Trong thế giới kinh doanh ngày nay, không chỉ cần sản phẩm tốt mà còn cần biết cách giao tiếp hiệu quả với công chúng. Quan hệ công chúng (PR) chính là cầu nối giúp các doanh nghiệp, tổ chức truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và mạnh mẽ. PR không chỉ đơn thuần là việc quảng bá thương hiệu; nó còn bao gồm việc xây dựng lòng tin, tạo dựng mối quan hệ và quản lý danh tiếng. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những khía cạnh thú vị của PR, từ lịch sử hình thành, các chiến lược hiệu quả, cho đến những ví dụ điển hình trong thực tiễn. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào thế giới của PR và tìm hiểu cách nó có thể tạo ra sức mạnh cho thương hiệu của bạn!
PR là gì?
PR ở đây là viết tắt của cụm từ PUBLIC RELATIONS hay Quan hệ công chúng là một lĩnh vực liên quan đến việc quản lý và xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với công chúng và các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, truyền thông, và cộng đồng. Mục tiêu chính của PR là tạo dựng, duy trì và cải thiện hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.
Các hoạt động chính trong PR:
-
Giao tiếp với truyền thông: PR thường bao gồm việc viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo và tương tác với các phóng viên để đảm bảo thông tin về tổ chức được truyền tải một cách chính xác.
-
Xây dựng thương hiệu: PR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc tạo ra các câu chuyện tích cực về thương hiệu và quản lý các khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
-
Tổ chức sự kiện: PR thường tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hoặc các hoạt động từ thiện để tạo dựng hình ảnh tích cực cho tổ chức.
-
Quản lý khủng hoảng: Khi xảy ra sự cố tiêu cực, PR sẽ giúp tổ chức ứng phó và quản lý thông tin để giảm thiểu thiệt hại về uy tín và hình ảnh.
-
Tương tác với cộng đồng: PR cũng bao gồm các hoạt động nhằm kết nối với cộng đồng và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan.
Tầm quan trọng của PR:
- Xây dựng uy tín: PR giúp tổ chức xây dựng và duy trì uy tín trong mắt công chúng và các bên liên quan.
- Tăng cường mối quan hệ: PR tạo ra cầu nối giữa tổ chức và công chúng, giúp cải thiện mối quan hệ và tạo dựng lòng tin.
- Quản lý khủng hoảng: PR giúp tổ chức ứng phó với các tình huống khó khăn và bảo vệ hình ảnh của mình.
Tóm lại, PR là một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông tổng thể của doanh nghiệp, giúp quản lý hình ảnh và tạo dựng lòng tin với công chúng.
PR có phải là quảng cáo hay không?
Mọi người thường sử dụng từ PR thay cho hoạt động quảng cáo nhưng thực sự không phải như vậy. PR không phải là quảng cáo. Bởi PR là việc tìm kiếm và xây dựng để có thể phát triển được các mối quan hệ giữa cá nhân với doanh nghiệp, với cộng đồng. PR tạo ra lợi ích cho hai bên khi cùng hợp tác và phát triển. PR bao gồm: quan hệ đoàn thể. Pr nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội và xử lý khủng hoảng. Còn quảng cáo ở đây lại là hình thức tuyên truyền, quảng cáo nhằm đi đến mục đích chính nhất là giới thiệu thông tin sản phẩm, thương hiệu hay những ý tưởng, công trình nghiên cứu. Từ đó để khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm. Chính vì vậy, PR không phải là quảng cáo.
PR khác quảng cáo như thế nào?
Người ta ví: Quảng cáo là gió còn PR là mặt trời. Thật vậy, PR và quảng cáo hoàn toàn khác nhau ở 6 yếu tố sau đây:
- Về mặt đối tượng: Quảng cáo nhắm đến đối tượng là khách hàng còn PR đối tượng của nó là cả cộng đồng rộng lớn
- Về mặt truyền thông: Truyền thông ngoài các kênh truyền hình còn quảng bá được bằng sự kiện. Quảng cáo chủ yếu tập trung trên online, Tv…
- Mặt vai trò: Quảng cáo là để người tiêu dùng biết đến các mặt hàng. Còn PR là để khách hàng hiểu về mặt hàng.
- Mặt thời điểm: PR được sử dụng trong giai đoạn khách hàng chưa biết gì về sản phẩm này cả. Còn khi khách hàng đã biết về sản phẩm này, chúng ta dùng quảng cáo.
- Khi gặp khủng hoảng, PR là phương tiện để dập tắt khủng hoảng còn quảng cáo thì không thể giúp được như vậy.
Tuy nhiên, PR và quảng cáo luôn đồng hành cùng nhau để bổ sung cho nhau.
Phân loại PR (Quan hệ công chúng)
Dựa theo các chức năng, vai trò quản lí ta có thể chia PR làm 7 loại chính:
- Quan hệ truyền thông
PR Là cách thiết lập các mối quan hệ với lĩnh vực truyền thông và đóng vai trò trở thành nguồn nội dung cho họ.
- Quan hệ nhà đầu tư
PR sẽ xử lý các sự kiện của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư phát hành các báo cáo tài chính, phân tích và truy vấn phương tiện và khiếu nại.
- Quan hệ chính phủ
PR đứng ra làm đại diện thương hiệu cho chính phủ, liên quan đến việc thực hiện các chính sách như trách nhiệm xã hội của công ty, cạnh tranh công bằng, bảo vệ người tiêu dùng….
- Quan hệ cộng đồng
PR xử lý các khía cạnh xã hội liên quan đến thương hiệu, thiết lập các danh tiếng thuộc lĩnh vực xã hội
- Quan hệ nội bộ
Các nhân viên của tổ chức sẽ được tư vấn về chính sách, hành động, trách nhiệm đối với công ty, tổ chức. Tạo nên các chiến lược kinh doanh tốt cho công ty.
- Truyền thông tiếp thị
Ra mắt thương hiệu, hình ảnh vị trí bằng hình thức tiếp thị.
PR là làm những công việc gì?
Nhân viên PR sẽ cần làm những công việc sau để hoàn thành nhiệm vụ của mình:
- Lập các kế hoạch để tổ chức sự kiện, hội chợ, hội thảo ở công ty và phía bên ngoài công ty.
- Đưa ra các kế hoạch để nhân viên triển khai thực hiện các hình ảnh quảng bá thương hiệu và hình ảnh công ty.
- Xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông
- Đưa ra những khảo sát giúp nghiên cứu thị trường, phân tích các thông tin để có thể đưa ra các cơ hội và chiến lược giúp sản phẩm được phát triể
- Thu thập các thông tin và những phản hồi do khách hàng đưa ra.
- Viết bài PR, thông báo đến báo chí và phát triển các nội dung của website
- Dự trù kinh phí quảng cáo tù cách nghiên cứu thị trường bằng các quảng cáo hàng tháng mang tính dài hạn.
Lập kế hoạch hoàn hảo cần làm những gì? Các bước để lập một kế hoạch hoàn hảo
Để lập được kế hoạch PR, chúng ta cần làm theo 6 bước chính sau đây:
- Bước 1: Xác định rõ mục đích chính để thực hiện được mục tiêu:
Ở bước này, bạn cần có một mục đích thật cụ thể, có khả năng đo lường và kết quả của mục đích phải định hướng được trong khoảng thời gian xác định. Mục đích ở đây là mục tiêu về kinh doanh, marketing và tổng doanh thu.
- Bước 2: Bên cạnh mục định, việc xác định mục tiêu trong kế hoạch PR của bạn
Để làm được bước này, các bạn cần trả lời được các câu hỏi sau đây:
+Xây dựng uy tín cho bạn trước đồng nghiệp, báo chí, hoặc những khách hàng tiềm năng?
+Tạo sự thiện chí với khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng?
+Xây dựng và củng cố thương hiệu, hình ảnh chuyên nghiệp của công ty?
+Tạo ra nhận biết tốt về công ty hay dịch vụ của bạn?
+Hỗ trợ trong việc giới thiệu một dịch vụ hay sản phẩm mới được tung ra thị trường?
+Giảm thiểu những tác động tiêu cực của dư luận và/hoặc khủng hoảng của công ty?
Xác định được mục tiêu để tạo nên một bản PR sẽ giúp các bạn tạo một nền móng vững chãi cho phần còn lại trong bản kế hoạch của mình.
- Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu
Với một chiến dịch, đâu là đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến? Khách hàng muốn biết điều gì? Nghe những gì, biết những gì từ thông điệp của ban?
Vì vậy, bạn nên mô tả chân dung nhóm công chúng mà bạn đang hướng đến để đảm bảo việc truyền thông đúng đối tượng.
- Bước 4: Lập quy trình cụ thể cho mỗi một kế hoạch PR
Sức mạnh tổng hợp sẽ xuất phát từ các chiến dịch PR và các kế hoạch marketing bán hàng. Vì vậy đòi hỏi bạn cần có một quy trình làm việc sống động đối với team của mình và phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo tiến trình hoàn thành công việc được thuận lợi.
- Bước 5: Phương pháp nào cần làm để truyền tải nội dung và thông điệp đến công chúng.
Các phương pháp sau là các phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng để truyền tải thông điệp đến với khách hàng. Các bạn hãy lựa chọn 3 phương pháp để nghiên cứu và phát triển thực hiện:
- Thông cáo báo chí
- Bài viết trên báo
- Câu chuyện về những khách hàng thành công
- Thư cho biên tập
- Họp báo, phỏng vấn, hoặc Media Tours
- Radio, TV hay Nhấn Phỏng vấn
- Hội thảo hay họp báo
- Tài trợ cho sự kiện
- Bước 6: Kết quả của hoạt động PR cần được quan tâm
Sau khi hoàn thành các chiến dịch, điều bạn cần xem xét chính là kết quả của nó. Cuối cùng bạn nhận được hay đã đạt được mục đích gì? Có điều gì cần sửa đổi hay không? Nếu có nên sửa lại như thế nào?
Đó chính là các bước cần thiết để bạn có thể lập được một kế hoạch PR hoàn chỉnh
PR là gì trên facebook?
PR chỉ là một bước đệm giúp chúng ta bán hàng một cách dễ dàng và hoàn chỉnh hơn, tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng nhất mà thôi. Và PR trên facebook mang lại những ý nghĩa tích cực và vô cùng to lớn đến với các doanh nghiệp khi biết cách để PR thành công nhất. Vậy đâu là bí quyết giúp PR thành công trên facebook? Để có thể làm cho khách hàng chú ý đến các hoạt động truyền thông của công ty trên mạng xã hội các bạn nên ghi nhớ 5 bí quyết bổ ích sau đây:
- Đầu tiên bạn nên đưa ra cho khách hàng một lý do để yêu thích bạn
- Thứ hai, các bài viết pr trên mạng xã hội phải được tập trung vào những đề tài mà các fan có nhu cầu tìm kiếm
- Thứ ba, cập nhật thông tin và hình ảnh một cách thường xuyên nhất có thể.
- Thứ tư, giúp người dùng thực hiện các hoạt động tương tác lại với fanpage
- Thứ 5, không ngừng sáng tạo để mang đến những điểm mới và độc đáo nhất cho các vị khách.
Những bí quyết đó sẽ giúp bạn thành công trong việc thực hiện các công việc PR trên facebook để mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn phù hợp với nghề PR
Nếu bạn mang trong mình những dấu hiệu sau đây nó có thể rất phù hợp với nghề PR đấy:
- Bạn luôn đứng đầu trong xếp loại
Với các hoạt động nhóm, tập thể, cá nhân bạn luôn là người đi đầu. Mọi việc làm bạn đều tự quyết đinh được vậy còn băn khoăn gì nữa. PR rất phù hợp với bạn.
- Tôi thích viết và đam mê được viết!
Nếu bạn thường xuyên có thể tạo ra những slogan mới cho một sản phẩm hoặc thương hiệu nào đó hoặc bạn luôn biết cách để khách hàng có thể chú ý vào sản phẩm thì xin chúc mừng, nghề PR là dành cho bạn.
- Tin tức luôn mê hoặc bạn
Với mỗi dòng tin tức bạn đều không thể bỏ qua mà liên tục cập nhật hàng ngày và hàng giờ thì tại sao bạn không thử trở thành một chuyên gia PR chứ?
Bạn có phù hợp với PR hay không?
- Tám chuyện ư – chuyện quá dễ dàng
Bản năng tám bất chấp trong các cuộc nói chuyện sẽ trở thành một trong những điều kiện giúp khả năng PR thành công hơn. Nếu bạn rụt rè trong giao tiếp sẽ không phải là điều một chuyên gia PR cần. Để PR thành công,các mối quan hệ với giới truyền thông và các mối quan hệ mới luôn luôn là cần thiết.
- Không ngừng nỗ lực
Nếu là một PR chuyên nghiệp, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ là một điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, nếu bạn cứ thoải mái rong chơi và nhìn ngắm thì rất tiếc, PR không dành cho bạn rồi.
- Làm việc chuyên nghiệp có kế hoạch
Với các kế hoạch được lập ra và thực hiện theo nó, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp mà một PR cần có vừa đảm bảo tiến trình vừa giúp bạn hoàn thành tốt công việc.
- Lĩnh vực kinh doanh, mấu chốt để thành công
Với bất kỳ một ngành nghề nào việc kinh doanh cũng trở thành đối tượng của PR. Bởi vậy, việc bạn quan tâm đến là kinh doanh như thế nào và ra làm sao.
- Bạn có một làn da dày
Để làm được nghề PR, bạn nên là một người mềm mỏng, khéo léo bởi công việc này cần nhất là sự tiếp xúc với giới truyền thông. Vì vậy nên thay đổi nếu bạn thấy bản thân không phù hợp.
- Cái tôi nhỏ
Nếu cái tôi của bạn quá lớn, sẽ không phù hợp một chút nào với công việc PR đâu nhé. Bạn cần một cái tôi “bé nhỏ” để có thể thực hiện và giải quyết các công việc chung.
- Tôi không muốn giống ngày hôm qua
Mỗi ngày của một PR sẽ không nhàm chán và tẻ nhạt mà thay vào đó là các công việc khác nhau. Với mỗi loại khách hàng sẽ mang đến một phương tiện và cách thức làm việc khác nhau.
Bạn nên xem video để hiểu hơn về PR
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về PR là gì? PR là làm những việc gì? Và PR là gì trên facebook. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nghề PR để xem nó có phù hợp với bạn không nhé!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách tạo chatbot Fanpage Facebook đơn giản, hiệu quả
Khi liên hệ với một số fanpage lớn trên Facebook, bạn sẽ thấy mục trả...
TOP 18 các trang mạng xã hội được ưa chuộng nhất
Trong thời đại số hóa, các trang mạng xã hội không chỉ là nơi kết...
Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp thành công
Theo nghiên cứu của Nielsen, có đến 59% khách hàng lựa chọn sản phẩm dựa...
Thêm nút chia sẻ bài viết qua facebook cho blog, website WordPress
SEO và mạng xã hội có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Nhiều...
SEO hosting là gì? Toàn bộ thông tin bạn cần biết về SEO hosting
Với những yếu tố được tối ưu hóa chuyên biệt, SEO hosting giúp website của...
Marketing bất động sản là gì? Kế hoạch và chiến lược
Bất động sản là trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận khổng...
TOP 9 website đếm chữ online Nhanh chóng – Chính Xác
Bạn đang tìm kiếm các website giúp bạn có thể dễ dàng đếm ký tự,...
Tổng hợp list Symbol Facebook, Twitter, Emoji, Website
Biểu tượng (Symbol) không chỉ là những hình ảnh đơn thuần chúng là ngôn ngữ...
UI UX là gì? UI UX viết tắt của từ gì?
Trong một thế giới số hóa ngày càng phát triển, UI (Giao diện người dùng)...