ROI marketing là gì? Cách đo lường chỉ số ROI trong Marketing

Trong thế giới marketing, thành công không chỉ được đo lường qua số lượt hiển thị hay lượt nhấp, mà bằng những lợi nhuận thực tế trên khoản đầu tư (ROI). Dù bạn là một nhà tiếp thị dày dặn kinh nghiệm hay một chủ doanh nghiệp đang tìm cách tăng trưởng, việc hiểu rõ về ROI trong marketing là chìa khóa để tối đa hóa ngân sách và đảm bảo mỗi đồng chi ra đều mang lại giá trị. Bài viết này sẽ phân tích các chiến lược, chỉ số và những thông tin cần thiết giúp bạn không chỉ theo dõi ROI mà còn nâng cao nó – biến nỗ lực marketing của bạn thành cỗ máy sinh lợi hoàn hảo. Sẵn sàng khám phá cách tạo ra kết quả trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn? Cùng bắt đầu nhé!

Roi là gì cách đo lường roi

ROI là gì? ROI trong marketing là gì?

ROI (Return on Investment) là chỉ số đo lường hiệu quả của một khoản đầu tư. ROI cho biết tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được so với chi phí đã bỏ ra. Công thức tính ROI phổ biến là:

Trong marketing, ROI được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Nó cho biết mỗi đồng chi ra cho hoạt động marketing đem lại bao nhiêu lợi nhuận. Điều này giúp doanh nghiệp quyết định liệu chiến dịch marketing có đáng đầu tư không.

ROI trong marketing giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và đánh giá các kênh marketing nào đem lại hiệu quả cao nhất.

roi là gì

Cách đo lường chỉ số ROI trong Marketing

Dưới đây là cách đo lường chỉ số ROI trong marketing mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải biết.

Công thức tính chỉ số ROI

Chỉ số ROI được tính theo công thức sau:

Trong đó: Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) được tính = Doanh thu dự kiến – Chi phí phải đầu tư.

  • Doanh thu dự kiến được tính bằng tổng số hàng bán ra nhân với giá vốn. Sau đó lấy kết quả nhân tiếp với phần trăm lợi nhuận kỳ vọng.

  • Chi phí đầu tư: Là tất cả chi phí mà doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: chi phí nhân sự, mặt bằng, trang thiết bi, điện – nước, cơ sở hạ tầng, thuế,…

Chỉ số ROI là gì trong Marketing

  • Nếu chỉ số ROI dương thì tổng doanh thu của doanh nghiệp đã lớn hơn tổng chi phí, nên tiếp tục đầu tư cho dự án này.
  • Nếu chỉ số ROI âm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất nhiều hơn số lợi nhuận mà họ thu về. Ở trường hợp này, nên cân nhắc để thu hẹp lại dự án, quy mô đầu tư hoặc chuyển đổi sang dự án khác.

Ví dụ cụ thể để tính chỉ số ROI

Nếu bạn kinh doanh Airbnb, bạn đã thuê lại 1 nhà có 10 phòng với giá là 60 triệu đồng/tháng. Và có thể sẽ kèm chi phí khác phải gánh thêm là 10 triệu đồng/tháng.

  • Tính theo tỷ lệ full phòng 66% thì bạn sẽ phải bỏ ra = 60 + (10×65%) = xấp xỉ 67 triệu đồng/tháng. Vậy, 1 năm bạn sẽ phải chi ra khoảng 804 triệu đồng.
  • Giá thuê phòng thường là 500.000đ/đêm thì dự kiến bạn sẽ có doanh thu là: 500 x 10 x 20 = 100 triệu đồng/tháng. Doanh thu dự kiến 1 năm sẽ là 1,2 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận ròng được tính = Doanh thu – chi phí = 1,2 tỷ – 804 triệu = 396 triệu/năm.
  • Vậy tỉ suất hoàn vốn sẽ là: ROI (%) = Lợi nhuận ròng: Chi phí đầu tư = 396:804 = 49%. ROI = 49% có nghĩa là mỗi 1 đồng đầu tư bạn sẽ có thêm 0,49 đồng.

Nếu kinh doanh vào mùa ít khách du lịch thì tỷ lệ full phòng giảm xuống 30%. Khi đó, doang thu mỗi tháng của bạn sẽ = 500 x 10 x 30 x 30% = 45 triệu đồng. Bạn vẫn phải trả số chi phí cố định hàng tháng là 60 + 10 x 30% = 63 triệu đồng. Nếu không muốn phải bỏ thêm tiền bù lỗ tháng đó (18 triệu đồng) thì bạn cần:

  • Bạn giảm giá thuê xuống còn 300.000đ (40%). Mức giá ưu đãi sẽ giúp lượng khách book phòng lớn hơn, thậm chí tỉ lệ full phòng sẽ là 90%. Khi đó, doanh thu của bạn sẽ = 300 x 10 x 90% = 81 triệu. Doanh thu thấp hơn dự kiến (100 triệu) nhưng bạn vẫn thu được lợi nhuận là = 81 – [60+(10×90%)] = 12 triệu.
  • Bạn giảm giá thuê xuống 400.000đ (20%) thì doanh thu của bạn là 72 triệu, lợi nhuận thu được là 6 triệu đồng.

Bạn có thể thấy rõ ràng mức độ chênh lệch giữa phương án giữ nguyên giá và giảm giá phòng là 30 triệu đồng (lỗ 18 triệu + 12 triệu lãi khi giảm 40%). Tương tự như vậy, mức chênh lệch khi giảm tiền phòng 20% là 24 triệu.

Chính vì thế, vào mùa du lịch kém thì các bạn cần điều chỉnh giá phòng hợp lý, tăng tỷ lệ full phòng và đảm bảo nguồn doanh thu.

Ưu nhược điểm khi sử dụng chỉ số ROI trong Marketing

Chỉ số ROI trong marketing có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Chỉ số ROI có thể tính toán một cách nhanh chóng dễ dàng. Sử dụng 2 thành tố thu thập từ những số liệu tài chính.

Đo lường chỉ số ROI cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn xác định được mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng so sánh được mức độ sinh lợi nhuận của dự án. Chỉ số ROI là cơ sở để quyết định xem có nên tiếp tục đầu tư vào dự án đó hay không.

Nhược điểm

Khi quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không thì doanh nghiệp cần tham khảo rất nhiều chỉ số quan trọng như: NPV, IRR hoặc tỷ lệ hoàn vốn (PP). Chỉ số ROI chỉ đóng vai trò là số liệu tham khảo chứ không phải là số liệu quyết định.

Cần tính toán các loại chi phí như khấu hao tài sản cố định, phân chia chi phí ban đầu cho nhiều hoạt động khác như nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới của các dự án. Nếu chỉ sử dụng chỉ số ROI để so sánh độ hiệu quả thì kết quả đem lại dễ bị sai lệch so với bản chất thật.

Chỉ số ROI chỉ tập trung để đo lường mức chi phí, doanh thu ngắn hạn. Còn các khoản đầu tư dài hạn thì thường bị bỏ qua khi tính chỉ số ROI.

Tại sao lại sử dụng chỉ số này để đo lường hiệu quả?

Chỉ số là một yếu tốt dễ đo lường và dễ hiểu nhất với mọi thành phần ở trong và ngoài doanh nghiệp. Bởi bất kỳ một chiến lược marketing nào thì khi bắt đầu đều phải nắm rõ được bản chất của các thành viên trong công ty mới có thể tiến hành.

Bên cạnh đó, sử dụng chỉ số giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát các chiến lược marketing đang triển khai. Với mỗi chỉ số khác nhau sẽ đọc được những ý nghĩa, độ hiệu quả khác nhau. Dựa vào đó mà doanh nghiệp có thể chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất.

Các chi phí trong hoạt động marketing

Để có thể đo lường chỉ số ROI chính xác nhất thì các doanh nghiệp cần xác định được chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing. Quy mô của chiến lược marketing tăng đồng nghĩa với việc chi phí cũng tăng theo:

  • Chi phí quảng cáo hiển thị (display ads)
  • Chi phí hoạt động pay-per-click (PPC)
  • Chi phí cho kênh truyền thông
  • Chi phí content
  • Chí phí marketing thuê ngoài, agency

Thông thường, chi phí phải trả cho nhân sự full time là cố định nên điều này sẽ không quá cần thiết khi tính chỉ số ROI.

Chỉ số ROI chỉ quan tâm tới chi phí biến đổi nên chúng được đo lường khi chiến dịch marketing đó đi vào triển khai mà thôi.

Tối ưu chỉ số ROI trong Marketing

Một chiến dịch marketing tốt là chiến dịch có chỉ số ROI là 5:1. Chỉ số này có thể giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Thông thường, ROI lý tưởng là từ 5:1 – 10:1, nếu vượt quá mức này thì chắc chắn là điều phi thực tế.

Mục tiêu về chỉ số ROI tại các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu chi phí nội tại và thị trường trong thời điểm tiến hành chiến dịch marketing.

Tại sao chỉ số ROI tốt lại là 5:1?

Chỉ số ROI tốt là chỉ số 5:1 bởi:

Nếu chỉ số ROI là 2: 1 thì doanh nghiệp sẽ không thể sinh lời. Vì chi phí sản xuất đã chiếm 50% giá bán ra của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp bỏ ra 100 đô la mà chỉ thu về 200 đô la thì họ đã mất đi 100 đô la bù vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần rồi.

Chính vì thế, nếu doanh nghiệp có chỉ số ROI là 2:1 thì không sinh được lợi nhuận mà chỉ đủ tiền để hoàn vốn mà thôi.

Với những công ty có giá vốn hàng bán ra chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá thành sản phẩm thì họ không quá cần thiết tập trung đẩy mạnh các chiến lược marketing. Bởi nếu có tiến hành thì chỉ số ROI chắc chắn cũng sẽ thấp.

Với những công ty có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá thành sản phẩm thì họ phải thực sự nỗ lực thực hiện các hoạt động marketing để bù đắp vào chi phí sản xuất. Chính vì vậy, chỉ số ROI của họ chắc chắn phải cao.

Vậy nên, chỉ số ROI lý tưởng sẽ là 5:1, chỉ số cao hơn hay thấp hơn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chi phí sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.

Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết này, Seoviet.vn hy vọng rằng bạn đọc đã có cái nhìn thấu đáo hơn về chỉ số ROI trong marketing và cách đo lường ROI chính xác nhất!