Trong SEO, có không ít thuật ngữ được dùng để chỉ ra những ảnh hưởng và tác động đến quá trình đưa website lên top Google. Trong đó, thuật ngữ Rich Snippets được dùng vô cùng phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu về thuật ngữ này. Vậy Rich Snippets là gì? Có những loại Rich Snippets nào? Cách áp dụng Rich Snippets cho website ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn những vấn đề trên.
Rich Snippets là gì?
Trước khi tìm hiểu Rich Snippets là gì thì chúng ta cần hiểu về thuật ngữ nhỏ hơn là Snippets. Có thể hiểu đơn giản Snippets là 1 đoạn trích được Google lấy từ trang web để hiển thị tại trang kết quả tìm kiếm.
Theo đó, Rich Snippets là một đoạn trích giàu thông tin hơn mức bình thường của một trang web được hiện trên kết quả tìm kiếm của Google. Rich Snippets thường gồm các phần cơ bản là Title, URL, Meta Description, phần bổ sung như đánh giá xếp hạng, điều hướng, ảnh đại diện, link nội bộ,….
Vì sao Rich Snippets lại quan trọng với SEO?
Rich Snippets mang đến nhiều lợi ích cho SEO như sau:
- Giúp tăng không gian trang web trên SERP. Đây là điều rất có lợi với trang, bởi về cơ bản thì cỗ máy tìm kiếm sẽ giới hạn kích thước các mục thông tin cơ bản theo ký sự hoặc số pixel. Do đó, khi trang của được thêm diện tích thì bạn sẽ tận dụng được thêm cơ hội quảng và thu hút người dùng.
- Khiến trang web nổi bật hơn, thu hút nhiều người dùng hơn, từ đó giúp tăng khả năng ghé thăm trang, tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR.
- Rich Snippets cũng gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên trang kết quả tìm kiếm. Khi nhiều người dùng vào trang thì trang sẽ được Google đánh giá cao hơn và xếp hạng cao hơn.
Các loại Rich Snippets phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều loại Rich Snippets, trong đó có những loại gần tương tự nhau nhưng không quá ảnh hưởng đến kết quả SEO. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số loại Rich Snippets phổ biến nhất hiện nay.
Breadcrumb (thanh điều hướng)
Breadcrumb sẽ cho thấy kết quả trên trang sẽ được thay bằng thanh điều hướng với tiếng Việt đầy đủ.
Ví dụ như hình dưới đây có thể thấy , trang web phía trên có áp dụng Breadcrumb nên phần điều hướng sẽ có cụm từ tiếng Việt đầy đủ dấu, con trang bên dưới chỉ là URL với chuỗi tiếng Việt không dấu.
Review & rating (đánh giá và xếp hạng)
Review & rating sẽ cung cấp thêm thông tin về điểm bình quân người dùng trên thang điểm 5 và thể hiện bằng hình ngôi sao, cùng với đó là số lượng phiếu bầu người dùng đã đánh giá. Dạng thông tin này hiện lên sẽ giúp trang web thêm phần bắt mắt hơn. Nếu số điểm đánh giá cao và lượt đánh giá đủ lớn thì trang web đó sẽ tạo niềm tin với người dùng hơn.
Ví dụ: trang dưới đay có 12 phiếu bầu với điểm bình quân là 2.8/5 sao.
Recipe (công thức nấu ăn)
Recipe là loại snippet đặc biệt chỉ áp dụng cho những trang web chuyên về món ăn. Trong đó sẽ gồm các phần như điểm và đánh giá của người dùng, hình ảnh món ăn, thời gian chế biến,….
Music (âm nhạc)
Music sẽ áp dụng chuyên cho các trang, sản phẩm về âm nhạc. Các thông tin đặc thù sẽ gồm ngày phát hành, thời lượng album, năm thu âm, tên nhà sản xuất.
Product (sản phẩm)
Đây là loại Snippet phù hợp với những trang web chào bán 1 sản phẩm cụ thể với các thông số đặc trưng về dòng sản phẩm đó.
Ví dụ như hình dưới đây là thông tin về điện thoại iPhone với phiên bản hệ điều hành, trọng lượng, hệ điều hành, độ phân giải màn hình,….
Event (sự kiện)
Snippet Event sẽ có các thông tin bổ sung về 1 sự kiện như thời gian, địa điểm tổ chức,….
Ví dụ ở hình dưới là thông tin về liên hoan phim Cannes năm 2019, thời gian diễn ra từ 14 – 25/5/2019, có tên phim mở màn và kết thúc, số lượng phim cùng khởi tranh,….
Anchor (link neo nội bộ)
Anchor sẽ giúp bổ sung thêm một số link nội bộ từ trang web đó đến những trang khác trên cùng 1 website.
Ví dụ dưới đây cho thấy, các đường link nội bộ trong trangd dược hiện thêm, người dùng có thể trực tiếp chọn những link đó. Như vậy sẽ giúp tăng khả năng vào website, trang trực tiếp hay trang phụ.
Sitelink (liên kết trong site)
Sitelink sẽ hiện thêm một số liên kết quan trọng trong Menu chính của site khi bạn search tên một thương hiệu.
Ví dụ như hình dưới đây chúng ta có thể thấy, ngoài trang web chính của công ty thì sẽ có thêm các link về dịch vụ seo, thiết kế web, logo, bán hàng,….
Organization (tổ chức)
Organization sẽ giúp bạn biết thêm các thông tin chi tiết về 1 tổ chức, thương hiệu nào đó. Vị trí hiển thị sẽ nằm bên phải màn hình.
Top stories (tin nổi bật)
Top stories là danh sách 1 số tin bài về 1 chủ đề nào đó đang được nhiều người quan tâm. Kết quả thường là những trang tin lớn như Soha, Dantri, VNExpress,….
Video
Snippet này sẽ hiển thị các clip trên website của bạn hay youtube. Loại snippets này sẽ phát huy hiệu quả quảng cáo với những website chuyên về đào tạo, đánh giá, hướng dẫn.
Photo (ảnh)
Photo sẽ cho phép hình ảnh có tính chất minh họa, hấp dẫn cao hiện lên. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả khi SEO tốt hơn.
Featured snippet (đoạn trích nổi bật)
Featured snippet là một đoạn trích tóm tắt trả lời 1 câu hỏi, thường nằm trên cả kết quả tự nhiên, nghĩa là nó nằm trên Top 1, còn gọi là Top 0.
Hướng dẫn áp dụng Rich Snippets cho Website
Thông thường, Rich Snippets sẽ được kích hoạt bằng 3 định dạng gồm RDFa, microdata, microformat. Để website của bạn có thể hiển thị được Rich Snippets thì bạn cần khai báo nội dung các thẻ HTML mặc định của từng loại Rich Snippets tại máy tìm kiếm. Để thực hiện thì hãy truy cập vào Trang trợ giúp của Google để xem các thẻ đó và hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, nếu muốn có Rich Snippets cho website thì bạn có thể Microdata Generator để tạo tự động thông qua các dữ liệu nhập bằng form.
Sử dụng Rich Snippets trong Website WordPress
Với những website dùng WordPress thì có thể dễ dàng tìm Rich Snippets vào bài viết với một số plugin hỗ trợ dưới đây:
- RDFa Breadcrumb – tạo thanh điều hướng hỗ trợ Rich Snippet
- Easy Recipe by The Orgasmic Chef
- Schema Creator by Norcross & Raventools
- Google Author Link by Help for WP
- RDFa Breadcrumb by Yawalkarm
- Opengraph and Microdata Generator by Abhik
- Yet Another Star Rating – hiển thị sao trên Google Search
Kiểm tra với Rich Snippets Testing Tool
Sau khi thêm các microdata vào bài viết để tạo Rich Snippets, bạn có thể kiểm tra tính hợp lệ của nó bằng công cụ Rich Snippets Testing Tool.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi Rich Snippets là gì và các thông tin liên quan đến Rich Snippets. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....
Orphan Pages là gì? Cách phát hiện và khắc phục hiệu quả
Orphan Pages hay còn gọi là các trang mồ côi, là một thuật ngữ quen...
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay....
Tham Khảo Kế Hoạch SEO Mẫu Hiệu Quả, Tối Ưu Website
Kế hoạch SEO mẫu là yếu tố quan trọng quyết định đến thành – bại...
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...