Thực hiện đo lường hiệu quả SEO thông qua các chỉ số chính là cách tốt nhất để bạn nắm được chiến dịch mà mình đang thực hiện có mang lại hiệu quả không. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đo lường và những chỉ số KPI quan trọng nhất để thể hiện kết quả đo lường đó. Trong bài viết này, Seo Việt sẽ giới thiệu tới bạn những chỉ số KPI đo lường hiệu quả SEO quan trọng nhất nhé!
KPI SEO là gì?
KPI SEO là số liệu mà người thực hiện marketing, SEOer dùng để đo lường kết quả của các chiến dịch SEO trên trang web. Nhờ vào những số liệu này họ có thể biết được mức độ hiệu quả mà từng chiến dịch mang lại, dễ dàng thay đổi và bao quát được toàn bộ những ảnh hưởng sau mỗi lần update thuật toán mới.
Cách xác định mục tiêu và KPI SEO
Để xác định được mục tiêu và KPI SEO Thì bạn cần phải biết được mục tiêu cụ thể mà chiến dịch mình đang thực hiện hướng tới là gì. Những chỉ số KPI được chọn cần đảm bảo phải dựa trên những mục tiêu này. Sau đó chúng được biểu thị rõ ràng trên các đầu việc mà bạn đảm nhiệm trong suốt chiến dịch.
Nếu khách hàng tìm kiếm bạn và yêu cầu về mục tiêu tăng trưởng thứ hạng cho danh sách từ khóa có sẵn thì bạn cần tìm hiểu những điều gì?
Trước hết cần phải đặt ra những câu hỏi:
- Lý do khách hàng cần thứ hạng các từ khóa này?
- Điều này giúp ích gì cho công việc kinh doanh của bạn
Sau đó, bạn cần phát triển cách lý giải theo hướng như sau:
- Lập chiến lược để giải quyết lý do khách hàng đang cần những gì
- Lý do khách hàng muốn tập trung những từ khóa đó, traffic từ các công cụ tìm kiếm
- Hiểu rõ mục tiêu kinh doanh thực sự mà khách hàng đang cần.
Sau khi xác định được mục tiêu của khách hàng thì ngoài việc bạn cần đạt được thứ hạng cao cho hệ thống từ khóa mà còn có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị cao hơn.
Bạn có thể kèm theo những chỉ số KPI liên quan tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số này được diễn đạt lại theo ngôn ngữ mà bất cứ ai khi đọc cũng có thể hiểu được để khách hàng có thể theo dõi được quá trình SEO cũng như kết quả mà bạn đạt được.
Nói theo cách đơn giản hơn thì chỉ số KPI SEO chính là mối liên kết giữa mục tiêu của kinh dianh với chiến lược SEO mà bạn đang thực hiện.
Các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đánh giá hiệu quả của SEO
Dưới đây là những chỉ số hiệu suất thường dùng để đánh giá hiệu quả của chiến lược SEO mà bạn có thể tham khảo ngay:
Organic Traffic: Lưu lượng không phải trả tiền
Đây là chỉ số KPI cực kỳ hữu ích giúp bạn đo lường hiệu quả nhất là với những công ty có mục tiêu là tìm kiếm được khách hàng tiềm năng mới. Lưu lượng truy cập tìm kiếm miễn phí chính là lượng truy cập website từ các công cụ tìm kiếm chứ không cần thông qua quảng cáo.
Kết quả tìm kiếm không trả phí hiển thị khi chúng liên quan tới các cụm từ tìm kiếm chứ không phải là một quảng cáo đã được mua và xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.
Những từ khóa tìm kiếm tự nhiên chính là từ khóa mà website đang được xếp hạng tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
Lưu lượng truy cập miễn phí chỉ là chỉ số hiệu quả đo lường cho chiến dịch SEO tổng thể. Khi đó, nội dung của website sẽ bao gồm những từ khóa thường xuyên và khớp với các nội dung mà người dùng tìm kiếm hoặc web có khả năng xuất hiện với tần suất lớn trên SERP so với các web không tối ưu từ khóa đó.
Tuy nhiên đây cũng là thách thức nhất định đối với doanh nghiệp vì Google thường xuyên thay đổi thuật toán. Khi chúng update bất ngờ thì các nỗ lực SEO của bạn có thể bị ảnh hưởng mà không hề được báo trước.
Bạn có thể đo lường chỉ số Organic Traffic bằng công cụ Google Analytics. Sau đó mở menu Acquisition => All Traffic => Channels.
Sau đó bạn sẽ xem lại được những nguồn lưu lượng truy cập của website được sắp xếp theo kênh. Bạn chọn kênh Organic Search để nhận được báo cáo chi tiết về lưu lượng truy cập này nhé.
Báo cáo này sẽ giúp bạn khám phá được những thông tin cần thiết, quan trọng như sau:
- Trang đích nào đang có lượng truy cập hiệu quả nhất
- Công cụ tìm kiếm nào đang hướng lượng truy cập miễn phí cao nhất trên web
- Từ khóa nào có lưu lượng truy cập cao nhất
- Trang nào thường có tỷ lệ thoát trang lớn nhất
- Một số chỉ số quan trọng khác
Để có thể đo lường tốt cho chỉ số này, SEOer cần phải luôn cảnh giác với sự thay đổi thuật toán của Google, thường xuyên tìm hiểu và dự đoán trước được những thay đổi đó.
Keyword Ranking: Xếp hạng từ khóa
Theo dõi xếp hạng từ khóa chính là việc xác định xem website của bạn đang có thứ hạng như thế nào trên SÉP cho những từ khóa nhất định. Việc đo lường KPI này sẽ được chọn để đánh giá kết quả SEO của bạn. Thứ hạng từ khóa càng cao thì càng hiệu quả.
Lợi ích:
- Phân tích và xếp hạng từ khóa giúp bạn xác định và cải thiện được sự hiệu quả trên website trong việc thu hút organic traffic
- Cần theo dõi KPI này liên tục để chẩn đoán sớm những vấn đề mà web có thể gặp phải. Nếu bạn lưu ý tới chúng trong suốt thời gian thực hiện chiến dịch SEO thì bạn sẽ tiên đoán được và kịp thời xử lý những vấn đề tệ nhất.
Khó khăn:
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng xếp hạng từ khóa. Với từ khóa bất kỳ nào thì khi hiển thị trên các trang của Google đều khác nhau với những người dùng khác nhau.
- Kết quả Google hiển thị trên máy tính có thể khác với điện thoại di động và khác nhau giữa các vị trí tìm kiếm. Ngoài ra việc cá nhân hóa sẽ thay đổi những gì người dùng tìm thấy trên trang nhất. Ví dụ nếu họ thường xuyên truy cập vào website nào đó thì thứ hạng của website hiển thị sẽ ở vị trí cao hơn.
Cách đo lường:
Sử dụng công cụ CognitiveSEO để theo dõi xếp hạng từ khóa. Ưu điểm của công cụ này là cho phép người làm SEO dễ dàng theo dõi từ khóa ở từng cấp độ từ địa phương tới toàn cầu. Chúng cũng giúp bạn phân tích hiệu suất từ khóa của website đối thủ.
Mặc dù việc xếp hạng từ khóa cho bạn nhìn ra những kết quả chi tiết về chiến dịch SEO của mình nhưng KPI này không thể hoàn toàn lý giải được rằng chiến lược của bạn có đang hiệu quả hay không. Vì thế cần kết hợp thêm với những số liệu khác để đánh giá nhé.
Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi
Những doanh nghiệp có mục tiêu cần đạt được doanh số bán hàng từ kênh SEO cao hơn thì cần đo lường tỷ lệ chuyển đổi từ lưu lượng truy cập miễn phí. Sự chuyển đổi này xảy ra khi khách truy cập website chuyển thành khách hàng tiềm năng hoặc khách mua hàng.
Tỷ lệ chuyển đổi chính là lượng khách truy cập và hoàn thành những hành động, mục tiêu mà bạn đang hướng tới như: đăng ký nhận thông tin, mua hàng, tham gia vào danh sách khách hàng, tham gia bình chọn với thông tin đầy đủ,…
Tỷ lệ chuyển đổi hiển thị dưới dạng phần trăm. Nếu trong 100 khách truy cập có 5 người làm theo những điều doanh nghiệp muốn thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.
Lợi ích:
- Lưu lượng truy cập không phải trả tiền sẽ giúp tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với dạng outbound marketing (quảng cáo trả tiền).
- Đây chính là KPI hiệu quả để SEOer đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch SEO.
Khó khăn:
- Tỷ lệ chuyển đổi cao thì chứng tỏ các phương pháp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tốt. Tuy nhiên những người làm CRO thường lo ngại rằng những nỗ lực về SEO sẽ ảnh hưởng và giảm tỷ lệ chuyển đổi. Những người làm SEO lại lo lắng, CRO sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lượng traffic của họ.
- Với những khó khăn này thì giải pháp đưa ra chính là xem xét lại các mục tiêu và cùng nhau xử lý mọi vấn đề.
Cách đo lường: Sử dụng công cụ Google Analytics.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Analytics
Bước 2: Chọn Admin
Bước 3: Trong cột View => Goals => + NEW GOAL
Bước 4: Đặt tên cho mục tiêu sau đó chọn Destination để chọn tới trang đích cụ thể
Bước 5: Nhập URL khách hàng truy cập sau khi hoàn thành mục tiêu. Ví dụ như tới trang xác nhận mua hàng hoặc trang cảm ơn. Sau đó, đặt giá trị quy ra tiền cho mỗi mục tiêu được hoàn thành rồi thêm số tiền vào để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi.
Phương pháp hay nhất dành cho chỉ số KPI này chính là cần nắm rõ các mục tiêu vĩ mô, vi mô. Khi đó bạn sẽ dàng cung cấp và theo dõi mục tiêu của mình trong mục Goal Completions của Google Analytics. Lúc này bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn và tạo ra điều kiện thuận lợi dể hoàn thành mục tiêu trên website của mình.
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) từ organic search chính là chỉ số KPI cực kỳ tốt giúp bạn đo lường chất lượng của website cũng như chiến dịch SEO. Nếu người dùng cảm thấy thích thú với những gì họ thấy được trên công cụ tìm kiếm thì họ sẽ nhấp chuột vào để tìm hiểu sâu hơn.
Cách tính tỷ lệ CTR cực kỳ đơn giản. Đó chính là số lần kết quả tìm kiếm được nhấp chuột chia cho số lần chúng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Lợi ích:
- Giúp bạn xác định và chứng minh được độ hiệu quả của từ khóa, nội dung mà mình xây dựng cho mục tiêu
- Lượng khách hàng truy cập sẽ giúp website của bạn được đánh giá và xếp hạng cao hơn.
Khó khăn:
- Hạn chế của tỷ lệ CTR là bạn không được biết điều gì về chất lượng của traffic mà website của mình đang nhận được. Liệu bạn nhận được lượt nhấp chuột từ khách hàng tiềm năng không? Bạn có nhận được traffic từ khách hàng xa, ngoài thành phố thậm chí là ở quốc gia khác hay không?
- Tỷ lệ CTR thường dao động khi các kết quả làm thay đổi vị trí thứ hạng của bạn.
- Tỷ lệ này bị ảnh hưởng bởi các thiết bị truy cập khác nhau của khách hàng.
Cách đo lường:
Sử dụng công cụ Google Search Console => Search Traffic => Search Analyiics. Sau đó bạn chọn các tùy chọn giúp hiển thị số lần nhấp, số lượt hiển thị, vị trí khác nhau. Sau đó tải dữ liệu này về máy để xem xét.
Tỷ lệ đo lường này nên kết hợp thêm với những chỉ sổ KPI khác để có thể đánh giá được toàn diện hơn về hiệu quả của chiến lược SEO.
Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
Tỷ lệ thoát thể hiện được phần trăm người dùng đang truy cập vào website của bạn nhưng lại rời đi nhanh chóng mà không có thêm tương tác nào. Bạn có thể đo lường chỉ số này bằng công cụ Google Analytics.
Những website khác nhau sẽ có tỷ lệ thoát điểm chuẩn khác nhau. Khi theo dõi chỉ số này bạn có thể biết được nội dung, bố cục, thiết kế website của bạn có đang hấp dẫn khách hàng mục tiêu hay không để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.
Domain Authority theo thời gian
Chỉ số Domain Authority theo thời gian được đo trên thang điểm logarit từ 1 – 100 và con số này càng cao thì lượng truy cập và xếp hạng của website càng tốt hơn. Nếu chỉ số này thấp thì sẽ lamf giảm lưu lượng truy cập và xếp hạng của web.
Bạn có thể dùng chỉ số này để so sánh website của mình và đối thủ cạnh tranh sau đó sửa đổi chiến lược SEO để đạt được điểm số cao hơn.
Những website mới luôn có điểm xuất phát là 1 và cần có thời gian để xây dựng Authority và đạt được lưu lượng truy cập cao thường xuyên trong khoảng 40 – 60.
Time on site: Thời gian trên trang
Chỉ số KPI về thời gian trên trang sẽ cho bạn biết rằng nội dung mà bạn đang xây dựng có đáp ứng được tốt mục đích tìm kiếm của người dùng hay không. Khi một người nhập từ khóa để tìm kiếm trên Google thì trang của bạn đã dành nhiều thời gian cho việc đó, làm thỏa mãn ý định của người dùng.
Khi đó, Tim on site của bạn có điểm số cao cho thấy nội dung của bạn hấp dẫn và đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Dựa vào những từ khóa bạn đã dùng đã dẫn khách hàng tới website của bạn.
Bạn có thể theo dõi thời gian khách hàng truy cập vào website của mình bằng công cụ Google Analytics. Trong trang tổng quan bạn mở Hành vi => Tổng quan rồi nhấn xem báo cáo được hiển thị đầy đủ ở phía dưới.
Tại cột “Time on site trung bình” bạn sẽ biết được thời gian trung bình mà khách hàng đã truy cập trên trang web cụ thể. Từ đó bạn xem xét thời gian khách hàng dành cho trang có quá ngắn hay là không. Thời gian dành cho 1 trang tốt nhất là 60 giây và tỷ lệ chuyển đổi cao. Tuy nhiên nó lại không phải thời gian lý tưởng cho bài viết dài.
Vì thế nếu bạn thấy thời gian truy cập trung bình của khách hàng là khoảng thời gian đọc trung bình bạn đưa ra thì có thể thấy nội dung trên web đang đáp ứng được mục đích của người dùng.
Backlink: Liên kết ngược
Backlink là một trong những yếu tố dùng để xếp hạng hàng đầu trên Google dành cho các website. Theo nghiên cứu, số lượng backlink dẫn đến URL ở vị trí đầu tiên sẽ nhiều hơn 2,2 lần so với ở vị trí thứ 2.
Việc theo dõi backlink giúp SEOer có cái nhìn sâu hơn về giá trị tiến trình trong việc xây dựng chiến lược về backlink. Bạn cần lưu ý tới danh sách những liên kết mà bạn không tự xây dựng vì đây có thể là cơ hội liên kết cực kỳ tiềm năng mà bạn dễ dàng khám phá trong tương lai.
Bạn có thể sử dụng công cụ phân tích Backlink để đánh giá tiến trình xây dựng liên kết, xác định backlink mới và khám phá những liên kết đã bị xóa. Từ đó bạn dễ dàng điều chỉnh được chiến lược xây dựng backlink cho website của mình.
Trên đây là toàn bộ những chỉ số KPI quan trọng nhất dùng để đo lường hiệu quả SEO mà bạn nhất định phải thực hiện để đánh giá được chiến lược SEO của mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Screaming Frog là gì? Cách tạo và sử dụng Screaming Frog chi tiết
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao website của mình không được nhiều người...
External Link là gì? Cách dùng External Link hiệu quả trong SEO
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ External Link chưa? Hay bạn đang tò mò...
Tự động hóa Email là gì? Hướng dẫn cách tiếp thị email hiệu quả
Trong kỷ nguyên số, khi thông tin tràn lan và thời gian của mọi người...
Ahrefs là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs hiệu quả
Ahrefs là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện...
Topic Cluster: Cấu trúc, lợi ích & các bước triển khai hiệu quả
Với cấu trúc liên kết nội bộ rõ ràng và việc tập trung vào các...
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....
Orphan Pages là gì? Cách phát hiện và khắc phục hiệu quả
Orphan Pages hay còn gọi là các trang mồ côi, là một thuật ngữ quen...
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay....
Tham Khảo Kế Hoạch SEO Mẫu Hiệu Quả, Tối Ưu Website
Kế hoạch SEO mẫu là yếu tố quan trọng quyết định đến thành – bại...