Search Intent (Mục đích tìm kiếm): “Yếu tố xếp hạng” bị bỏ qua mà bạn nên tối ưu năm 2019

Bạn muốn thứ hạng của mình cao trên Google vào năm 2019? Hãy làm content sao cho phù hợp nhất với mục đích tìm kiếm của người dùng.
Thật khó để nhấn mạnh tầm quan trọng của “mục đích tìm kiếm” đối với SEO. Tôi không phóng đại khi nói rằng nếu bạn muốn rank cao vào năm 2019, việc hiểu và làm nội dung với mục đích tìm kiếm là rất quan trọng.
Bạn vẫn chưa tin tôi ư? Hãy cùng nhìn qua số liệu dưới đây để hiểu hơn về nó.
Lượng truy cập tăng khi viết nội dung theo mục đích tìm kiếm
Lưu lượng truy cập tự nhiên từ 1 trong những landing pages chính của chúng tôi đã tăng 677% chỉ trong vòng sáu tháng!
Vậy chúng tôi đã làm được điều đó như thế nào? Đó chính là thay đổi nội dung landing page để phù hợp với mục đích tìm kiếm hơn.
Thông tin dưới đây sẽ cho bạn biết về:

  • Search intent là gì?
  • Tại sao search intent lại quan trọng trong SEO
  • 4 Dạng search intent chính
  • Làm thế nào đoán được mục đích tìm kiếm
  • Cách tối ưu search intent
  • Làm thế nào mà traffic của chúng tôi tăng lên 677% chỉ bằng cách tối ưu search intent

Search intent là gì?

Search intent là mục đích tìm kiếm đằng sau 1 truy vấn. Nói cách khác, tại sao một người lại tìm kiếm từ khóa này? Phải chăng họ muốn tìm hiểu thông tin về một thứ gì đó? Hay đang muốn tìm mua 1 sản phẩm? Hoặc tìm về 1 trang web cụ thể?
Để làm rõ hơn về thuật ngữ này, tôi đã lọc lịch sử tìm kiếm và chọn ra 1 vài ví dụ từ lần tìm kiếm gần nhất của mình.
Việc của bạn là tìm ra “mục đích” của tôi khi tìm kiếm các từ khóa sau:
(Đừng lo, đây chỉ 1 bài tập nhỏ giúp bạn hiểu qua về mục đích tìm kiếm!)
“LẠC ĐÀ LẠC ĐÀ”

  • Tôi đang muốn tìm hình ảnh 2 con lạc đà?
  • Tôi đang muốn điều hướng đến trang lạcđàlạcđàlạcđà.com và không muốn gõ hết ra tên trang web?
  • Tôi đang muốn mua 1 vài con lạc đà?

“Mua khóa bảo mật yubikey 5”

  • Tôi muốn biết về yubikey 5?
  • Tôi muốn xem video về yubikey?
  • Tôi muốn mua 1 chiếc yubikey 5?

“Bột protein”

  • Tôi muốn mua bột protein?
  • Tôi muốn biết về loại bột protein tốt nhất và loại dở nhất?
  • Tôi muốn biết bột protein là gì?

Có vẻ như ví dụ cuối hơi khó, đúng chứ? Chúng ta sẽ quay lại với nó sau.

Tại sao mục đích tìm kiếm lại quan trọng?

Mục tiêu của Google là cung cấp cho người dùng kết quả liên quan nhất cho từng truy vấn của họ.
Tại sao chúng ta lại biết điều này? Đầu tiên, sự thành công của 1 doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sự thành công của các tính năng trên Google. Bởi chỉ cần chúng ta nhìn vào Bing để biết
chuyện gì xảy ra khi kết quả trên công cụ tìm kiếm của nó lại kém và không liên quan đến như vậy. Hầu như không ai sử dụng công cụ này nên doanh thu quảng cáo trên đó cũng bị giảm đi.
Google cũng nêu rõ sứ mệnh của mình: “Tổ chức, sắp xếp lại thông tin trên toàn thế giới và làm cho nó có thể hữu dụng”. Điều này giống như Google đang trao đi thông tin miễn phí cho người dùng vậy.
Sứ mệnh của Google - Tổ chức sắp xếp lại thông tin
Nhưng chúng ta là những người làm SEO. Vậy thì tại sao nó lại có ảnh hưởng lớn đến thế?
Nếu muốn xếp hạng cao trên Google 2019, việc kết quả tìm kiếm liên quan nhất cho từng truy vấn sẽ vô cùng quan trọng. Làm nội dung sao cho phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng luôn là ưu tiên số 1.
Nếu bạn đang muốn dùng từ khóa “thẻ tín dụng tốt nhất”, đừng cố gắng nhồi nhét nó vào landing page để xuất hiện trên SERPs. Chắc chắn bạn sẽ không thành công. Google biết người dùng muốn thấy gì khi họ thực hiện 1 truy vấn và không chỉ có thế. Nó liên quan đến thông tin, các bài viết blog, biểu đồ so sánh,…
Sự liên quan chính là nền tảng đóng góp tới sự thành công trong SEO.

4 Dạng Search intent chính

Sau đây là 4 dạng mục đích tìm kiếm chính:

1/ Information: Mục đích thông tin

Người dùng đang muốn tìm thông tin. Họ có thể đang muốn tìm lời giải đáp cho câu hỏi như “Tổng thống nước Mỹ là ai?”. Hoặc 1 thứ gì đó cần thông tin mang tính chuyên sâu nhiều hơn như “Blockchain hoạt động như thế nào?”. Tuy nhiên, không phải tất cả các lượt tìm kiếm về thông tin đều có dạng như 1 câu hỏi.
1 Vài ví dụ về lượt tìm kiếm thông tin:

  • “Julian Assange là ai?”
  • “Tìm đường đến sân bay Manchester”
  • “Donald Trump”
  • “Tỉ số bóng đá”
  • “HTML 5”

2/ Navigation: Ý định điều hướng

Người dùng đang muốn tìm 1 trang web cụ thể. Ở đây, họ đã biết rõ mình muốn tìm đến trang web nào. Họ sẽ dễ dàng tìm nhanh hơn khi không phải gõ ra toàn bộ URL trên thanh địa chỉ bởi có lẽ họ không biết chắc chắn nó chính xác là gì.
Ví dụ:

  • “Facebook”
  • “nội dung trên trang ahrefs”
  • “Hướng dẫn SEO moz cho người bắt đầu”
  • “Đăng nhập vào Twitter”

3/ Transaction: Ý định giao dịch

Người dùng muốn thực hiện 1 giao dịch và đang trong tâm thế là người mua hàng. Hầu hết họ đều đã biết mình muốn mua sản phẩm gì và giờ họ muốn tìm địa chỉ để mua nó.
Ví dụ:

  • “mua macbook pro”
  • “phiếu giảm giá nordvpn”
  • “samsung galaxy s10 giá rẻ”
  • “Giá gói premium Lastpass”

4/ Commercial investigation: Điều tra thương mại

Người dùng đang muốn tìm 1 sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nhưng chưa đưa ra quyết định cuối cùng loại nào là tốt nhất cho mình. Họ vẫn đang cân nhắc giữa những lựa chọn này, chủ yếu chỉ đang tìm những đánh giá và so sánh về sản phẩm đó.
Ví dụ:

  • “bột protein tốt nhất”
  • “mailchimp và converkit”
  • “đánh giá về ahrefs”
  • “top nhà hàng ở London”

Ví dụ cuối cùng có vẻ khá đặc biệt. Nó nhấn mạnh việc người dùng tìm kiếm theo địa phương mình sống. 1 Vài ví dụ khác như: “dịch vụ sửa ống nước gần tôi”, “khách sạn giá rẻ ở Singapore”,…

Làm thế nào đoán được mục đích tìm kiếm

Mục đích tìm kiếm thường nằm ngay ở chính trong mỗi truy vấn.
Lấy ví dụ từ khóa “mua bitcoin”. Ở đây, người dùng chắc chắn đang muốn mua loại tiền ảo đồng crypto (transaction). Trái lại, 1 người khác lại đang tìm kiếm câu trả lời cho “Cách thắt cà vạt” (information).
Sau đây là 1 vài từ khóa “bổ nghĩa” chủ yếu đi kèm với từ khóa chính đối với từng loại của mục đích tìm kiếm:

Information Navigation Commercial investigation Transaction
Làm thế nào Tên thương hiệu Tốt nhất Mua
Là gì Tên sản phẩm Top Phiếu giảm giá
Là ai Tên dịch vụ Review Đặt mua
Ở đâu Tính năng sản phẩm (kích thước, màu sắc) [thành phố] loại cửa hàng (địa phương)
Tại sao So sánh giá rẻ
Hướng dẫn
Ý tưởng
Mẹo
Học
Ví dụ

Nếu đang sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa như Ahrefs, bạn có thể lấy những từ bổ nghĩa này khi nghiên cứu để lọc từ khóa cho mục đích tìm kiếm cụ thể.
Nếu bạn tìm kiếm từ khóa mang tính thông tin để viết blog, đầu tiên hãy nhập 1 vài từ khóa chính trên Ahrefs, bấm tìm, rồi chọn 1 trong các mục từ menu bên trái để tìm ý tưởng về từ khóa. Tốt nhất, bạn nên chọn “Having same terms” đầu tiên.
Tiếp đến, copy-paste những từ khóa đi kèm tại ô “Include” và chuyển sang chế độ “Any word”.
Cách tìm kiếm từ khóa thông tin để viết Blog
Bây giờ, bạn sẽ chỉ thấy những từ khóa có chứa 1 từ bổ nghĩa trở lên.
Bạn có thể làm tương tự khi áp dụng với các từ khóa dạng transaction, commercial investigation, or navigation. Chỉ cần copy-paste danh sách các từ bổ nghĩa vào ô “include”.

MẸO

Bạn muốn tìm kiếm từ khóa (dạng information) nhanh? Hãy vào mục Questions trong Keywords Explorer. Nó sẽ lọc ra các từ khóa dạng câu hỏi bởi chúng hầu hết đều thuộc dạng này.
Mục Questions trong Ahref
Từ đó, bạn có thể lọc thêm nhiều hơn để tập trung vào từ khóa mà bạn cảm thấy là quan trọng với mình. Ví dụ, nếu bạn đang tìm những chủ đề ít cạnh tranh nhưng có lượng tìm kiếm cao, hãy thêm Keyword Difficulty (KD) và Volume vào bộ lọc.
Bộ lọc tìm từ khóa - Dựa vào KD và VOLUME trong Ahref
Tuy nhiên, có 1 vấn đề là:
Những từ bổ nghĩa đó không phải lúc nào cũng áp dụng được bởi không phải từ khóa nào cũng chứa chúng.
Do đó, bạn không nên chỉ dựa vào những từ bổ nghĩa này để suy ra được mục đích tìm kiếm. Nếu không, bạn chắc chắn sẽ phải bỏ lỡ đi nhiều ý tưởng từ khóa hay.
May thay là…

Câu trả lời nằm trong SERPs

Bạn đã bao giờ thấy điều này khi tìm kiếm trên Google chưa?
Tính năng Featured Snippet của Google
Nó được biết đến như 1 đoạn Featured Snippet. Đây là 1 trong những tính năng SERPs đôi khi xuất hiện trên Google. Một số phần khác cũng bao gồm trong này:

  • Kết quả mua sắm
  • Thẻ thông tin
  • Quảng cáo AdWords
  • Câu hỏi liên quan
  • Kết quả video

Sau đây là lý do tại sao nó lại rất quan trọng:
Google thường có xu hướng hiển thị 1 số tính năng SERP nhất định nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào mục đích tìm kiếm. Sự hiện diện của các tính năng này sẽ giúp chúng ta tìm ra được mục đích tìm kiếm của từng truy vấn.
Ví dụ, featured snippets có xu hướng hiển thị chủ yếu đối với các truy vấn dạng thông tin (information), trong khi băng chuyền và các kết quả liên quan tới mua bán lại thường chỉ hiển thị đối với dạng ý định giao dịch (transaction).
Tính năng băng chuyền của Google
Dưới đây là bảng hướng dẫn sơ bộ để áp dụng:

Thông tin Điều hướng Điều tra thương mại Ý định giao dịch
Featured snippet Site links Adwords Adwords
Knowledge card Tweet box Featured snippet Shopping results
Videos Knowledge panel
People also ask

Để tìm từ khóa với tính năng SERP cụ thể, chỉ cần chọn hoặc bỏ đi những từ đi kèm với các tính năng SERP nhất định từ báo cáo số liệu mà bạn đã chọn trên Ahrefs.
Ví dụ, nếu đang tìm kiếm từ khóa với mục đích dạng transaction hoặc commercial navigation, tôi có thể chỉ chọn những từ mà tính năng SERP dạng mua bán sản phẩm xuất hiện:
Các tính năng Serp trong Ahref
Nếu đang tìm kiếm từ khóa dạng information, tôi sẽ chỉ chọn các phần featured snippets, knowledge panels, “people also ask”,…
Phương pháp này rất hay, đúng chứ?
Tuy nhiên, hãy chú ý rằng: không phải 100% sự hiện diện của các tính năng SERP có thể dễ dàng áp dụng được. Có rất nhiều từ khóa dạng information mà chúng lại không hiển thị. Và cũng có nhiều truy vấn dạng transaction không có phần băng chuyền sản phẩm hoặc quảng cáo Adword xuất hiện.
Hãy lưu ý với trường hợp về “tai nghe Bose”:
Serp Overview For bose headphones
Đây rõ ràng là 1 truy vấn dạng transaction, nhưng lại không có quảng cáo mua sắm hay bất kỳ các tính năng SERP khác xuất hiện.
1 điểm quan trọng khác là:
Mục đích tìm kiếm không phải lúc nào cũng chỉ có 2 dạng này. Nhiều tính năng trên SERP còn xuất hiện khi có cùng các mục đích tìm kiếm khác nhau.
Để diễn giải điều này, hãy nhìn qua top kết quả tìm kiếm từ khóa “grainfather”:
Serp Overview for grainfather
Grainfather là 1 loại máy để nấu bia nên phần lớn những người thực hiện truy vấn này đều đang có ý định mua nó. Đó là lý do tại sao mà hầu hết kết quả tìm kiếm đều là các trang bán sản phẩm này.
Nhưng kết quả hiện ra ở vị trí thứ 4 lại là bài viết đánh giá về sản phẩm, cho thấy rằng truy vấn này có nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau.
Nói cách khác, trong khi nhiều người tìm kiếm đều có ý định mua hàng, thì một vài người lại chỉ muốn biết thông tin sản phẩm trước khi thực sự đưa ra quyết định.

Cách tối ưu search intent (3 bước)

Content của bạn nên được làm theo đúng loại mục đích tìm kiếm.
Nếu từ khóa thuộc dạng information, hãy viết blog. Nếu chúng thuộc dạng transaction, hãy tạo 1 trang chuyên về sản phẩm. Như vậy đến đây bạn cũng đã hiểu được phần nào về bản chất của mục đích tìm kiếm rồi đó.
Nhưng chúng có thực sự đơn giản? Câu trả lời là có và không.
Mặc dù việc làm cho nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm rõ ràng là tốt, nhưng vấn đề ở chỗ:
Từ khóa phù hợp với 4 dạng mục đích tìm kiếm này quá nhiều nên việc làm nội dung trở nên khó khăn.
Ví dụ, chúng ta đều biết “HTML 5” là 1 dạng truy vấn thông tin. Nhưng chỉ với điều đó, ta sẽ không thể biết được người dùng thật sự tìm kiếm về kiểu nội dung nào. Hoặc chúng ta nên tạo kiểu content nào cho phù hợp với thông tin của từ khóa đó.
Để thực sự tối ưu hóa mục đích tìm kiếm, chúng ta cần nghiên cứu và phân tích SERPs kỹ hơn theo các bước sau:

Bước 1. Kiểm tra “độ tin cậy SERP”

Thứ tự xếp hạng trên Google sẽ không bao giờ đứng yên mà luôn thay đổi theo thời gian.
Cho dù dựa vào những trang xếp hạng top đầu hiện tại, những gì bạn chỉ thực sự đang làm là suy đoán ra mục đích tìm kiếm trong 1 thời gian rất ngắn.
Chính vì vậy, việc kiểm tra lịch sử bảng xếp hạng các từ khóa mục tiêu cũng cần có tiến trình theo thời gian và tiền bạc. Nếu phân tích các trang này vào tháng tới hoặc vào những tháng sau đó, thì bạn sẽ nắm được mục đích tìm kiếm của người dùng rõ hơn.
Để làm điều đó, paste từ khóa của mình vào Ahrefs, sau đó cuộn xuống để xem biểu đồ lịch sử vị trí SERP.
Biểu đồ lịch sử vị trí serp trong ahref
CHÚ Ý BÊN LỀ. Bạn nên xem biểu đồ với số liệu trong thời gian 6 tháng, như vậy sẽ dễ hiểu hơn.
Cách đọc biểu đồ theo từng trường hợp:
Rất ít hoặc thậm chí là không có sự thay đổi thứ hạng theo thời gian
Điều này có nghĩa là những trang nằm trong top đầu đều tốt cho việc đoán ra được các mục đích tìm kiếm hiện tại.
Hãy nhìn thử vào ví dụ về từ khóa “how to write a resume”:
Biểu đồ lịch sử từ khóa how to write a resume trong ahref
Gần như là không có sự thay đổi về thứ hạng những trang top đầu trong vòng 6 tháng vừa qua.
Nhận định cho thấy: Đây là những từ khóa tốt để làm bởi mục đích tìm kiếm của chúng rất rõ ràng.
Có sự biến động về thứ hạng của 1 số trang nhưng không phải là tất cả
Cũng giống như trường hợp trên, những trang nằm trong top đầu đều giúp cho việc tìm ra được các mục đích tìm kiếm dễ hơn.
Lấy ví dụ truy vấn “notre dame.”
Nếu tập trung nhìn vào 3 trang đầu, chúng ta sẽ thấy thứ hạng của 2 trang (đường xanh lá và tím) không đổi theo thời gian. Chúng đều là những trang chủ chính thức của trường đại học và trung tâm thể thao Notre Dame.
Điều này chứng tỏ 2 trang này được người dùng thường xuyên tìm kiếm nhiều nhất, hoặc ít nhất thì thông tin trên đó liên quan đến từ khóa.
Nhưng ở vị trí thứ 3, chúng ta thấy rằng thứ hạng 1 trang con của Wikipedia (đường xanh) biến động vô cùng thất thường.
Đây chỉ là 1 bài báo nói về nhà thờ Notre Dame.
Điều này hầu như không gây ngạc nhiên khi Google dường như không chắc liệu đây có phải là nội dung phù hợp cho mục đích tìm kiếm từ khóa này không. Các trang khác nằm trong top bảng xếp hạng cũng chỉ viết về trường đại học, chứ không có thông tin nào liên quan đến nhà thờ Notre Dame. Vì vậy, rõ ràng là hầu hết người dùng không tìm kiếm những trang này.
Nhận định cho thấy: đây có thể là những từ khóa mục tiêu mà bạn cần. Tốt nhất hãy đảm bảo nội dung của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm của từng truy vấn.
Nhiều thứ đã thay đổi trong tháng 4 năm nay…
Tôi đã viết bài này trước khi nhà thờ Notre Dame bị thiêu cháy vào tháng 4. Nếu nhìn vào biểu đồ dưới đây, bạn sẽ thấy 1 vài kết quả mới đã được thêm vào, tất cả chúng đều liên quan tới sự kiện này.
Biểu đồ lịch sử từ khóa Notre dame trong ahref
Thuật toán google ưu tiên những bài viết này bởi chúng là thông tin mà người dùng tìm kiếm lúc đó.
Có nhiều biến động về thứ hạng
Nó cho thấy 1 trong 2 điều sau:

  1. Mục đích tìm kiếm luôn luôn thay đổi
  2. Google đang cố gắng hiểu mục đích thực sự đằng sau 1 truy vấn

Hoặc thậm chí có thể là cả 2.
Ví dụ từ khóa “mercury”:
Biểu đồ lịch sử từ khóa Mercury trong ahref
Google có vẻ như không biết được người dùng đang tìm kiếm thông tin về sao Thủy hay là về chất thủy ngân.
Nhận định cho thấy: Đây không phải những kiểu từ khóa mà bạn cần bởi mục đích tìm kiếm không rõ ràng.
Ở 1 GÓC NHÌN KHÁC
Như tôi đã đề cập trong bài viết về Keyword Difficulty, 1 số người làm SEO cho rằng thứ hạng các trang càng biến động thì cơ hội lên top lại càng cao:
Biểu đồ lịch sử từ khóa Mercury trong ahref 2
Google chắc chắn không hề thích thú với việc này vì nó không muốn cho 1 trang cụ thể nào lên top chỉ trong 1 thời gian ngắn nhất định. Vì vậy, nếu có thể tìm ra cách để luồn lách, chắc chắn bạn sẽ giành được thứ hạng cao.
Nhưng, trong trường hợp này, việc này có thể sẽ rất khó.
Đó là vì nếu Google không biết mục đích tìm kiếm của người dùng, thì rất có thể bạn cũng không còn cơ hội để lên top nữa. Lý do khác là mục đích tìm kiếm liên tục thay đổi nên việc xếp hạng 1 cách bền vững là điều không thể.

Bước 2. Hãy đảm bảo nội dung của bạn phù hợp với tiêu chí “3C của mục đích tìm kiếm”

Bây giờ, nếu đã biết từ khóa mà mình cần làm rồi (có mục đích tìm kiếm rõ ràng), nhiệm vụ tiếp theo của bạn là phân tích kết quả tìm kiếm theo tiêu chí 3C:

  1. Content type
  2. Content format
  3. Content angle

Hãy xem cụ thể thì chúng là như thế nào nhé.

1/ Content type

Dạng content xuất hiện trên kết quả tìm kiếm thường sẽ là:

  • Các bài viết trên blog
  • Trang chuyên về sản phẩm
  • Trang chuyên về phân loại sản phẩm
  • Landing page

Ví dụ, từ khóa “how to make pancakes”:
Nhận biết bài viết thuộc dạng nào khi nhìn tiêu đề
Bạn có thể biết ngay được chỉ với tiêu đề, chúng đều là các bài viết dạng blog.
Tiếp theo là “buy pink dress”:
Nhận biết từ khóa Buy Pink Dress
Bạn có thể thấy tiêu đề và các URL đều là các trang sắp xếp theo danh mục, ví dụ như trang này:
Từ khóa Buy pink dress là trang danh mục sản phẩm
Nếu từ khóa là “buy roomba 980”, cái chúng ta thấy lại là trang viết về sản phẩm đó:
Từ khóa Roomba 980 là trang viết về sản phẩm
Đó là bởi vì chúng ta đang có ý định mua 1 sản phẩm cụ thể chứ không phải là 1 loại sản phẩm chung chung nào đó.
Nhiệm vụ của bạn là tìm ra loại content chiếm chủ đạo trong kết quả tìm kiếm, sau đó mới đảm bảo làm cho nội dung của mình phù hợp với nó.

2/ Content format

1 vài “format” content trên các trang nằm top tìm kiếm:

  • “Cách” (How-to)
  • Hướng dẫn từng bước
  • Các bài viết liệt kê
  • Các đoạn ý kiến
  • Đánh giá
  • So sánh

Có rất nhiều format bài khác nhau, nhưng chúng sẽ giúp bạn có được ý tưởng nên chọn từ khóa nào.
Ví dụ, nếu nhìn vào kết quả tìm kiếm từ khóa “how to make pancakes”, chúng ta sẽ thấy hầu hết chúng đều là những bài viết về cách làm bánh pancake:
Từ khóa How to make pancekes nói về cách làm bánh
Mặt khác, phần lớn kết quả cho “best places to travel in Italy” lại là các bài viết theo kiểu danh sách liệt kê:
Từ khóa Best Places To Travel in italy Theo kiểu danh sách liệt kê
Các truy vấn như “how to write a resume”, chúng ta sẽ thấy đa phần là các bài viết dạng hướng dẫn từng bước như bài dưới đây:
Từ khóa How to write a resume viết dưới dạng hướng dẫn từng bước
Khi làm content, thường chúng ta sẽ viết theo xu hướng số đông.
Nếu phần lớn các trang nằm trong top bảng xếp hạng là kiểu bài hướng dẫn, hãy làm theo như vậy. Còn nếu chúng là dạng liệt kê, hãy viết bài theo dạng này. Đến đây chắc bạn đã hiểu.
Chú ý quan trọng
“Format” content hầu như áp dụng cho các truy vấn dạng information và commercial investigation. Các bài viết dạng blog thường viết theo 2 dạng này nên dễ lên top.
Content format thường sẽ không áp dụng vào truy vấn dạng transaction. 9 trên 10 lần đều là dạng bài viết về 1 sản phẩm hoặc theo sắp xếp theo chuyên mục.

3/ Content angle

Khi tìm kiếm từ khóa cụ thể, bằng các cách tiếp cận chủ đề khác nhau lẫn việc mang lại giá trị cho người dùng sẽ khiến bài viết của bạn dễ dàng lên top hơn.
Ví dụ, đối với từ khóa “how to make pancakes”, chúng ta có thể thấy 1 vài từ trên tiêu đề khác nhau nhưng chúng vẫn cùng chung 1 chủ đề là pancake.
Content Angle trong Ahref
Chẳng hạn, 1 số từ đó là:

  • “Perfect pancakes”
  • “Good old‐fashioned pancakes”
  • “Fluffy pancakes”

Nếu truy vấn “buy glasses online”, chúng ta sẽ thấy rằng rất nhiều nhà bán lẻ đang bán sản phẩm của mình với giá rẻ hoặc với nhiều khuyến mãi được ghi ngay trên tiêu đề.
Content Angle 2 trong Ahref
Đây là dấu hiệu cho người dùng để biết khi có ý định mua kính online.
Nhiều nhà bán lẻ cũng đề cập đến “prescription”, nghĩa là người dùng đang tìm mua kính cận thay vì kính râm, kính xem nhật thực hay bất kỳ loại kính nào khác.
Một lần nữa, bí quyết để tối ưu hóa Content Angle là phải theo xu hướng số đông.
Điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải làm theo, nhưng nếu giá cả đều viết trong tất cả mọi thứ từ nội dung, thẻ tiêu đề đến meta description, chất lượng nội dung có thể trở nên tồi tệ đi.

Bước 3. Lấy những gợi ý từ kết quả tìm kiếm

Cho đến bây giờ, mọi thứ được đề cập đều rất có hiệu quả cho việc tìm ra mục đích tìm kiếm và loại content mà bạn cần làm. Nhưng nếu thực sự nghiêm túc việc chọn ra các từ khóa cần thiết cho mình, bạn cần phải phân tích chi tiết SERPs lẫn các trang nằm trong top kết quả tìm kiếm kỹ hơn.
Đó là cách duy nhất khiến cho người dùng thực sự muốn thấy nội dung của bạn.
Dưới đây là 3 cách để làm được điều đó:

Hãy xem mục “People also ask” trong SERPs

Mục này cho biết người dùng thường đặt những câu hỏi nào khi tìm kiếm.
Ví dụ, từ khóa “bột protein tốt nhất”:
Mục People Also ask của Serp Google
Bạn có thể muốn làm content dạng bài trả lời theo những câu hỏi này.
MẸO
Để thấy nhiều câu hỏi hơn trong mục “People also ask”, hãy click vào biểu tượng trỏ xuống từ  những câu hỏi đó. Khi đó, Google sẽ cho bạn biết nhiều hơn.
CHÚ Ý BÊN LỀ. Không phải tất cả SERPs đều có mục “People also ask” bởi mục này thường xuất hiện với dạng truy vấn information.

Chọn tính năng Content gap để phân tích trên cấp độ trang

Content gap thường được phân tích để tìm ra những từ khóa mà đối thủ có trên các trang domain.
Nhưng bạn cũng có thể dùng nó để phân tích trên các trang con. Bởi nó giúp cho bạn thấy được các chủ đề phụ khác mà người dùng muốn thấy.
Để làm rõ hơn, hãy paste 1 số trang đầu tiên khi tìm kiếm từ khóa “bột protein tốt nhất” vào mục Content Gap trên công cụ Ahrefs. Chúng ta sẽ để trống ô nằm cuối rồi chọn “Search”.
Tính năng content gap để phân tích trong Ahref
Bây giờ, có 1 vài từ khóa liên quan như “bột protein whey tốt nhất” và “đồ uống chứa protein tốt nhất”. Nhưng hầu hết chúng chỉ là những từ đồng nghĩa do cùng 1 chủ đề.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy những truy vấn như:

  • Bột protein tốt nhất để lên cơ
  • Bột protein tốt nhất sau khi tập
  • Bột lean protein tốt nhất

Đây sẽ thường là mục đích của người dùng khi tìm kiếm từ khóa. Họ có thể cảm thấy hứng thú với các loại bột protein khác nhau như bột whey, bột casein, hạt gai dầu…

Truy cập vào các trang đầu tiên

Không có gì tốt hơn cho việc hiểu hơn về mục đích tìm kiếm hơn là truy cập vào những trang có thứ hạng cao.
Thực tế là, không có 1 cách nào giúp bạn tìm ra được nội dung mà người dùng muốn thấy.
Trường hợp cụ thể: Nếu tìm kiếm từ khóa “bột protein tốt nhất”, chúng ta sẽ thấy rằng 1 vài trang nói về loại bột protein tốt nhất (whey, casein, protein trứng, bột gai dầu,…)
Mục đích tìm kiếm của từ khóa Protein tốt nhất
… và các trang khác lại nói về những sản phẩm bột protein tốt nhất để mua:
Mục đích tìm kiếm của từ khóa Protein tốt nhất 2
Nên có vẻ như có 2 cách diễn giải khác nhau về “bột protein tốt nhất”.
(Không có gì trên SERPs cho chúng ta biết được điều này).
Nếu muốn viết về chủ đề này, bạn sẽ phải đưa ra quyết định đâu là cách tiếp cận tốt nhất cho content của mình. Cũng có thể bạn nên viết cả 2 cách viết này cùng 1 lúc.
Dưới đây là 1 vài điều tôi muốn nói về mục đích tìm kiếm sau khi đã tìm trên các trang nằm top:

  • Hình ảnh là rất quan trọng: Người dùng thực sự muốn nhìn thấy loại bột protein nào là tốt nhất.
  • Các liên kết để mua được sản phẩm sẽ rất hữu dụng: Phần lớn những trang đầu tiên đều có các liên kết truy cập nhanh nhằm giúp người dùng dễ dàng mua được bột protein từ Amazon hoặc trên trang khác. Chúng thật sự rất quan trọng bởi đây là những từ khóa dạng commercial investigation.
  • Phân loại theo sản phẩm ăn kiêng sẽ tốt hơn: Người dùng sẽ không muốn 1 danh sách chung về các loại bột protein. Cái họ muốn là đâu là loại bột tốt nhất dành cho ăn kiêng. Do đó, việc bao gồm thông tin về chế độ thuần, bán chay và không chứa gluten là vô cùng cần thiết.

Kết luận: Luôn luôn kiểm tra, đánh giá các trang này trước khi làm content.

Case study #1: +677% lượng traffic bằng cách tối ưu mục đích tìm kiếm

Năm 2017, chúng tôi đã làm nội dung cho 1 trang landing page với từ khóa “backlink checker”. (14000 lượt tìm kiếm).
Mục đích tìm kiếm từ khóa Backlink Checker
Bạn có thể xem trang đầy đủ qua Wayback Machine tại đây.
Trong một vài năm, trang này đã hoạt động khá tốt với vài nghìn lượng truy cập tự nhiên hàng tháng, nhưng nó không bao giờ lọt vào top 5 bài viết chứa từ khóa mục tiêu của chúng tôi.
Thứ hạng của nó dường như bị mắc kẹt ở vị trí 6-10.
Thứ hạng từ khóa Backlink checker của Ahref
Nhưng, vào 13/09/2018, chúng tôi đã thay đổi nội dung trên trang đi 1 chút… và lượng traffic đã tăng vọt lên mức cao nhất.
Thứ hạng từ khóa Backlink checker của Ahref 2
Hiện tại thì lượng truy cập của nó đã tăng hơn 53000 từ lượt tìm kiếm tự nhiên!
Chính xác là tăng 677% chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng!
Thứ hạng của lượng tìm kiếm từ khóa này đã nhảy vọt lên vị trí số 1.
Thứ hạng từ khóa Backlink checker của Ahref
… và nó vẫn giữ nguyên đến hiện tại.
CHÚ THÍCH BÊN LỀ. Sau cuộc tấn công SEO, thì trang web này vẫn sống. Ai đó đã chỉ ra rằng dù cho hàng ngàn liên kết spam và kém chất lượng, nhưng chúng vẫn tồn tại 1 cách mạnh mẽ. Và ở đây, chúng tôi vẫn chưa bỏ đi 1 link nào.
Vậy thì, điều gì đã thay đổi?
Về cơ bản, đối với các trang xếp hạng đầu tiên ở hiện tại, chúng tôi nhận thấy một điều quan trọng về mục đích tìm kiếm:
Người dùng tìm kiếm 1 công cụ để kiểm tra backlink, chứ không phải 1 landing page nhàm chán.
Thứ hạng từ khóa Backlink checker của Ahref 3
Vì thế, chúng tôi đã mang đến thứ mà họ muốn:
Mục đích tìm kiếm từ khóa Backlink Checker 3
Chính bởi nội dung trên landing page, chúng tôi tin vào công cụ kiểm tra backlink miễn phí trên web của mình là tốt nhất.
Đây cũng không phải lần đầu tiên điều tuyệt diệu này xảy ra.

Casw study #2: Tăng +3100% lượng traffic bằng cách tối ưu mục đích tìm kiếm

Năm 2016, chúng tôi đã nghiên cứu về các yếu tố giúp thứ hạng từ khóa “onpage SEO” tăng qua 2 triệu từ khóa.
Bài viết dưới đây được đăng lên dưới sự cho phép của Wayback Machine:
Casw Study từ khóa Onpage seo của Ahref
CHÚ THÍCH BÊN LỀ. Xem bài viết đầy đủ trên Wayback Machine tại đây.
Bài viết này tốt, nhưng lại chưa bao giờ được xếp hạng cao hoặc có nhiều lưu lượng truy cập nhờ vào bất kỳ yếu tố nào.
Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu lý do khi nghiên cứu các trang xếp hạng top đầu, và cuối cùng nhận ra vấn đề nằm ở chỗ mục đích tìm kiếm.
Về cơ bản, người dùng không muốn xem một bài nghiên cứu, cái họ muốn là một bản hướng dẫn có hành động cụ thể.
Và đó là những gì mà chúng tôi làm.
Cho đến nay, thứ hạng bài viết này đã nằm trong top 5…
Thứ hạng từ khóa Onpage seo của Ahref
Kết luận cuối
Mục đích tìm kiếm có lẽ là “yếu tố xếp hạng” quan trọng nhất trong năm 2019.
Nếu thất bại trong việc mang lại cho người dùng những gì mà họ muốn, cơ hội xếp hạng của bạn sẽ không còn. Chính chúng tôi cũng đã bị thất bại hết lần này đến lần khác với nội dung của mình trên blog của Ahrefs.
Ngay cả khi bạn cố gắng tăng xếp hạng của mình để đánh lừa Google trong một khoảng thời gian ngắn, mà nội dung lại kém chất lượng hoặc không phù hợp thì chắc chắn sẽ bị nó phát hiện vào 1 lúc nào đó. Có thể là ngày hôm sau, tháng sau, hoặc năm sau. Và khi bị vậy, thứ hạng của bạn sẽ bị giảm đi như khi chúng ta thả 1 viên đá từ trên cao xuống vậy.
Nếu muốn thứ hạng ổn định về lâu dài, nhiệm vụ của bạn là mang lại nội dung cho người dùng những gì họ muốn. Chắc chắn bạn sẽ được Google coi trọng.

Nguồn: https://ahrefs.com/blog/search-intent/

Người dịch: Nguyễn Thanh

Xin cảm ơn!