Nếu đang có ý định bước chân vào công việc Marketing Online mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc Marketing Online chi tiết từ A – Z mà seoviet.vn giới thiệu dưới đây. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản đầy đủ nhất về Marketing Online để giúp bạn có những sự lựa chọn đúng đắn. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Tìm hiểu về Marketing online và nghề Digital Marketing
1.1. Bạn hiểu thế nào về Marketing online?
Nếu các công việc như nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược marketing hay phát triển sản phẩm… đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, công nghệ mạng Internet với mục đích cuối cùng là mang sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất thì được gọi là marketing online.
Hiểu được định nghĩa rồi, tiếp theo thì cùng xem mô tả công việc Marketing Online là gì nhé.
1.2. Làm Digital Marketing cần làm gì?
Digital Marketing giống Marketing truyền thống là đều thực hiện các chiến lược như lên chiến dịch Marketing, chiến dịch truyền thông, thực thi và đo lường hiệu quả đạt được,… Nhưng khác ở chỗ ở tất cả các công việc trên đều được thực hiện trên môi trường Internet, nhờ vào các kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Digital Marketing được cho là Marketing của thời đại mới.
2. Marketing online gồm các hình thức nào?
+ SEO – Search Engine Optimization: tối ưu vị trí của trang web thông qua công cụ tìm kiếm.
+ Quảng cáo hiển thị: web (thông qua pop-ups, banner), đa phương tiện (rich media), tương tác (in-text hay in-game)
+ SEM – Search Engine Marketing: thông qua công cụ tìm kiếm để marketing.
+ Viral Marketing: Marketing qua mạng cộng đồng.
+ Email Marketing: thông qua email để Marketing.
+ Quảng cáo Web 2.0: như diễn đàn, blog.
3. Muốn làm Digital Marketing, các Marketer cần biết các công cụ nào?
Một Marketer muốn làm được Digital Marketing cần biết tối thiểu các công cụ sau: SEO, SEM, Online Advertising, Email Marketing, Social Media, Online PR, Mobile Marketing,…
4. Mô tả công việc Marketing Online
– Công việc đầu tiên là lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm, các chương trình truyền thông cho sản phẩm/thương hiệu.
– Sau đó sẽ triển khai trực tiếp các chương trình về sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua các kênh khác nhau: SEO/SEM, Email Marketing, Social Media, Online Advertising, Affiliate Marketing, Mobile Marketing, SMS Marketing,…)
– Tìm hiểu và nắm rõ các thuật toán và cơ chế hoạt động của từng keeng Digital Marketing.
– Xây dựng các kênh Digital lớn mạnh hơn (có thể tự làm hoặc phối hợp với bộ phận Content Marketing).
– Phối hợp với các phòng ban khác có liên quan để có thể xây dựng chiến lược phù hợp cũng như làm việc hiệu quả nhất.
5. Vị trí Digital Marketing cần những kỹ năng nào?
+ Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Kỹ năng này sẽ giúp vị trí tên doanh nghiệp được đưa lên rank top khi có bất kỳ ai đó search keyword liên quan trên công cụ tìm kiếm. Tiếp cận với khách hàng trước sẽ có nhiều ưu thế hơn cho công ty.
+ Kỹ năng viết bài: đó sẽ là các bài đăng fanpage, bài SEO web hay bài quảng cáo, PR,… Ngoài ra, liên quan đến kỹ năng viết bài thì Marketer cũng cần biết kỹ năng về quản trị fanpage, group hay blog,…
+ Kỹ năng viral: tức là khả năng vận dụng trend, xu hướng đang hot vào câu chữ của mình. Viết hay cộng với sự viral sẽ giúp chiến dịch của bạn bùng nổ hơn rất nhiều.
+ Kỹ năng coding, đồ họa: có thể 1 người làm Digital Marketing không quá giỏi kỹ năng này, nhưng nếu bạn làm được, bạn sẽ được đánh giá rất cao. Đó là thiết kế hình ảnh quảng cáo hay code chỉnh sửa website cơ bản,…
+ Kỹ năng hiểu biết thuật toán trang quảng cáo: mỗi trang quảng cáo sẽ có những thuật toán khác nhau. Bạn cần nắm rõ từng trang quảng cáo và cần update liên tục để phù hợp với sự thay đổi.
+ Kỹ năng tương tác với người dùng: kỹ năng này sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu hơn đối với khách hàng cũ và tăng nhận biết về thương hiệu/sản phẩm đối với khách hàng mới.
Các kỹ năng này sẽ phù hợp với từng mô tả công việc Marketing Online ở trên. Nếu cảm thấy còn thiếu kỹ năng nào thì hãy bổ sung luôn nhé.
6. Nhà tuyển dụng cần gì ở một nhân viên Digital Marketing?
– Các kỹ năng chuyên môn
+ Có kiến thức về Marketing.
+ Có hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty.
+ Am hiểu về các công cụ Digital Marketing.
+ Biết về đồ họa, IT (sẽ càng có lợi thế)
+ Có kinh nghiệm trong ngành hoặc đã từng thực chiến trên nền tảng kỹ thuật số.
– Các kỹ năng mềm:
+ Có khả năng phân tích và xây dựng chiến lược quảng cáo.
+ Giao tiếp tốt, quản lý thời gian tốt, chịu được áp lực cao.
+ Sáng tạo, chủ động, linh hoạt.
+ Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm.
+ Chăm chỉ, tỉ mỉ.
7. Digital Marketing có mức lương bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng công ty, vị trí đảm nhiệm và năng lực hiện có mà mức lương cho Digital Marketing sẽ là khác nhau.
+ Với 1 sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm: 6-10 triệu/tháng.
+ Chuyên viên Digital Marketing đã có kinh nghiệm 1-2 năm: 10-15 triệu/tháng.
+ Quản lý, trưởng nhóm: trên 20 triệu/tháng.
Năm 2021 dự báo thị trường nhân lực cho ngành Digital Marketing sẽ thiếu hụt khoảng 200.000 người. Đây sẽ là một nghề nghiệp lý tưởng và hot trong thời gian sắp tới.
Hy vọng, bản mô tả công việc Marketing Online trên đây của seoviet.vn đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và giúp bạn có thêm định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai. Nếu cảm thấy mình phù hợp thì đừng quên ứng tuyển ngay để có được việc làm tốt nhất cho mình nhé. Chúc bạn luôn thành công và cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Xem thêm:
- Tuyển dụng thực tập SEO 2020 tại Hà Nội – Seo Việt
- Thiết kế web tuyển dụng, giới thiệu việc làm, tìm việc hiệu quả
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của anh, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Anh còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Seed Keyword Là Gì? 5 Công Cụ Tìm Kiếm từ khóa hạt giống
Seed keyword được xem như bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành...
Meta Description là gì? Cách viết thẻ Meta Description tối ưu
Meta Description là gì? Cách cho Meta Description vào wordpress như thế nào? Cùng tìm...
Lý do tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?
Hiện nay, việc đăng ký website với Bộ Công Thương đang được nhiều doanh nghiệp...
7 Phần mềm spin nội dung (Content) miễn phí, hiệu quả
Nếu bạn là một trường làm trong lĩnh vực marketing thì chắc chắn bạn sẽ...
Cách tạo Category trong WordPress và cách sử dụng hiệu quả
Bạn mới bắt tay vào công cuộc xây dựng website riêng cho doanh nghiệp của...
Paid Search Là Gì? 5 Lý do nên dùng Paid Search
Bất cứ một chuyên viên Digital Marketing nào đều biết về Paid Search và những...
Instagram Marketing là gì? Chiến lược Marketing Instagram Online cho người mới bắt đầu A-Z
Instagram Marketing là một trong những chiến lược Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp áp...
Content Executive là gì? Mô tả công việc của Content Executive
Bạn đang muốn trở thành Content Executive nhưng không biết Content Executive là gì và...
LSI là gì? Các cách tìm và sử dụng LSI keyword trong SEO
Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều đến thuật ngữ “LSI Keywords” từ các...