SEO phổ biến từ cơ bản đến nâng cao được update mới nhất 2022. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác cần được giải đáp hãy để lại comment bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Conversion Rate Là Gì? Bí Quyết Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Conversion rate là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược paid search của...
Rank Math SEO là gì? Cách dùng Rank Math SEO từ A – Z
Bạn có biết rằng việc tối ưu hóa SEO cho website WordPress không còn quá...
Screaming Frog là gì? Cách tạo và sử dụng Screaming Frog chi tiết
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao website của mình không được nhiều người...
External Link là gì? Cách dùng External Link hiệu quả trong SEO
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ External Link chưa? Hay bạn đang tò mò...
Tự động hóa Email là gì? Hướng dẫn cách tiếp thị email hiệu quả
Trong kỷ nguyên số, khi thông tin tràn lan và thời gian của mọi người...
Ahrefs là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs hiệu quả
Ahrefs là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện...
Google PageRank là gì? Cách tăng PageRank cho website
Trong thế giới SEO, Google PageRank là một trong những yếu tố cốt lõi đã...
Topic Cluster: Cấu trúc, lợi ích & các bước triển khai hiệu quả
Với cấu trúc liên kết nội bộ rõ ràng và việc tập trung vào các...
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....