10+ Cách tăng tốc độ Website WordPress nhanh gấp 10 lần

Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Với những website WordPress, việc tối ưu hóa tốc độ là cần thiết để giữ chân khách hàng và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tốc độ website WordPress hiệu quả, giúp website hoạt động mượt mà và nhanh chóng hơn.

Vì sao website WordPress của bạn bị chậm?

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao website WordPress của mình ngày càng chậm dù không thêm nhiều nội dung. Trên thực tế, vấn đề không đơn giản chỉ là do “WordPress nặng”. Mặc dù WordPress không thể so sánh về hiệu năng với các nền tảng như Node.js hay Laravel, nhưng nếu website của bạn chỉ ở mức trung bình ví dụ như site giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng vừa phải thì nguyên nhân khiến website chậm có thể đến từ nhiều yếu tố kỹ thuật khác.

Quá trình tải một trang web bao gồm hàng loạt bước: từ khi người dùng gõ tên miền, đến khi trình duyệt bắt tay với máy chủ, yêu cầu dữ liệu, xử lý mã nguồn và hiển thị nội dung. Chỉ cần trục trặc ở một bước như máy chủ phân giải tên miền chậm, plugin bên thứ ba bị lỗi, hình ảnh quá nặng, hoặc đoạn mã JavaScript bị treo tất cả đều có thể khiến website bị “kẹt cứng” như đợi cafe tan đường vào giờ cao điểm.

Hài hước nhưng thực tế, có những đoạn mã như khung chat chèn từ bên thứ ba (Abc.xyz chẳng hạn) chỉ cần lỗi một hôm là khiến trình duyệt… đứng hình. Hoặc một tấm ảnh nặng 30MB được up lên trang chủ có thể làm “sập mood” người dùng lẫn Googlebot ngay lập tức.

Tóm lại, việc website WordPress chậm không phải do bản thân nền tảng, mà là hệ quả của hàng loạt mắt xích kỹ thuật cần được kiểm tra, phân tích và tối ưu đúng cách. Hiểu rõ quy trình xử lý dữ liệu và những điểm dễ gây nghẽn là bước đầu tiên để cải thiện hiệu suất website một cách hiệu quả.

Tại sao cần tăng tốc độ load của website

Tốc độ load trang web không chỉ là yếu tố kỹ thuật trong thiết kế hay lập trình, mà còn là chìa khóa giữ chân người dùng và nâng cao thứ hạng trên Google. Những trang như landing page, website bất động sản… càng cần tốc độ tải nhanh để đảm bảo hiệu quả chuyển đổi. Theo thống kê, người dùng mong đợi một website tải trong khoảng 1–3 giây. Nếu trang web của bạn mất quá nhiều thời gian để hiển thị, người dùng có xu hướng thoát ra và tìm đến đối thủ cạnh tranh. Điều đó đồng nghĩa bạn đang mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng – chỉ vì tốc độ tải quá chậm. Tối ưu tốc độ load website chính là cách giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng SEO một cách bền vững.

Tốc độ Website ảnh hưởng thế nào đến SEO

Tốc độ website – hay chính là thời gian để một trang web tải đầy đủ nội dung – đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược SEO. Đây không chỉ là thông số kỹ thuật mà còn là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Một website có tốc độ tải nhanh sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng thời gian ở lại trang và giảm tỷ lệ thoát. Quan trọng hơn, Google coi đây là một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng để đánh giá chất lượng trang web. Vì vậy, nếu bạn muốn nâng cao vị trí từ khóa trên kết quả tìm kiếm, tốc độ tải trang là yếu tố không thể bỏ qua.

Tốc độ website ảnh hưởng đến xếp hạng Google

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng mà Google sử dụng để xếp hạng website. Khi một trang web mất quá nhiều thời gian để tải, công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập và lập chỉ mục đầy đủ nội dung của trang. Google không thể đợi quá lâu để đánh giá toàn bộ website của bạn, và điều đó khiến trang bị đánh giá là kém chất lượng. Hệ quả là thứ hạng từ khóa bị giảm và lượng truy cập (traffic) cũng sẽ suy giảm theo. Vì vậy, nếu muốn cải thiện vị trí trên kết quả tìm kiếm và giữ chân người dùng hiệu quả, bạn cần ưu tiên tối ưu tốc độ website ngay từ đầu.

Tốc độ website ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Tốc độ website có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Khi phải chờ đợi quá lâu để trang web hiển thị đầy đủ, phần lớn người truy cập sẽ cảm thấy khó chịu và dễ dàng rời khỏi trang. Ngược lại, một website có tốc độ tải nhanh, kết hợp với nội dung chất lượng sẽ tạo thiện cảm, giúp người dùng thoải mái hơn khi khám phá thông tin hoặc mua sắm. Khách hàng hài lòng sẽ có xu hướng quay lại trang web trong tương lai. Vì thế, nếu không muốn đánh mất lượng truy cập quý giá chỉ vì tốc độ tải quá chậm, bạn cần đầu tư tối ưu hiệu suất website ngay hôm nay.

Tăng trải nghiệm người dùng
Website load nhanh giúp tăng trải nghiệm người dùng

Tốc độ website ảnh hưởng đến Bounce Rate (tỷ lệ thoát)

Tốc độ tải trang có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ thoát (bounce rate) trên website. Một nghiên cứu cho thấy: hơn 72% người dùng sẽ rời khỏi trang nếu thời gian tải vượt quá 5 giây. Thậm chí, có tới 55% người truy cập sẵn sàng thoát ra hoặc chuyển sang trang khác nếu web mất hơn 3 giây để load đầy đủ nội dung. Điều này cho thấy, tốc độ website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn trực tiếp tác động đến hiệu quả chiến lược SEO. Nếu không tối ưu tốc độ tải trang, bạn sẽ dễ dàng đánh mất lượng lớn khách hàng tiềm năng chỉ trong vài giây ngắn ngủi.

Tốc độ website ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu (crawling) của Google

Tốc độ tải trang không chỉ ảnh hưởng đến người dùng, mà còn tác động trực tiếp đến quá trình thu thập dữ liệu (crawling) của Google. Những website có tốc độ load nhanh sẽ giúp Googlebot dễ dàng tiếp cận, lập chỉ mục và hiểu rõ nội dung trang. Ngược lại, website chậm – thường do chứa quá nhiều tệp dung lượng lớn, hình ảnh chưa tối ưu hoặc thiếu các công nghệ nén trang – sẽ khiến Google phải tiêu tốn nhiều tài nguyên, băng thông và thời gian để thu thập thông tin. Kết quả là trang của bạn có thể bị thu thập không đầy đủ hoặc không được ưu tiên trong quá trình lập chỉ mục, làm giảm hiệu quả SEO tổng thể.

Cách kiểm tra và nhận biết tốc độ website WordPress chậm

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ tải của website WordPress thông qua công cụ miễn phí GTmetrix. Đây là nền tảng phân tích hiệu suất website do GT.net phát triển, cho phép người dùng kiểm tra tốc độ tải trang nhanh chóng và chính xác. Chỉ cần truy cập vào https://gtmetrix.com/, bạn sẽ nhận được bản phân tích chi tiết về tình trạng tải trang, điểm hiệu suất và các yếu tố làm chậm website. GTmetrix còn hỗ trợ xác định nguyên nhân như hình ảnh chưa nén, mã nguồn chưa tối ưu… Nhờ đó, bạn có thể đưa ra các biện pháp phù hợp để cải thiện tốc độ website WordPress một cách hiệu quả.

Bước 1: Truy cập https://gtmetrix.com

Bước 2: Nhập URL và chọn vị trí kiểm tra

Bước 3: Xem báo cáo với thông tin chi tiết như: thời gian tải trang, kích thước tệp, số lượng yêu cầu HTTP…

Tốc độ tải trang lý tưởng thường là 0,1 giây. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng đạt được tốc độ này. Thực tế, thời gian tải trang từ 3 – 5 giây cũng được xem là ổn định. 

Hoặc có thể sửa dụng công cụ Google PageSpeed Insights được phát triển bởi Google

Bước 1: Truy cập Google PageSpeed Insights

Bước 2: Nhập URL website của bạn rồi bấm “Phân tích”

Bước 3: Công cụ sẽ đưa ra điểm số (0-100) cho cả phiên bản di động và máy tính.

Công cụ Google PageSpeed Insights
Công cụ Google PageSpeed Insights giúp kiểm tra tốc độ load của website

Tổng hợp các cách tăng tốc độ website WordPress hiệu quả

Nếu như website WordPress của bạn đang load chậm, bạn hãy áp dụng các cách dưới đây để tăng tốc độ tải trang!

Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh chiếm phần lớn dung lượng tải trên website, vì vậy việc tối ưu hóa hình ảnh là bước quan trọng để cải thiện tốc độ.

  • Sử dụng định dạng WebP: Đây là định dạng hình ảnh hiện đại, nhẹ hơn PNG và JPG, giúp giảm dung lượng mà vẫn giữ chất lượng hiển thị tốt.
  • Nén hình ảnh bằng plugin: Các plugin như WP Smush, ShortPixel, hoặc Imagify cho phép tự động nén hình ảnh khi tải lên mà không làm giảm chất lượng.
  • Kích hoạt Lazy Load: Chỉ tải hình ảnh khi người dùng cuộn đến phần nội dung chứa hình ảnh, giúp giảm tải ban đầu của trang web.
Tăng trải nghiệm người dùng
Tối ưu hình ảnh là cách tăng tốc độ website hiệu quả

Tối ưu hóa mã nguồn

Tối ưu hóa mã nguồn cũng là một trong các cách tăng tốc độ website WordPress hiệu quả. Mã nguồn không tối ưu sẽ tạo ra những yếu tố làm chậm trang web, gây ảnh hưởng đến tốc độ tải.

  • Loại bỏ mã JavaScript và CSS không cần thiết: Hãy kiểm tra các file JavaScript và CSS trong website của bạn. Các đoạn mã không sử dụng hoặc không cần thiết có thể gây tắc nghẽn trong quá trình tải trang. 
  • Kết hợp và nén các file: Việc kết hợp các file JavaScript, CSS và HTML lại thành các file duy nhất có thể giúp giảm số lượng yêu cầu HTTP, từ đó giảm tải cho máy chủ. Ngoài ra, hãy sử dụng các công cụ như Gzip hoặc Brotli để nén các file này, giúp chúng tải nhanh hơn.
  • Loại bỏ mã không sử dụng: Plugin Perfmatters có thể vô hiệu hóa các tập lệnh không cần thiết để giảm tải cho website.
Tối ưu hóa mã nguồn
Tối ưu hóa mã nguồn website

Sử dụng bộ nhớ đệm (Cache)

Bộ nhớ đệm là giải pháp hiệu quả để cải thiện tốc độ website bằng cách lưu trữ dữ liệu tĩnh và giảm tải cho máy chủ.

  • Cài đặt plugin cache: Các plugin như WP Rocket, WP Super Cache hoặc W3 Total Cache giúp lưu trữ phiên bản tĩnh của trang web và phục vụ nhanh hơn cho người dùng.
  • Kích hoạt Browser Caching: Cho phép trình duyệt của người dùng lưu trữ dữ liệu tạm thời để truy cập nhanh hơn trong lần sau.
Sử dụng bộ nhớ đệm
Sử dụng bộ nhớ đệm cũng là một trong các cách tăng tốc độ website WordPress

Chọn hosting chất lượng cao

Nếu website của bạn load chậm, hãy thử cách tăng tốc độ website WordPress là chọn hosting chất lượng cao. Hosting đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ và hiệu suất của website WordPress. Một hosting chất lượng cao sẽ giúp website tải nhanh hơn và hoạt động ổn định hơn.

Hosting cho website WordPress cần có tài nguyên (băng thông, bộ nhớ RAM, CPU) phù hợp với quy mô của trang web. Nếu website của bạn có lượng truy cập lớn, hosting chia sẻ (shared hosting) có thể không đáp ứng đủ nhu cầu, bạn nên cân nhắc lựa chọn VPS (Virtual Private Server) hoặc hosting chuyên dụng cho WordPress. Ngoài ra, nên chọn nhà cung cấp hosting uy tín và chọn hosting có máy chủ gần khu vực địa lý của người dùng mục tiêu giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ tải trang.

Chọn hosting chất lượng cao
Lựa chọn hosting chất lượng cao

Loại bỏ các Theme không cần thiết

WordPress cung cấp rất nhiều theme đẹp mắt và có tính năng đa dạng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều theme hoặc theme quá phức tạp có thể làm chậm tốc độ website do các mã nguồn và tệp tin không cần thiết.

Do đó, để tăng tốc độ load web, bạn chỉ sử dụng một theme chính và loại bỏ những theme không cần thiết trong thư mục của website. Một số theme cài sẵn không chỉ nặng mà còn chứa nhiều mã nguồn thừa, ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Loại bỏ các theme không cần thiết
Loại bỏ những Theme không cần thiết cho website WordPress

Hạn chế hình ảnh quảng cáo

Hình ảnh quảng cáo thường có dung lượng lớn và yêu cầu tải nhiều tài nguyên, làm giảm tốc độ trang web. Việc hạn chế hoặc tối ưu hóa hình ảnh quảng cáo sẽ giúp cải thiện đáng kể tốc độ tải trang.

  • Giảm số lượng hình ảnh quảng cáo: Chỉ giữ lại những hình ảnh thực sự cần thiết để tránh làm quá tải website.
  • Tối ưu hóa hình ảnh trước khi tải lên: Sử dụng các plugin như WP Smush hoặc TinyPNG để nén hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.
  • Kích hoạt Lazy Load: Hình ảnh quảng cáo chỉ được tải khi người dùng cuộn đến vị trí hiển thị, giúp giảm tải ban đầu của trang web.
Hạn chế hình ảnh quảng cáo
Hạn chế bớt hình ảnh quảng cáo giúp website load nhanh hơn

Nâng cấp phiên bản PHP

Nâng cấp phiên bản PHP là một trong những cách tăng tốc độ website WordPress hiệu quả nhất. Phiên bản PHP mới hơn, như PHP 8.x, mang lại hiệu suất vượt trội so với các phiên bản cũ như PHP 7.4 hoặc 5.6.

Việc nâng cấp PHP giúp tối ưu hóa mã nguồn, giảm thời gian xử lý và tiết kiệm tài nguyên máy chủ. Ngoài ra, các plugin và theme hiện đại thường được thiết kế để hoạt động tốt nhất trên các phiên bản PHP mới, đảm bảo tính tương thích và tránh lỗi không mong muốn. Để nâng cấp, bạn có thể sử dụng cPanel hoặc DirectAdmin từ nhà cung cấp hosting của mình. Sau khi nâng cấp, hãy kiểm tra lại toàn bộ website để đảm bảo mọi plugin và theme hoạt động ổn định và không gặp lỗi.

Nâng cấp phiên bản PHP cho website
Nâng cấp phiên bản PHP cho website WordPress

Sử dụng Content Delivery Network (CDN)

CDN là hệ thống máy chủ phân tán toàn cầu, giúp giảm tải cho máy chủ chính bằng cách cung cấp nội dung từ nút gần nhất với người dùng. Khi tích hợp CDN vào website WordPress, tốc độ tải trang sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt đối với người dùng ở các khu vực xa máy chủ chính.

Ngoài việc tăng tốc độ, CDN còn giúp tối ưu hóa bảo mật bằng cách giảm nguy cơ tấn công DDoS và hỗ trợ lưu trữ tạm thời (cache) cho các tài nguyên tĩnh như hình ảnh, CSS và JavaScript. Để kích hoạt CDN, bạn có thể sử dụng các plugin như LiteSpeed Cache hoặc WP Rocket để cấu hình dễ dàng. Sau khi thiết lập, hãy kiểm tra xem CDN đã hoạt động bằng cách kiểm tra nguồn trang web hoặc sử dụng công cụ kiểm tra mạng.

Sử dụng Content Delivery Network
Sử dụng Content Delivery Network giúp tăng tốc độ website

Hạn chế số lượng và tối ưu Plugin

Việc sử dụng quá nhiều plugin có thể làm chậm website WordPress do xung đột mã hoặc tiêu tốn tài nguyên máy chủ. Do đó, hạn chế số lượng plugin chỉ còn những plugin thực sự cần thiết là điều quan trọng để cải thiện tốc độ.

Hãy bắt đầu bằng cách xóa bỏ các plugin không sử dụng hoặc ít quan trọng. Tiếp theo, tối ưu hóa các plugin hiện có bằng cách sử dụng những plugin hiệu suất cao như Autoptimize, Perfmatters hoặc WP Super Cache để nén CSS/JS và giảm yêu cầu HTTP. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra định kỳ các plugin để đảm bảo chúng được cập nhật thường xuyên và tương thích với phiên bản WordPress mới nhất.

Tối ưu plugin cho website
Loại bỏ bớt các plugin không cần thiết cho website

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu cũng là một trong các cách tăng tốc độ website WordPress hiệu quả. Cơ sở dữ liệu của WordPress lưu trữ tất cả nội dung, cài đặt và thông tin quan trọng của trang web. Theo thời gian, cơ sở dữ liệu có thể trở nên cồng kềnh do các thông tin dư thừa như bản nháp bài viết, bình luận spam, hoặc các bản sửa đổi bài viết không cần thiết. Việc tối ưu hóa cơ sở dữ liệu giúp giảm dung lượng và cải thiện tốc độ xử lý của website.

Bạn có thể sử dụng các plugin như WP-Optimize hoặc WP-Sweep để tự động dọn dẹp các dữ liệu không cần thiết. Các plugin này cho phép bạn xóa các bản sửa đổi bài viết, bài viết trong thùng rác, và các thẻ không sử dụng chỉ với vài cú nhấp chuột.

Cập nhật website WordPress thường xuyên

Cập nhật WordPress là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để cải thiện tốc độ và bảo mật cho website. Mỗi phiên bản mới của WordPress thường đi kèm với các bản vá lỗi, cải tiến hiệu suất và tính năng mới, giúp website hoạt động mượt mà hơn.

Nếu bạn không cập nhật WordPress thường xuyên, trang web có thể gặp phải nhiều vấn đề như lỗi tương thích với plugin hoặc theme, lỗ hổng bảo mật dễ bị hacker khai thác, và hiệu suất kém do mã nguồn cũ kỹ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sao lưu toàn bộ website trước khi thực hiện cập nhật.

Cập nhật website thường xuyên
Cập nhật website WordPress thường xuyên

Tăng tốc độ website WordPress không chỉ là một lựa chọn, mà là yếu tố bắt buộc để nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện thứ hạng SEO. Với những cách tăng tốc độ website WordPress đã được chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa hiệu suất trang web của mình.

Rate this post