Performance marketing không chỉ là một xu hướng trong ngành tiếp thị số, mà là một chiến lược thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận và tối ưu hóa nguồn lực quảng cáo. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về nó chưa? Trong bối cảnh ngân sách tiếp thị ngày càng được tối ưu hóa, doanh nghiệp cần giải pháp vừa hiệu quả vừa đo lường được. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm performance marketing, khám phá vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp, và quan trọng hơn, cách thức ứng dụng nó để tối đa hóa lợi nhuận trên từng đồng chi tiêu quảng cáo.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là một phương pháp tiếp thị trong đó các doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi đạt được kết quả mong muốn, thường là khi có một hành động cụ thể từ phía người tiêu dùng, chẳng hạn như click, đăng ký, hoặc mua hàng.
Các kênh phổ biến trong Performance Marketing bao gồm:
- Quảng cáo trả phí theo click (PPC): Doanh nghiệp chỉ trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo.
- Affiliate Marketing: Các đối tác quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp và chỉ nhận hoa hồng khi khách hàng thực hiện hành động.
- Social Media Ads: Quảng cáo trên mạng xã hội, chỉ trả phí khi có tương tác, như click, chia sẻ, hoặc comment.
- Native Ads: Quảng cáo tích hợp mượt mà vào nội dung trang web, chỉ tính phí khi có tương tác.
Lợi ích chính của Performance Marketing là khả năng đo lường hiệu quả rất rõ ràng, giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo theo mục tiêu chuyển đổi cụ thể.
Vai trò của Performance Marketing trong chiến lược Digital Marketing
Hiện nay, hình thức mua hàng của người tiêu dùng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Do đó để tiếp cận khách hàng cần phải thực hiện nhiều phương pháp và chiến lược.
Theo các số liệu phân tích, hơn 75% người tiêu dùng tin vào các đánh giá, review của các chuyên gia hoặc những người có tầm ảnh hưởng trước khi quyết định mua sản phẩm.
Điều này khiến các công ty, doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận với khách hàng tiềm năng, lựa chọn đúng thời điểm và đúng thông điệp.
Để có thể tiếp cận người mua hàng trên nhiều kênh, nhiều bài review, nhiều trang web luôn là bài toán khó. Tuy nhiên khi hợp tác với Affiliate các sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ được quảng bá trên nhiều kênh khác nhau.
Sau khi thực hiện Performance Marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu của khách hàng đồng thời mang lại sự tiếp cần tốt nhất, giúp gia tăng doanh số.
Performance Marketing hoạt động như thế nào?
Performance marketing hoạt động với sự tham gia của 4 nhóm đối tượng sau:
Retailers và Merchants
Trong Performance marketing người quảng cáo là các công ty thương mại điện tử hoặc những người bán lẻ. Họ là các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá dịch vụ, sản phẩm của mình đến khách hàng.
Không ít công ty trong lĩnh vực may mặc, thời trang, sắc đẹp,….thành công khi sử dụng Performance marketing từ đó mang lại nguồn lợi nhuận lớn.
Affiliates và Publishers
Đây là đối tác tiếp thị, họ nhận quảng bá thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm từ công ty, doanh nghiệp để lấy hoa hồng.
Hiện nay, Affiliates và Publisher được tồn tại dưới các hình thức khác nhau như: blog, tạp chí online, trang web đánh giá sản phẩm,….
Những người có tầm ảnh hưởng cũng được xem là một Publisher và thực hiện việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ qua các blog của họ. Họ cung cấp cho người theo dõi các đánh giá, hướng dẫn và trải nghiệm của bản thân về các sản phẩm.
Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms
Đây là mạng lưới liên kết và hoạt động tương tự như một sàn giao dịch với các vai trò sau:
- Cung cấp các công cụ như: text links, banners
- Quản lý, theo dõi clicks và lượt chuyển đổi
- Thực hiện thanh toán qua trung gian
- Giải quyết các sự cố và tranh chấp giữa 2 bên
Affiliate Managers và OPMs
Hiện nay, một số advertiser hoặc network có các chuyên viên với nhiệm vụ hỗ trợ các vấn đề về affiliate như: đề xuất công cụ quảng bá, hình thức quảng bá, xử lý các sự cố kỹ thuật,….
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thuê các agency chuyên quản lý affiliate để quản lý các chương trình hoặc hỗ trợ cho các cá nhân thực hiện.
Ưu nhược điểm của Performance Marketing
Performance marketing có những ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Giảm rủi ro khi thanh toán
- Xây dựng thương hiệu thông qua đối tác thứ 3, tăng traffic, tăng lượt tương tác
- Kế hoạch thực hiện Performance marketing được đo lường, theo dõi và đánh giá khách quan, minh bạch
- Giúp doanh nghiệp hiểu được đâu là nguồn tạo ra đơn hàng và xác định kênh phân phối mang lại hiệu quả để tập trung đầu tư.
Nhược điểm
Performance marketing phù hợp với các doanh nghiệp thương mại điện tử và các nhà bán lẻ, tuy nhiên, để vận hành được một chiến dịch Performance marketing hiệu quả không phải điều đơn giản.
Nó tiêu tốn khá nhiều chi phí chạy Ads, thậm chí nếu các Agency hoặc Publisher lừa đảo, làm ẩu, khai gian số liệu thì chính doanh nghiệp là người chịu thiệt hại nhiều nhất.
Các hình thức thanh toán trong Performance Marketing
Dưới đây là các loại hình thanh toán phổ biến nhất trong Performance marketing:
Cost per mile (CPM)
Đây là chi phí tính cho 1.000 lần hiển thị. Loại hình thanh toán này chi phí thấp, khả năng tương tác không cao.
Cost per click (CPC)
Đây là chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột. Trong trường hợp bạn muốn hướng traffic về web thì nên cân nhắc khi sử dụng loại hình quảng cáo này.
Cost per engagement (CPE)
Engagement thể hiện lượt tương tác và nó được đo bằng nhiều hình thức khác nhau như: lượt chia sẻ, bình luận, lượt like,…
Cost per lead (CPL)
Đây là khoản chi phí dành cho khách hàng tiềm năng. Tức là đối tượng có phản hồi hoặc hành động thể hiên sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Họ có thể liên lạc lại hoặc điền vào biểu mẫu thông tin.
Cost per sale (CPS)
Đây là chi phí thanh toán cho mỗi đơn hàng. Theo đó khi có đơn hàng được xác lập, bạn sẽ phải trả tiền. Đây là loại hình quảng cáo đắt nhưng lại mang về nguồn lợi lớn.
Cost per acquisition (CPA)
CPA là hình thức thanh toán bao gồm tất cả các loại trên. Theo đó, bạn phải trả chi phí cho lượt click chuột, đơn hàng hay điền mẫu thông tin,…..
Các hình thức Performance Marketing hàng đầu hiện nay
Dưới đây là các hình thức Performance marketing phổ biến nhất hiện nay:
Native advertising
Hình thức này mở ra cơ hội tạo các lượt nhấp chuột trên trang web có khách hàng mục tiêu của bạn. Native advertising giống như một dạng paid media nhưng khác với quảng cáo. Nó phải tuân theo hình thức cũng như chức năng tự nhiên của trang web.
Sponsored content
Sponsored content được sử dụng nhiều nhất bởi những người có tầm ảnh hưởng và trang web nội dung. Các đối tượng sẽ đăng bài quảng bá, giới thiệu cho một sản phẩm hay thương hiệu để nhận lại thù lao.
Affiliate Marketing
Đây là hình thức tiếp thị liên kiết và được hiểu đơn giản như kiểu “môi giới”. Theo đó, doanh nghiệp nhờ 1 bên publisher bán sản phẩm cho họ và nếu thu được đơn hàng thì publisher sẽ nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp.
Hình thức thanh toán chủ yếu là CPA hoặc CPM, CPC,….
Social Media Marketing
Đây là hình thức sử dụng các nền tảng truyền thông mạng xã hội như: facebook, instagram, pintersest,….để đạt lượng traffic nhất định.
Search Engine Marketing
Đây là hình thức tiếp thị sử dụng công cụ tìm kiếm tự nhiên hoặc có trả phí.
Với dạng trả phí, người quảng cáo phải trả tiền cho các lượt click vào quảng cáo trên các công cụ như: bing, google,….
Với dạng tự nhiên, người thực hiên dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm và đưa bài viết lên top.
5 Tip giúp doanh nghiệp áp dụng Performance Marketing hiệu quả
Nếu muốn áp dụng Performance marketing mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần lưu ý 5 mẹo nhỏ dưới đây:
Xác định sự phân bổ giá trị đóng góp
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã ý thức được vai trò to lớn của việc đo lường sự phân bổ đa kênh từ đó tìm ra các kênh phân phối hiệu quả nhất và tập trung ngân sách phát triển.
Càng thử nghiệm nhiều kênh khác nhau, càng tìm kiếm và khai thác ra nhiều điều có ích. Chẳng hạn hiện nay, Tik Tok được xem là “mỏ vàng” được nhiều doanh nghiệp đầu tư.
Bonus cho những đối tác quan trọng
Khi triển khai Performance marketing bạn cần chia đối tác thành 3 dạng dưới đây:
- Đối tác khởi xưởng: Bắt đầu trong quá trình mua sản phẩm của khách hàng
- Đối tác chuyển đổi: Bước cuối trong quá trình mua sản phẩm
- Đối tác đóng góp: Đây là những đối tác tác động vào giữa quá trình mua sản phẩm
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực cũng như thời điểm, mục tiêu mà mức phân phối bonus được phân chia sao cho phù hợp nhất.
Tăng ngân sách đối cho Performance Marketing
Performance marketing mang lại chỉ số ROAS hiệu quả và vượt trội hơn so với các kênh marketing khác. Do đó, các doanh nghiệp cần tăng ngân sách dành cho kênh này để mang lại lợi nhuận cao.
Mở rộng phễu mua hàng bằng những publisher tạo content
Hiện nay, nhiều người xem “phễu mua hàng” lỗi thời tuy nhiên thực tế nó vẫn mang lại hiệu quả cao.
Performance marketing được xem là phương pháp tốt nhất để tăng kích cỡ của phễu mua hàng. Tuy nhiên, bạn cần xác định những trang web có lượng truy cập tốt, phù hợp với tệp khách hàng.
Xu hướng Performance marketing hiệu quả nhất
Nếu muốn tìm kiếm giải pháp Performance marketing hiệu quả thì Affiliate là mô hình không thể bỏ qua. Ưu điểm của hình thức này là chỉ phải trả hoa hồng khi có đơn hàng thành công.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Performance marketing là gì” từ đó có phương pháp đầu tư hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách xây dựng chiến lược Marketing trên mạng xã hội hiệu quả
Trong thời đại số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu...
Growth Hacking là gì? Những yếu tố giúp đột phá Marketing
“Growth Hacking” là thuật ngữ còn khá mới mẻ với nhiều người nhưng đây lại...
[Download] Mẫu KPI cho nhân viên Marketing, Digital Marketing
Nhằm đảm bảo mọi hoạt động Marketing đều hướng đến mục tiêu chung của doanh...
Cách xây dựng chiến lược marketing online cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, việc xây dựng...
Mobile Marketing là gì? Các hình thức Mobile Marketing hiện nay
Bạn đang cầm chiếc smartphone trên tay, nhưng bạn có biết nó đã trở thành...
Bật mí 8 bí quyết marketing online hiệu quả chi phí thấp
Trong kỷ nguyên số ngày nay, marketing online đã trở thành một phần không thể...
PR là gì? PR là viết tắt của từ gì ý nghĩa trong Marketing
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, không chỉ cần sản phẩm tốt mà còn...
Digital marketing là gì? Những điều cần biết về Digital marketing
Với sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0, thói quen và hành...
Tư vấn chiến lược marketing online tổng thể doanh nghiệp
Trong một thị trường đầy cạnh tranh, một chiến lược marketing bài bản không chỉ...