Content Direction là gì? Cách xây dựng Content Direction dài hạn

Nội dung được xem là yếu tố cốt lõi và vô cùng quan trọng trong marketing. Do đó, để tiếp cận và thu hút được khách hàng lâu dài thì doanh nghiệp cần triển khai sớm những kế hoạch về content marketing một cách phù hợp, đặc biệt là về Content Direction. Vậy Content Direction là gì? Làm thế nào để xây dựng Content Direction dài hạn và hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thông tin chi tiết.

Content Direction là gì?

Content Direction có thể hiểu đơn giản là việc định hướng nội dung để phát triển toàn bộ hoạt động khai triển nội dung tổng thể cho chiến dịch truyền thông trên diện rộng hoặc trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công ty bỏ qua định nghĩa về Content Direction mà trực tiếp xây dựng những chuỗi công việc về sau. Trong khi đó khái niệm này cần được làm rõ ngay từ đầu để tránh việc tạo và tăng trưởng nội dung không cần thiết.

Content Direction là gì
Content Direction là việc định hướng nội dung

Hệ thống Content Direction thường sẽ gồm các thành tố sau:

  • Target Audience: xác định khách hàng mục tiêu
  • Customer Insight: xác định mong muốn của khách hàng
  • Content type: các dạng thể hiện nội dung như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…
  • What: xác định những nội dung thích hợp với khách hàng mục tiêu
  • Ideas: đưa ra những ý tưởng để tăng trưởng chiến dịch

Thời điểm để xây dựng Content Direction

Sau đây là những thời điểm bạn cần chiển khai kế hoạch xây dựng Content Direction hiệu quả nhất:

Bắt đầu xây dựng thương hiệu

Đối với những thương hiệu mới và thương hiệu chuẩn bị ra mắt, việc lập Content Direction là vô cùng cần thiết và quan trọng. Việc định hướng được nội dung sẽ giúp bạn dễ dàng hướng tới khách hàng mục tiêu nhằm tăng cường sự tương tác và ủng hộ cho thương hiệu.

Thời điểm này chủ yếu tập trung vào topic liên quan đến thông tin thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, lợi ích tiêu dùng,…

Đổi mới thương hiệu/tái định vị thương hiệu

Khi doanh nghiệp bắt đầu có những bước tiến mới về thương hiệu hay sản phẩm, bạn sẽ cần xây dựng lại Content Direction phù hợp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu, những nội dung trước đây không còn phù hợp và cần được thay đổi. Quá trình điều chỉnh này có thể nhanh hoặc chậm, tùy thuộc vào hướng phát triển mới, ngân sách và chiến lược cụ thể của doanh nghiệp. Việc làm mới nội dung không chỉ là thay đổi bề ngoài, mà còn là cách để thương hiệu truyền tải câu chuyện và giá trị mới mẻ, hấp dẫn hơn đến khách hàng.

Phối hợp với nhân sự mới và Marketing thuê ngoài

Thông thường, trong các chiến dịch quan trọng hoặc dài hạn, những người làm Content giàu kinh nghiệm như Manager hay Leader sẽ chịu trách nhiệm vạch ra định hướng nội dung. Sau đó, họ chuyển giao cho các bộ phận dưới triển khai hoặc gửi bản phác thảo cho các dịch vụ Marketing thuê ngoài, nhằm đảm bảo sự nhất quán và hài hòa trong toàn bộ chiến lược. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo rằng mọi khía cạnh của chiến dịch đều kết nối chặt chẽ và truyền tải đúng thông điệp.

Chiến dịch truyền thông ngắn hạn

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những ngày “siêu sale” đình đám như 11.11 hay 12.12 trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Những chiến dịch ngắn hạn này đều cần một kế hoạch Content Direction được xây dựng rõ ràng, không chỉ để thúc đẩy doanh số mà còn nhằm tối ưu hoá hoạt động xúc tiến bán hàng. Mỗi nội dung đều phải khéo léo hòa quyện với mục tiêu của chiến dịch, mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo và hấp dẫn, tạo nên cú hích mạnh mẽ cho các đợt sale “khủng”.

Cần làm gì để xây dựng Content Direction hiệu quả

Nhưng điều cần làm khi xây dựng Content Direction như sau:

Xác định khách hàng mục tiêu – Target Audience

Đây là bước vô cùng quan trọng và cần phải thực hiện đầu tiên khi xây dựng Content Direction. Để xác định được khách hàng mục tiêu bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ của mình sẽ dành cho ai. Bạn có thể xác định được điều này thông qua một số tiêu chí như sở thích, độ tuổi, giới tính,….

Ngoài ra, khi xác định đối tượng xem nội dung của bạn thì cần lưu ý phân biệt giữa người tiêu dùng và những khách hàng mục tiêu. Bởi có nhiều trường hợp người tiêu dùng sẽ không phải đối tượng đưa ra quyết định mua hàng và cũng không phải đối tượng bài viết bạn nhắm tới.

Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

Lợi ích sản phẩm – Customer Insight

Customer Insight chính là những mong muốn ngầm hiểu của khách hàng. Đây là một khái niệm rất quen thuộc trong marketing và rất thường được sử dụng. Không quá khó để bạn tìm được 1 insight nhưng làm thế nào để tìm ra insight mạnh nhất thì không phải dễ. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phân khúc khách hàng. Thường 1 nội dung chỉ có thể tác động mạnh đến 1 phân khúc khách hàng nhất định. Do đó bạn không nên quá tham lam mà hãy tập trung vào phân khúc mình hướng tới.

Ngoài ra, hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của mình, các đặc tính nổi trội cũng như nhược điểm so với đối thủ cạnh tranh là điều vô cùng cần thiết. Bởi chỉ khi biết rõ về sản phẩm/dịch vụ của mình thì mới có thể truyền đạt được những thông điệp đúng nhất tới khách hàng.

Như vậy, cần phải xác định được mong muốn tiềm ẩn của khách hàng và những lợi ích về dịch vụ/sản phẩm mang lại thì nội dung bạn xây dựng mới hiệu quả và tốt nhất.

Xác định mong muốn của khách hàng
Customer Insight – Xác định mong muốn của khách hàng

Content không chỉ là câu chữ

Content không chỉ đơn thuần là câu chữ mà nó còn bao gồm cả hình ảnh và âm thanh. Trên thực tế, điều gây ấn tượng mạnh nhất cho khách hàng chính là hình ảnh. Hình ảnh cần phù hợp với nội dung thể hiện và là yếu tố để hỗ trợ nội dung. Do đó, câu chữ và hình ảnh phải gắn liền với nhau và có sự phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao.

Nội dung của một fanpage nên có gì?

Ngoài những nội dung về sản phẩm/dịch vụ thì một fanpage cần có thêm nhiều nội dung thu hút và bổ ích khác để giữ chân khách hàng. Nội dung này cần dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu và sự quan tâm của họ là gì. Dựa trên những tiêu chí này để chọn lọc những nội dung phù hợp, có ích nhất liên quan đến sản phẩm dành cho khách hàng.

Tìm ý tưởng từ đâu?

Tìm ý tưởng từ đâu?
Tìm ý tưởng từ nhiều nguồn

Có rất nhiều nguồn để bạn tìm ý tưởng cho mình. Bạn có thể tham khảo từ một số nguồn sau:

  • Đối thủ

Khi dạo quanh nhà của đối thủ thì bạn sẽ biết được họ đang làm gì? Đang biết gì? Thông qua đó bạn sẽ xác định, định hình được một direction cho chính mình. Còn việc có sự khác biệt hay không thì bạn cần tính toán sau.

  • Google

Nếu đã xác định được thế mạnh sản phẩm, khách hàng mục tiêu và sự quan tâm của họ thì bạn hãy gõ từ khóa vào Google để tìm kiếm thông tin. Từ khóa sử dụng cần từ chung cung đến cụ thể. Các từ khóa tổng quát sẽ giúp bạn có thêm nhiều idea. Sau đó hãy sử dụng những từ khóa cụ thể để thu hẹp phạm vi, đảm bảo khả năng bám sát nội dung.

Việc dùng những ý tưởng, gợi ý từ Google không phải xấu. Nhưng bạn cần phải chỉnh sửa, thêm bớt thế nào để hợp với văn phong, với sản phẩm/dịch vụ bên bạn muốn hướng tới khách hàng.

  • Mạng xã hội

Mạng xã hội vô cùng hữu ích trong thời đại hiện nay. Các trang fanpage, blog,… ngày càng được nhiều người sử dụng và sẽ giúp bạn hướng tới khách hàng mục tiêu dễ hơn. Qua những trang này bạn có thể tìm kiếm idea dễ hơn, phù hợp và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm ý tưởng cho mình trên báo, tạp chí hay sách vở hoặc bất cứ nguồn nào bạn thấy hữu ích với mình.

Quy trình quản lý fanpage hiệu quả

Quản lý và phát triển fanpage
Quản lý và phát triển fanpage

Bạn có thể tham khảo quy trình quản lý fanpage cực hiệu quả sau đây:

  • Xác định số lượng bài viết

Sau khi xác định Content Direction thì bạn hãy xác định số lượng bài viết cho mỗi direction đó là bao nhiêu. Ví dụ page về sản phẩm giảm cân thì có thể chia như sau: sản phẩm (30%), tip giảm cân (40%), quotes (30%) và phân chia số lượng bài viết xen kẽ, phù hợp.

  • Lập quy định làm việc

Bạn cần tự sắp xếp thời gian của mình để xây dựng content mỗi ngày hoặc theo tuần, theo tháng. Hãy tập trung lên ý tưởng cho các ngày trong tuần rồi mới làm bài viết, tìm hình ảnh, video phù hợp. Nếu cần phải gửi khách hàng duyệt thì bạn càng cần thực hiện theo quy trình thì mới đảm bảo tiến độ công việc.

  • Chuẩn bị nội dung trước

Việc chuẩn bị trước nội dung sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả, làm được nhiều việc khác hay phối hợp cùng bộ phận khác dễ dàng. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn định hướng nội dung trước, tránh để bị động.

  • Ghi lại ý tưởng

Hãy cố gắng ghi lại những ý tưởng của mình mọi lúc, mọi nơi ngay khi vừa có nhé. Điều sẽ tiết kiệm thời gian của bạn và lại vô cùng thiết thực, hiệu quả.

  • Theo dõi fanpage thường xuyên

Ngoài những yếu tố trên thì bạn cần theo dõi fanpage của mình thường xuyên để biết được kiểu nội dung nào sẽ hiệu quả. Bên cạnh đó hãy quan sát đối thủ và những trang cùng đối tượng khách hàng để tìm ra định hướng mới cho mình.

8 Bước xây dựng Content Direction

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược

Chiến lược Content Direction khởi đầu bằng việc xác định rõ mục tiêu truyền thông mà bạn muốn đạt được, đồng thời cân nhắc sâu sắc đến nhu cầu phát triển của thương hiệu. Tùy theo từng giai đoạn, bạn sẽ vạch ra những kế hoạch phù hợp nhất. Ví dụ, ở giai đoạn đầu, bạn có thể tập trung vào việc xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu. Nhưng khi thương hiệu đã đạt được sự chú ý mong muốn, bạn sẽ dần chuyển hướng sang việc chăm sóc, nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, Content Direction có thể giúp bạn thực hiện những mục tiêu quan trọng như nâng cao nhận thức về sản phẩm, hỗ trợ khách hàng tốt hơn, thay đổi tích cực cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu, và đặc biệt là phát triển, nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Đây là yếu tố then chốt trong mọi kế hoạch, chiến lược. Để xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu cho thương hiệu, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như: độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, thói quen sử dụng mạng xã hội, cũng như thói quen mua sắm của họ.

Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa khách hàng và người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng không nhất thiết là người đưa ra quyết định mua hàng, nghĩa là họ không phải là đối tượng mà bài viết của bạn đang hướng tới.

Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

Bước 3: Xác định mong đợi của khách hàng mục tiêu

ustomer Insight – những kỳ vọng ẩn sâu trong tâm trí khách hàng – là một khái niệm quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với những người làm truyền thông và Marketing. Hiểu thấu đáo về sản phẩm, nắm bắt những ưu điểm nổi bật và nhận diện rõ ràng các hạn chế so với đối thủ cạnh tranh là điều thiết yếu để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả tới khách hàng.

Việc tìm ra insight khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố then chốt vẫn là phân khúc khách hàng và đối tượng mục tiêu. Thay vì cố gắng trải rộng và bao phủ mọi phân khúc, bạn chỉ cần tập trung vào nhóm đối tượng quan trọng nhất, nơi sản phẩm của bạn thực sự phù hợp với mong muốn sâu thẳm của họ. Khi nắm bắt được insight của đối tượng này, bạn có thể dễ dàng đánh trúng tâm lý của họ. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những insight riêng, dẫn đến việc thông điệp, cách tiếp cận và xây dựng hướng đi nội dung (Content Direction) cũng phải linh hoạt và thay đổi để phù hợp.

Bước 4: Phân tích và đánh giá đối thủ

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu sâu về các đối thủ cạnh tranh của mình. Hãy quan sát cách họ triển khai chiến lược Marketing, từ đó bạn sẽ thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này không chỉ giúp bạn học hỏi mà còn mang đến cơ hội tiếp thu những điều hữu ích, sau đó áp dụng một cách sáng tạo vào việc xây dựng Content Direction phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi của thương hiệu bạn.

Để thực hiện điều này, bạn có thể tận dụng các công cụ phân tích đối thủ như SimilarWeb, hoặc các công cụ phân tích mạng xã hội như SimplyMeasured hay SocialMention. Ngoài ra, SpyFu cũng là một lựa chọn hữu ích để kiểm tra từ khóa và các chiến dịch quảng cáo của đối thủ.

Bước 5: Dự toán khoản đầu tư cho chiến lược Content Direction

Khi đầu tư vào chiến lược Content Direction, hãy xem xét thời gian hiệu lực của nội dung vì bạn luôn cần chi phí để duy trì hoặc gỡ bỏ nó. Vì vậy, cân nhắc kỹ về các nguồn lực sẵn có trước khi thực hiện để đảm bảo không thiếu hụt ngân sách. Ví dụ, bạn có thể dành ngân sách cho các mục nội bộ nào và phần nào có thể thuê ngoài.

Đầu tư vào chiến lược Content Direction
Đầu tư vào chiến lược Content Direction

Bước 6: Lập kế hoạch và chọn cách thể hiện thông tin

Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn sẽ bắt đầu lập kế hoạch cụ thể cho Content Direction. Lúc này, bạn sẽ xác định các nền tảng cần sử dụng như mạng xã hội, website, hoặc quảng cáo trên các website khác để phân phối nội dung lên các kênh phù hợp (SEO, mạng xã hội, email, diễn đàn,…).

Ngoài ra, bạn cũng sẽ xác định loại hình nội dung sử dụng cho chiến lược (video, âm thanh, hình ảnh, bài đăng blog, liên hệ với KOL hoặc Influencer,…); và vạch ra các chủ đề cần giải quyết ở từng giai đoạn của quá trình bán hàng.

Bước 7: Tìm kiếm USP

Việc xác định USP (Unique Selling Point) giúp bạn hiểu rõ sản phẩm và thương hiệu, từ đó đưa ra chiến lược Marketing hợp lý. Nếu không tìm được USP, bạn sẽ không hiểu rõ chính mình và không nắm bắt được khách hàng.

Khi đã có USP, bạn có thể đề xuất các chiến thuật và góc tiếp cận độc đáo, không bị giới hạn bởi nguồn lực hay các rào cản khác. Vì vậy, tìm kiếm USP giúp bạn tránh sự lộn xộn trong quá trình xây dựng hướng đi cho nội dung.

Bước 8: Theo dõi và đo lượng kết quả

Hãy theo dõi các chỉ số KPI quảng cáo để đánh giá Content Direction theo mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu SEO là phần của chiến lược Marketing, có thể mất từ sáu tháng đến một năm để thấy kết quả ngân sách. Tuy nhiên, bạn có thể đo lường sự phát triển qua thứ hạng từ khóa, liên kết ngược, lượt xem trang, và khách hàng tiềm năng.

Trên đây là những thông tin về Content Direction chi tiết nhất chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.-