Google thường xuyên cập nhật thuật toán kiểm soát chất lượng website nhằm nâng cao chất lượng kết quả tìm kiếm của người dùng. Trong đó, thuật toán Google Medic được nghiên cứu và ra mắt tập trung chủ yếu vào những website có nội dung liên quan đến sức khỏe và y tế. Nhà quản trị website cần phải chú ý những gì để vượt qua thuật toán này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin chi tiết tới bạn.
Thuật toán Google Medic là gì?
Google Medic là thuật toán được Google ra mắt vào ngày 1/8/2019 nhắm tới những trang web hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe và y tế. Ngoài ra, các website về tài chính, cá cược cũng bị ảnh hưởng khi thứ hạng, lượng truy cập bị giảm đáng kể.
Những trang web bị ảnh hưởng bởi Google Medic
Không chỉ các website hoạt động trong lĩnh vực y tế, sức khỏe mới bị ảnh hưởng bởi Google Medic mà còn nhiều website liên quan tới YMYL (Your Money Your Life – Tiền của bạn, cuộc sống của bạn) sẽ bị ảnh hưởng bởi thuật toán này. Theo đó, trang YMYL được đánh giá là những trang web có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe, hạnh phúc, tiền bạc của người dùng. Trải qua mức độ giám sát cao hơn từ trình thu thập dữ liệu tìm kiếm của Google, những website sau đây được coi là trang YMYL:
- Trang thông tin tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư,…
- Trang thông tin y tế: sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thiết bị y tế, dược phẩm,…
- Trang mua sắm, giao dịch tài chính
- Trang thông tin pháp lý
- Các bài báo, trang thông tin công cộng hoặc chính thức cung cấp thông tin công đồng.
Những trang web có đặc điểm trên sẽ bị ảnh hưởng bởi thuật toán Google Medic là do EAT, một thuật ngữ viết tắt trong SEO:
- Chuyên môn (Expertise): Chuyên môn của người sáng tạo nội dung.
- Thẩm quyền (Authority): Tính thẩm quyền của người tạo ra nội dung và website.
- Tin cậy (Trust): Độ tin cậy của người tạo ra nội dung và website.
Mục đích cuối cùng của thuật toán này đó là mang lại trải nghiệm người dùng tốt. Cụ thể là cải thiện kiến thức chuyên môn, quyền hạn, độ tin cậy của các trang. Bởi lẽ, đây đều là những website có nội dung ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc của một người.
Cách khắc phục ảnh hưởng từ Google Medic cho SEOer
Sau đây là một số cách khắc phục sự ảnh hưởng của Google Medic hiệu quả mà các SEOer có thể áp dụng nhằm hạn chế tối đa hậu quả có thể xảy ra.
Cải thiện thông tin trên website
Các thông tin trên website phải được rõ ràng, minh bạch để Google đánh giá cao mức độ tin cậy với người dùng. Trong đó, nội dung liên quan đến sức khỏe, y tế, dược phẩm phải được cập nhật thường xuyên và chính xác 100%. Thông thường, nội dung sẽ được cập nhật theo quý hoặc tốt nhất là theo ngày.
Xây dựng nội dung thân thiện với người dùng
Nội dung chính là cốt lõi quan trọng nhất của một website. Vì vậy, hãy xây dựng những bài viết độc đáo, hấp dẫn và thực sự cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Đồng thời, chú ý đến các tiêu chuẩn SEO của một bài viết để được Google đánh giá cao bạn nhé.
Hiện tên tác giả bài viết
Không phải tất cả bài viết của một website đều do một người viết ra. Những người thực sự có chuyên môn sẽ cung cấp thông tin chính xác nhất. Vì vậy, hãy hiển thị trên tác giả sẽ giúp website của bạn vượt qua thuật toán Medic của google.
Xóa bỏ/chỉnh sửa nội dung không có người truy cập
Bạn cần định kỳ kiểm tra, rà soát các bài viết không có giá trị. Nếu nội dung không được truy cập thì xem xét xóa bỏ hay chỉnh sửa hợp lý. Cách tốt nhất là hãy liên hệ và mời gọi những tác giả danh tiếng trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, tài chính đề xây dựng lại nội dung được tối ưu hơn.
Kỹ thuật website
Hầu hết những website có link URL là HTTP sẽ bị Google Medic đánh dấu là không an toàn và bị xếp hạng thấp. Vì vậy, hãy trang bị cho website của bạn ở dạng bảo mật HTTPS để có thứ hạng cao nhất.
Trên đây là giải đáp chi tiết về những thông tin xoay quanh Google Medic là gì và một số cách khắc phục khi bị thuật toán này ảnh hưởng. Hy vọng rằng, bài viết trên của Seo Việt đã cung cấp tới bạn những kiến thức SEO hữu ích.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của anh, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tốc độ tải trang là gì? Cách kiểm tra tốc độ tải trang đơn giản
Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố hàng đầu cần quan tâm...
5+ Mẫu báo cáo SEO chuyên nghiệp và những điều cần lưu ý
Báo cáo SEO có thể hiểu đơn giản là tài liệu tổng hợp chi tiết...
Công cụ tìm kiếm là gì? Cách hoạt động và các công cụ phổ biến
Công cụ tìm kiếm hay máy tìm kiếm là công cụ được sử dụng phổ...
Knowledge Graph là gì? Đặc điểm, cách tạo của sơ đồ tri thức Google
Knowledge Graph là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên,...
Kỹ thuật SEO là gì? TOP 10 kỹ thuật SEO website phổ biến
Để tối ưu website hiệu quả, các chuyên viên SEO cần áp dụng những kỹ...
Lý do Website MẤT INDEX và cách khắc phục NHANH NHẤT
Đối với những người kinh doanh bán hàng trên website, thật tồi tệ khi chỉ...
Seo không cần backlink vẫn lên TOP Google? Cách tối ưu hiệu quả
Hiện nay, thủ thuật SEO không cần backlink đang trở thành một chủ đề nóng...
SERP là gì? Vai trò và các định dạng kết quả SERP phổ biến
SERP là một trong những thuật ngữ quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong...
Ngành nào nên làm SEO? TOP 10 ngành hiệu quả cao khi SEO
Đầu tư làm SEO là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển bền...