Seo Local được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược marketing hiện nay bởi chúng giúp họ tiếp cận với nhiều người trong một khu vực nhất định. Vậy chính xác Seo Local là gì? Cách tối ưu Seo Local như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng seoviet.vn tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Seo Local là gì?
Seo Local là quá trình tối ưu hóa website để chúng xuất hiện tại vị trí đầu tiên của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…cho những tìm kiếm liên quan đến khu vực, thành phố hoặc quốc gia của bạn.
Cụ thể, Seo Local sẽ đưa website lên top đầu tìm kiếm khi có người dùng search từ khóa có liên quan đến khu vực địa lý trên Google. Ví dụ như: quán ăn sáng ngon ở Hà Nội, địa điểm vui chơi tại Đà Nẵng, dịch vụ SEO tại Bắc Giang,…
Ngoài ra, Google sẽ đưa ra những doanh nghiệp có lượt rate cao trong một khu vực để người dùng đưa ra quyết định mua hàng, sử dụng sản phẩm đúng đắn nhất.
- Các doanh nghiệp đang triển khai SEO cần thông báo cho Google về sản phẩm/dịch vụ họ đang triển khai cùng với vị trí kinh doanh.
- Google sẽ “recommend” cho khách hàng những doanh nghiệp có chỉ số sao cao.
- Ngoài ra, Google cũng sẽ cập nhật những tin tức tiêu cực về doanh nghiệp cho người dùng.
Seo Local có tác dụng gì?
Một số tác dụng nổi bật của hoạt động Seo Local như sau:
- Giúp doanh nghiệp khoanh vùng và quản trị khách hàng hiệu quả. Từ đó giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và tối ưu chi phí.
- Seo Local vô cùng hữu ích đối với những website nhà hàng, khách sạn hoặc website du lịch, giúp họ tiếp cận nhanh chóng khách hàng tiềm năng.
- Ví dụ, địa bàn hoạt động của bạn tại Sài Gòn và chỉ có thể phân phối tại thị trường này. Tuy nhiên, đa số khách hàng tìm đến doanh nghiệp của bạn qua công cụ tìm kiếm ở tận Hà Nội thì việc bán hàng không có hiệu quả và khiến bạn mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện Seo Local để tập trung vào đối tượng khách hàng sinh sống tại đúng khu vực mình kinh doanh.
4 Lợi ích của Local Seo đối với doanh nghiệp
Giúp website của bạn đạt thứ hạng cao trên Google
Seo Local giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao trên Google Maps, từ đó tiếp cận với nhiều hành vi tìm kiếm của người dùng giúp tỷ lệ bán hàng cao hơn.
Tỷ lệ chuyển đổi cao
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tỷ lệ mua hàng của khách hàng tiềm năm trong một khu vực nhỏ sẽ cao hơn tỷ lệ trong một khu vực đông dân hơn. Chính vì vậy, lời khuyên cho các doanh nghiệp rằng hãy tập trung vào quảng cáo tại một khu vực nhỏ.
Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Khi Seo Local, website của doanh nghiệp không chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tổng thể mà còn có trên kết quả tìm kiếm theo khu vực. Theo đó, càng tiếp cận nhiều hành vi tìm kiếm, bạn sẽ dễ dàng đến gần với nhiều người dùng hơn, từ đó nâng cao mức độ nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Thúc đẩy doanh số
Seo địa phương giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy doanh số, từ đó giúp hoạt động đầu tư hiệu quả hơn. Thay vì phải đầu tư ở cả Việt Nam, bạn chỉ phải bỏ một khoản tiền nhỏ để đầu tư cho một khu vực nhất định. Ví dụ như Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long, Vũng Tàu,…Hơn nữa, một số thống kê cho thấy, nguwofi dùng tìm kiếm với từ khóa ngách theo khu vực địa lý sẽ có tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn so với người tìm kiếm từ khóa chung.
Checklist 14 công việc cần làm trước khi Local SEO
Trước khi bắt tay vào thực hiện Seo Local, bạn hãy liệt kê ra một số đầu mục công việc quan trọng sau:
Tối ưu từ khóa xuất hiện trong Title, URL, thẻ Description
Hoạt động Seo Local cũng cần tối ưu Title, URL, thẻ mô tả như hoạt động SEO cơ bản. Điều này giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn và đạt thứ hạng tốt khi có người dùng tìm kiếm.
Tối ưu hóa logo doanh nghiệp
Logo là một trong những yếu tố quan trọng để các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin website của bạn chính xác nhất theo nhu cầu người tìm kiếm. Một số lưu ý quan trọng bạn cần thực hiện khi tối ưu hóa logo:
- Tối ưu tên tệp hình ảnh logo có chứa từ khóa bạn muốn SEO hoặc có thêm từ khóa địa danh bên cạnh sản phẩm hoặc dịch vụ cùng tên thương hiệu.
- Thêm mô tả ALT cho logo của mình:
<a href=”<span%20style=”font-weight: 400″>website trang chủ” title=”<span%20style=”font-weight: 400″>từ khóa sản phẩm/dịch vụ + thương hiệu + địa danh khu vực“>
<img src = “<span%20style=”font-weight: 400″>link hình ảnh” alt = “<span%20style=”font-weight: 400″>từ khóa sản phẩm/dịch vụ + thương hiệu + địa danh khu vực“> </a>
Cài đặt Google Maps cho website
Hãy cài đặt Google Maps cho website của bạn để người dùng có thể biết vị trí chính xác của doanh nghiệp cũng như đường đi đến công ty của bạn từ vị trí người dùng. Điều này sẽ tăng mức độ uy tín cũng như hiệu quả Seo Local của website đối với Google.
Bổ sung thông tin liên lạc của doanh nghiệp trên website
Hãy bổ sung các thông tin liên lạc của doanh nghiệp bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email,…để giúp Google và người dùng nắm thông tin chính xác của doanh nghiệp và giúp Seo Local có hiệu quả hơn.
Đặc biệt, bạn hãy dùng mã vùng cho số điện thoại để Google nhận biết vị trí của doanh nghiệp. Bạn hãy đặt thông tin doanh nghiệp ở phía dưới các trang con để được Google đánh giá cao hoạt động Seo Local của bạn nhé.
Đăng ký sử dụng Google Business
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong Local Seo. Nhờ có Google Business, Google sẽ xác thực thông tin doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng hơn. Theo đó, khi đăng ký sử dụng Google Business, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cung cấp thông tin đầy đủ của doanh nghiệp trên Google Business.
- Cung cấp thông tin về giờ mở/đóng cửa chính xác.
- Phản hồi những review của khách hàng trên Google, dù là đánh giá tích cực hay tiêu cực.
- Thêm hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của bạn để tăng khả năng nhận diện cho khách hàng.
Cung cấp thông tin doanh nghiệp qua Schema
Schema còn được gọi là “Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc” là cách thực hiện Local Seo hiệu quả giúp thể hiện thông hiện thông tin của doanh nghiệp cho Google hiểu nhanh và chính xác nhất.
Schema (hay còn gọi là “Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc”) hiện đang là cách thúc đẩy Local SEO cực tốt bởi chúng có khả năng thể hiện thông tin doanh nghiệp của bạn cho Google một cách dễ hiểu nhất. Ngoài ra, nếu bạn là coder chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo một đoạn Schema dưới đây nhé:
Đăng ký thông tin doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm khác
Ngoài Google, bạn hãy đăng ký thông tin doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm khác như Coccoc, Yahoo, Bing,…sẽ giúp hoạt động Seo Local hiệu quả hơn.
Đăng ký thông tin trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter
Các doanh nghiệp hoạt động tích cực trên mạng xã hội luôn được Google đánh giá cao. Hãy đăng ký thông tin của công ty trên các platform mạng xã hội hoặc xây dựng cộng đồng lớn mạnh trên những platform này nhé.
Viết bài PR cho doanh nghiệp trên báo chí
Các trang báo mạng đều là những trang web có độ trust cao và được Google đánh giá cao. Vì vậy, nếu tên doanh nghiệp xuất hiện trên các trang báo này, Google sẽ đánh giá rất cao website của bạn và giúp bạn có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Phản hồi nhanh chóng đánh giá của khách hàng
Bạn hãy phản hồi tất cả những đánh giá của khách hàng qua công cụ review trên Google. Điều này sẽ giúp Google đánh giá cao và nhận thấy sự tích cực của bạn trong Seo Local.
Xây dựng backlinks
Hệ thống backlinks từ những website lớn sẽ giúp tăng sức mạnh cho website của bạn. Hãy lọc những trang web có cùng vị trí địa lý với bạn để dẫn về website của bạn nhé.
Lập trang blog với nhiều bài viết chất lượng
Một trang blog có nhiều bài viết chất lượng, chứa từ khóa địa phương và dẫn link về website của bạn sẽ giúp Local Seo hiệu quả hơn.
Mức độ tương thích với nhiều thiết bị
Hầu hết người dùng hiện nay đều sử dụng smartphone để lướt web, tìm kiếm thông tin. Vì vậy, hãy đảm bảo website của bạn thân thiện với mọi thiết bị như di động, máy tính bảng, iPad,…
Các bước tối ưu SEO Local hiệu quả
Say đây là các bước hướng dẫn tối ưu Seo Local hiệu quả cho bạn tham khảo:
Bước 1: Lập danh sách từ khóa cần SEO
Đây là bước giúp bạn xác định được khách hàng tiềm năng, nhu cầu của họ ra sao để xây dựng lợi thế cho mình. Bạn có thể sử dụng công cụ phân tích SiLs hoặc Google Autocomplete lên danh sách từ khóa chủ yếu cho mình.
Bước 2: Tối ưu Onpage cho website
Đây là bước quan trọng giúp website của bạn Seo Local hiệu quả hơn bao gồm các hoạt động:
- SEO Local Title và SEO Local Description
Số ký tự tối đa của thẻ title là 60 và thẻ Description thường là 140 ký tự. Hãy đặt thẻ tiêu đề, viết đoạn mô tả có chứa cụm từ khóa liên quan đến địa phương. Điều này giúp nội dung của bạn hiển thị trọn vẹn và thu hút người đọc, có nghĩa, tránh spam từ khóa.
- Nội dung được Local Seo
Các nội dung cần được tối ưu hóa theo độ dài bài viết để bố trí từ khóa phù hợp. Ví dụ như cần có khoảng 4-5 từ khóa trong bài viết có độ dài khoảng 700 – 1000 từ và cần có sự đa dạng của các biến thể trong từ khóa.
- Thêm thẻ Meta GEO vào thẻ <head>
Thẻ Meta GEO giúp đưa ra tọa độ của doanh nghiệp chính xác giúp các công cụ tìm kiếm tăng thứ hạng cho website của bạn.
- GEO sitemap và KML
GEO sitemap đưa ra thông tin địa chỉ, phân vùng thích hợp vào sitemap của doanh nghiệp giúp trang web đạt thứ hạng cao trên các tìm kiếm địa phương. Ngoài ra, KML (.kml) là một tệp tin sitemap đặc biệt, giúp Google Earth ghi nhận website của bạn.
- Schema Markup
Schema Markup là một đoạn code giúp Google hiểu hơn về doanh nghiệp và website của bạn. Nhờ đó, trang web sẽ được đánh giá cao hơn và tăng lượng traffic tự nhiên hiệu quả. Có nhiều cách để thêm schema vào website. Nếu trang web của bạn sử dụng nền tảng WordPress để quản trị thì bạn chỉ cần cài đặt Plugin để thêm Schema Markup.
- Plugin trong WordPress
Việc sử dụng quản trị WordPress giúp website được tối ưu Seo Local hiệu quả và dễ dàng hơn. Một số plugin Local Seo hiệu quả bạn nên dùng như:
- Google Places Review
- Yoast SEO
- SEO Local and Business Listings
- Business Profile
- WPSSO PLM
- Structured Data Schema
- Google Maps
- SEO Local and Business Listings
Bước 3: Tối ưu website trên Google My Business
Việc tối ưu trên Google My Business sẽ cho Google biết bạn là ai, mức độ uy tín ra sao. Hãy khai báo thông tin chính xác, và xác minh thông tin về địa điểm kinh doanh và một số thông tin liên quan đến doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, mã số thuế, giờ làm việc, quy mô làm việc, thông tin liên lạc,…
Bước 4: Tối ưu Google Place
Việc tối ưu Google Place cho website cần trải qua các bước sau:
- Điền thông tin đầy đủ và chính xác.
- Thêm từ khóa chính trong Meta Description
- Tận dụng Youtube Video và hình ảnh
- SEO Local Additional Details
- Cập nhật nội dung để chèn các từ khóa quan trọng.
- SEO Local Backlink
Bước 5: Chia sẻ trên các trang mạng xã hội
Bước 6: Sử dụng NAP Citation
NAP Citation giúp người dùng không cần đến Local map mà vẫn có thể nắm được thông tin của doanh nghiệp. NAP Citation là công cụ tham chiếu trực tuyến, giúp tự động hiển thị thông tin của công ty khi có website uy tín nhắc đến doanh nghiệp của bạn.
Google Snack Pack là gì?
Google Snack Pack nói lên hiệu quả của hoạt động Seo Local, chúng giúp hiển thị chỉ dẫn trên Google Maps với trang kết quả tìm kiếm của từ khóa. Từ đó, giúp người dùng đánh giá thông tin của doanh nghiệp một cách tổng quan mà không cần phải nhấp vào website. Google Snack Pack thường xuất hiện trên trang đầu kết quả tìm kiếm và xuất hiện khi người dùng nhập cụm từ địa phương trên Google. Google Snack Pack sẽ hiển thị tên 3 doanh nghiệp phổ biến theo từ khóa được truy vấn.
Spam từ khóa
Hoạt động này dùng để ám chỉ những thông điệp, nội dung lặp lại không có giá trị gây phiền toái đến người dùng. Spam trong SEO dẫn tới việc website bị đánh giá kém chất lượng với người dùng. Theo đó, spam từ khóa là việc lặp đi lặp lại từ khóa với tần suất dày đặc hoặc không liên quan tới bài viết,…
Trên đây là khái niệm Seo Local là gì và những thông tin liên quan đến hoạt động này. Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức SEO bổ ích để thúc đẩy thứ hạng website hiệu quả.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....
Orphan Pages là gì? Cách phát hiện và khắc phục hiệu quả
Orphan Pages hay còn gọi là các trang mồ côi, là một thuật ngữ quen...
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay....
Tham Khảo Kế Hoạch SEO Mẫu Hiệu Quả, Tối Ưu Website
Kế hoạch SEO mẫu là yếu tố quan trọng quyết định đến thành – bại...
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...