SEO (Search Engine Optimization) chính là việc tối ưu, làm cho nội dung được xuất hiện trên kết quả tự nhiên từ 1 bộ máy tìm kiếm.
Rõ ràng là, lợi ích của nó sẽ mang lại 1 lượng truy cập thụ động cho website, mà không làm tốn chi phí của bạn hàng tháng.
Nhưng làm thế nào để bạn tối ưu hóa nội dung của mình khi SEO, và “các yếu tố xếp hạng” nào mới thực sự quan trọng?
Để trả lời điều đó, trước tiên chúng ta cần hiểu cách các công cụ tìm kiếm hoạt động ra sao.
Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào
Chúng giống như những thư viện dành cho thời đại kỹ thuật số này vậy.
Thay vì lưu trữ bản sao của sách, chúng lưu trữ bản sao của trang web.
Khi bạn nhập một truy vấn vào công cụ tìm kiếm, nó sẽ xem qua tất cả các trang trong chỉ mục của mình và cố gắng trả về kết quả phù hợp nhất.
Để làm điều này, nó sử dụng một chương trình máy tính hay còn là một thuật toán (algorithm).
Không ai biết chính xác các thuật toán này vận hành như thế nào, nhưng chúng ta vẫn có những manh mối, ít nhất là từ Google.
Sau đây là những gì mà họ cho biết trên trang “Cách hoạt động của thuật toán Tìm kiếm” của mình:
“Để cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất, thuật toán Tìm kiếm xem xét nhiều yếu tố, bao gồm cả những từ trong cụm từ tìm kiếm, mức độ liên quan và khả năng sử dụng của trang web, chuyên môn của các nguồn, vị trí và các tùy chọn cài đặt. Trọng số của từng yếu tố phụ thuộc vào bản chất của cụm từ tìm kiếm—ví dụ: độ mới của nội dung đóng vai trò quan trọng hơn trong việc trả lời các yêu cầu tìm kiếm về chủ đề tin tức hiện tại so với các định nghĩa trong từ điển.”
Nhắc đến Google, đây là công cụ tìm kiếm mà hầu hết chúng ta đều sử dụng – ít nhất là đối với các tìm kiếm về web. Đó là bởi nó có thuật toán đáng tin cậy nhất từ trước đến nay.
Điều này nói rằng, có hàng tấn bộ máy tìm kiếm khác mà bạn có thể tối ưu hóa.
Cách SEO hoạt động
Nói một cách đơn giản, SEO hoạt động bằng cách chứng minh cho các công cụ tìm kiếm rằng: nội dung của bạn là kết quả tốt nhất cho chủ đề này vào lúc đó.
Bởi tất cả chúng đều có cùng một mục tiêu: Hiển thị kết quả tốt nhất, phù hợp nhất cho người dùng.
Chính xác là, cách bạn làm điều này phụ thuộc vào bộ máy tìm kiếm mà bạn tối ưu hóa.
Nếu muốn có nhiều lượng truy cập cho các trang web của mình, bạn cần phải hiểu và đáp ứng theo thuật toán của Google. Nếu bạn muốn có nhiều lượt xem video hơn, hãy làm nội dung sao cho phù hợp với thuật toán của YouTube.
Mỗi công cụ có thuật toán xếp hạng khác nhau. Nên bài hướng dẫn này sẽ không thể nêu ra được hết tất cả chúng.
Vì vậy, sau đây, chúng ta sẽ tập trung vào cách xếp hạng ở bộ máy tìm kiếm lớn nhất trong số đó: Google.
SỰ THẬT THÚ VỊ
Google chiếm ~ 92% thị phần. Đó là lý do tại sao mà bạn nên tối ưu hóa website của mình trên Google thay vì Bing, DuckDuckGo hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm web nào khác.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐI ƯU TRÊN GOOGLE
Google vốn hay được biết đến với việc sử dụng hơn 200 yếu tố xếp hạng.
Thậm chí vào năm 2010, đã từng có bài viết cho rằng con số này có thể lên tới 10.000.
Không ai biết tất cả các yếu tố xếp hạng này là gì, nhưng chúng ta chắc chắn vẫn nắm được một số trong đó.
Bằng cách nào? Google đã cho chúng ta biết, và những người khác – bao gồm cả chúng tôi – đã nghiên cứu mối tương quan giữa nhiều yếu tố khác nhau lẫn thứ hạng trên Google.
Chúng ta sẽ bàn về chúng một lát sau. Nhưng trước tiên, một điều quan trọng:
Google xếp hạng các trang web, không phải các website.
Ví dụ: doanh nghiệp của bạn làm về cửa sổ kính màu. Điều này không có nghĩa là mọi trang trên site của bạn nên xếp hạng cho truy vấn “cửa sổ kính màu”.
Bạn có thể rank cùng lúc các từ khóa và chủ đề khác nhau với các trang khác nhau.
Còn bây giờ, hãy nói về một số điều ảnh hưởng đến thứ hạng và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
Khả năng thu thập dữ liệu
Trước khi Google thậm chí có thể xem xét đến việc xếp hạng nội dung của bạn, nó cần phải biết rằng nội dung đó có tồn tại hay không.
Google sử dụng một số cách để phát hiện nội dung mới trên web, nhưng phương pháp chính là crawling (thu thập dữ liệu). Nói một cách đơn giản, đó là khi Google đi theo liên kết từ các trang mà họ đã biết tới những trang họ chưa từng thấy.
Để làm điều này, họ sử dụng một chương trình máy tính gọi là nhện/con bọ (spider).
Ví dụ, trang chủ của bạn có một backlink từ một website đã có trong chỉ mục của Google.
Nên khi crawl site này, họ sẽ đi theo liên kết đó để tìm ra trang chủ của bạn và có thể thêm nó vào chỉ mục của mình.
Từ đó, họ sẽ thu thập dữ liệu các liên kết trên trang chủ để tìm các trang khác trên site của bạn.
Điều này cho biết, một số thứ có thể chặn bọ Google lấy thông tin:
- Liên kết nội bộ kém: Google dựa vào liên kết nội bộ (internal link) để lấy dữ liệu tất cả các trang trên site của bạn. Những trang không có liên kết nội bộ thường sẽ không được thu thập.
- Liên kết thuộc tính nofollow: Các internal link gắn thẻ nofollow cũng sẽ không được Google crawl.
- Các trang không index: Bạn có thể ngăn Google lập chỉ mục các trang bằng cách sử dụng thẻ meta noindex hoặc HTTP header. Nếu những trang khác trên site bạn chỉ có liên kết nội bộ từ các trang noindex, có khả năng là Google sẽ không tìm thấy chúng.
- Ngăn chặn trong robots.txt: robots.txt là một tệp văn bản cho Google biết những nơi mà nó có thể và không thể đi trên site của bạn. Nếu các trang được đặt chặn trong tệp này, nó sẽ không thu thập thông tin trên đó nữa.
Nếu bạn lo lắng site của mình gặp bất cứ vấn đề nào phía trên, hãy cân nhắc việc chạy SEO audit với một công cụ như Ahrefs Site Audit.
Mobile-friendliness
63% Lượng tìm kiếm trên Google đến từ các thiết bị di động, và con số này đang tăng lên hàng năm.
Với số liệu thống kê ấy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi năm 2016, Google đã công bố tăng thứ hạng cho các website thân thiện với điện thoại trong kết quả tìm kiếm trên đó.
Google cũng đã chuyển sang index trước cho thiết bị di động (mobile-first) vào năm 2018. Điều này nghĩa là giờ đây họ sử dụng phiên bản di động trang của bạn để lập chỉ mục và xếp hạng.
Nhưng số liệu thống kê từ Adobe sau đây còn quan trọng hơn:
Gần 8 trên 10 người tiêu dùng ngừng xem nội dung nếu không được hiển thị tốt trên thiết bị của họ
Nói cách khác, hầu hết mọi người sẽ có khả năng nhấn nút quay lại khi phiên bản desktop của 1 site lại tải trên bản di động.
Điều đó rất quan trọng vì Google muốn giữ cho người dùng hài lòng. Các trang không được tối ưu hóa cho di động dẫn đến sự không hài lòng. Và ngay cả khi xếp hạng cao và giành được cú nhấp chuột, phần lớn nhiều người đều sẽ không nán lại lâu để đọc nội dung của bạn nữa.
Bạn có thể kiểm tra xem các trang của mình có thân thiện với di động hay không bằng công cụ kiểm tra mobile-friendly của Google.
Nếu chúng không phải, hãy thuê 1 lập trình viên (developer) để sửa lại.
Pagespeed
Pagespeed là tốc độ tải trang của bạn. Nó là một yếu tố xếp hạng trên máy tính để bàn và điện thoại.
Tại sao lại thế? Một lần nữa, Google muốn giữ cho người dùng hài lòng. Nếu người dùng của họ đang nhấp vào kết quả tìm kiếm mà lại mất quá nhiều thời gian để tải thông tin, điều đó dẫn đến sự không hài lòng.
Để kiểm tra tốc độ các trang của bạn, hãy sử dụng công cụ Google’s Pagespeed Insights.
Hoặc sử dụng Ahrefs Site Audit để check các trang bị tải chậm trên site bạn
.
Chỉ cần vào báo cáo “Performance” và tìm phần cảnh báo “Slow page”.
Mục đích tìm kiếm (search intent)
Việc tìm một hoặc nhiều từ khóa mà bạn muốn xếp hạng thật dễ dàng. Chỉ cần dán chủ đề vào 1 công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs Keywords Explorer, sau đó tìm ý tưởng từ khóa có liên quan với khối lượng tìm kiếm.
Điều này nói rằng, cái mà nhiều người không xem xét là liệu trang của họ có phù hợp với mục đích tìm kiếm cho từ khóa đó hay không.
Để hiểu rõ hơn về search intent, hãy nhìn vào một ví dụ sau.
Dưới đây là kết quả tìm kiếm hiện tại của Google cho truy vấn “slow cooker recipes” (công thức nấu ăn dành cho nồi nấu chậm):
So sánh kết quả với truy vấn “slow cooker”:
Mặc dù có sự tương đồng giữa chúng, Google lại hiển thị hai kiểu kết quả tìm kiếm hoàn toàn khác nhau. Đối với “slow cooker recipes”, các trang liệt kê công thức nấu ăn được hiện ra. Còn với “slow cooker”, họ cho thấy các trang danh sách sản phẩm và danh mục thương mại điện tử.
Google đang giải thích mục đích đằng sau mỗi truy vấn và hiển thị kết quả mà người dùng muốn xem.
Họ thực sự đang tìm kiếm với mục đích ấy.
Vậy làm thế nào để bạn tối ưu hóa nó?
Hãy xem các trang xếp top đầu và tự đặt câu hỏi để xác định “3 C của search intent”.
- Content type: Có phải hầu hết kết quả hiện ra là các bài dạng blog, trang sản phẩm, trang danh mục, landing page, hoặc một loại nào khác không?
- Content format: Có phải Google chủ yếu xếp hạng các bài dạng làm thế nào, kiểu danh sách, hướng dẫn, so sánh, các mẫu ý kiến hay là một dạng hoàn toàn khác không? (Lưu ý. Phần này áp dụng chủ yếu cho các chủ đề thông tin.)
- Content angle: Có một chủ đề chung hoặc lợi điểm bán hàng độc đáo nào trên các trang đứng đầu không? Nếu có, điều này sẽ mang lại cho bạn một vài insight có thể quan trọng đối với người tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể (hoặc không) kiểm tra sự hiện diện của các tính năng SERP để đoán ra ý định đó.
Ví dụ, nếu có một đoạn featured snippet nằm trong kết quả, thì điều này có thể cho thấy người dùng đang tìm kiếm thông tin.
Nếu bạn đang thực hiện nghiên cứu từ khóa, bạn có thể lọc các từ có hoặc không có các tính năng SERP cụ thể trong Ahrefs Keywords Explorer.
Bài viết nên đọc: search intent
Backlinks
Cách xếp hạng của Google dựa trên thuật toán được gọi là PageRank.
Hiểu 1 cách đơn giản, nó cho biết backlink giống như những phiếu bầu vậy. Nói chung, các trang càng có nhiều phiếu bầu sẽ càng có xu hướng rank cao hơn.
Vậy làm thế nào mà chúng ta lại biết được? Năm ngoái, chúng tôi đã nghiên cứu gần một tỷ trang web và phát hiện ra mối tương quan rõ ràng giữa referring domain (liên kết từ các trang web duy nhất) và lượng traffic tìm kiếm tự nhiên.
Tóm lại, nếu bạn muốn xếp hạng những từ đáng giá, backlink sẽ rất quan trọng.
Vấn đề ở chỗ là có thể sẽ rất khó khi xây dựng liên kết, đặc biệt là đối với một số loại nội dung như những trang sản phẩm.
Có rất nhiều chiến thuật, nhưng nếu bạn là người mới, hãy nhắm đến việc build link tới nội dung chứa thông tin tốt nhất của bạn (ví dụ: bài viết dạng blog hoặc công cụ miễn phí).
Đây là một cách để làm điều đó:
Tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn trên Google. Hãy xem những trang chất lượng kém hơn trang của bạn. Dán URL của trang đó vào trình kiểm tra backlink miễn phí của chúng tôi để thấy top 100 liên kết của nó.
Hãy xem xét khi tiếp cận những trang backlink này, giải thích lý do tại sao mà nội dung của bạn lại tốt hơn và hỏi xem họ có thể trao đổi liên kết với bạn hay không.
Chiến thuật này thường được gọi là Skyscraper Technique (kỹ thuật nhà chọc trời).
Tìm hiểu thêm về kỹ thuật này và các chiến thuật xây dựng backlink khác, trong các bài viết và video dưới đây.
ĐỌC THÊM
- Làm thế nào để thực hiện kỹ thuật Skycraper (và mang lại hiệu quả)
- 9 Chiến lược xây dựng liên kết (mà BẤT CỨ AI cũng có thể áp dụng)
- Xây dựng liên kết: Hướng dẫn duy nhất bạn cần
- Cách lấy Backlink: 7 Chiến thuật không cần lấy tìm nguồn mới
- Hướng dẫn đơn giản đầy đủ xây dựng liên kết gãy
- 7 Cách làm cụ thể để kiếm backlink từ đối thủ
- Làm thế nào để có backlink bằng cách lấy từ những trang chất lượng thấp
Thẩm quyền (Authority)
Không phải tất cả backlink được tạo ra thì đều như nhau. Một số quan trọng hơn những cái khác.
Đây là 1 trong những cách hoạt động của PageRank.
Nói chung, backlink từ các trang có authority cao thì sẽ mạnh hơn những link đến từ những trang authority thấp.
Thật không may, Google đã ngừng công khai PageRank vào năm 2016. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không còn cách nào khác để xem được điểm số “authority” của một trang web trong mắt Google.
May mắn thay, có các số liệu cũng giống như vậy, một trong số đó là Ahrefs URL Rating (UR).
URL Rating hoạt động theo thang điểm từ 0-100 và tính cả số lượng lẫn chất lượng của các backlink trỏ đến một trang web.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa UR và lượng traffic organic search, chúng tôi đã tìm thấy một mối tương quan tích cực rõ ràng.
Vì lý do đó, khi xây dựng backlink trỏ đến nội dung của mình, bạn nên ưu tiên xây dựng liên kết từ các trang mạnh hơn là từ các trang yếu.
Nếu bạn đang phân tích các trang đối thủ cạnh tranh để kiếm cơ hội có được backlink trong Ahrefs Site Explorer, cách tốt nhất là xem cột UR trong báo cáo “Backlinks”.
Tất nhiên, backlink không phải là cách duy nhất để tăng độ “authority” của một trang web.
URL Rating (UR) cũng tính cả đến internal link, nghĩa là liên kết từ các trang khác trên site của bạn cũng đóng góp vào sức mạnh của một trang cụ thể.
Nếu bạn muốn tăng “authority” cho trang đó và đang cố gắng để xây dựng backlink đến nó, hãy cân nhắc để thêm một số liên kết nội bộ có liên quan từ các trang có authority cao khác.
Để xem những trang có điểm thẩm quyền nhiều nhất của bạn, kiểm tra báo cáo “Best by Links” trong Ahrefs Site Explorer.
Nguyên tắc vàng ở đây là không được cố nhồi nhét các link tại nơi mà chúng không thuộc về. Luôn liên kết theo ngữ cảnh.
Chiến thuật này chính là một cách tốt để tăng “authority” của các trang có giá trị thương mại như trang về sản phẩm. Bạn sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi xây dựng backlink trực tiếp đến những trang đó.
ĐỌC THÊM
- Chiến lược SEO đơn giản cho năm 2019 (Phương pháp ‘Middleman”)
- Liên kết nội bộ cho SEO: Bài hướng dẫn cụ thể
Chất lượng nội dung
Google luôn muốn xếp hạng những kết quả đáng tin cậy và hữu ích nhất.
Để làm điều này, họ xem xét các dấu hiệu liên quan đến nội dung như tính chuyên môn (expertise), sự ủy quyền (authoritativeness) và độ tin cậy (trustworthiness).
Kết hợp lại, chúng được biết đến là EAT.
(Tìm hiểu thêm về EAT trong Hướng dẫn định mức chất lượng tìm kiếm của Google.)
Bạn có thể tăng chất lượng nội dung của mình với những cách khác sau:
- Bám sát cấp độ đọc ở mức lớp 7 hoặc 8. Hầu hết người Mỹ đều đọc ở cấp độ này.
- Sử dụng các câu và đoạn văn ngắn. Đây là nội dung trên web, chứ không phải là một bài tiểu luận.
- Liên kết với các nguồn hữu ích khi thích hợp. Đừng quan tâm quá nhiều đến việc “tích trữ PageRank”. Hãy đặt mục tiêu làm cho nội dung của bạn càng giá trị đối với khách truy cập càng tốt.
- Tránh việc đoạn viết bị nhiều quá. Hãy tách chúng ra bằng hình ảnh, đoạn trích dẫn,… Nhằm mục đích tạo cảm giác người dùng có thể đọc lướt nhanh được content của bạn.
Nói chung, nội dung của bạn càng dễ tiếp cận với phần lớn người dùng thì càng tốt.
Độ mới của content là một yếu tố quan trọng khác đối với một số dạng tìm kiếm.
Ví dụ: nếu bạn tra google “best router” (bộ phát wifi tốt nhất), bạn sẽ thấy rằng hầu hết tất cả các kết quả được đăng hoặc đăng lại gần đây.
Điều này xảy ra vì công nghệ luôn thay đổi. Không ai muốn biết về những bộ router tốt nhất vào hồi năm 2016 cả. Những thông tin này sẽ không còn hữu hiệu nữa.
Đối với các truy vấn khác, độ mới sẽ ít quan trọng hơn.
Hãy nhìn vào kết quả xếp hạng ở top đầu này với “how to tie a tie” (cách thắt cà vạt):
Không có ai cập nhật trang này trong hơn sáu năm qua, nhưng điều đó không quan trọng bởi cách bạn thắt cà vạt thì trước sau sẽ đều giống nhau.
Hãy nhìn vào kết quả tìm kiếm với từ khóa mục tiêu của bạn, để xem liệu độ mới của nội dung có thể là một yếu tố xếp hạng quan trọng không. Sau đó điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp.
Tại sao thứ hạng lại…có vẻ được đánh giá quá cao như vậy?
Google xem xét các yếu tố như vị trí, cài đặt và lịch sử tìm kiếm để “điều chỉnh kết quả của bạn cho hữu ích và phù hợp nhất với bạn tại thời điểm đó”.
Tức là ngay cả khi bạn thấy site của mình xếp hạng #1 cho từ khóa mục tiêu, đó có thể cũng không phải là trường hợp áp dụng được với tất cả mọi người vào mọi lúc.
Ví dụ: nếu bạn search “flapjack recipe” (công thức bánh flapjack) ở Anh và Mỹ, thì kết quả sẽ khác nhau.
Tại sao lại như vậy? Ở Anh, flapjack là loại bánh yến mạch. Còn tại Mỹ, chúng lại là bánh pancake.
Để kiểm tra thứ hạng “thật sự”, hãy sử dụng tab ẩn danh để tránh bị ảnh hưởng từ lịch sử tìm kiếm cá nhân của bạn. Để ẩn những thứ liên quan đến vị trí, hãy dùng VPN.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng một công cụ theo dõi thứ hạng như Ahrefs Rank Tracker để theo dõi các từ khóa cho một vị trí cụ thể – ngay dưới phần zip code. Nó đặc biệt có ích cho việc SEO local.
Điều này cho biết, thứ hạng vẫn dao động.
Dưới đây là thứ hạng của chúng tôi về “SEO audit” trong năm qua:
Vì lý do đó, tốt hơn hết là bạn hãy chú ý nhiều hơn đến lượng traffic organic trên bảng xếp hạng.
Bạn có thể thực hiện điều này với các công cụ phân tích như Google Analytics, hoặc bạn có thể lấy số liệu gần giống có trong Ahrefs Site Explorer.
Chỉ cần dán vào một URL, sau đó chuyển đến tab “Organic traffic” trên báo cáo “Overview”.
Đối với các trang quan trọng trên site của mình, cái bạn muốn xem sẽ là một biểu đồ như thế này:
Hay biểu đồ này:
Chứ không phải thế này:
Nguyên nhân mà bạn càng phải chú ý đến lượng truy cập trên bảng thứ hạng là bởi rất nhiều trang rank với cùng lúc hàng ngàn từ khóa. Và chúng thường có lượng traffic từ chính những từ khóa trong số đó – mà không chỉ một từ duy nhất.
Kết luận cuối
Biết cách các công cụ tìm kiếm hoạt động và những thuộc tính mà chúng xét để xếp hạng nội dung là rất quan trọng khi bạn cố gắng làm content.
Điều này cho biết, các thuật toán của bộ máy tìm kiếm luôn thay đổi và không có gì đảm bảo rằng những gì quan trọng ở hiện tại vẫn sẽ quan trọng trong năm tới.
Đừng để điều đó khiến bạn hoảng sợ. Nói chung, những thứ quan trọng luôn tồn tại nhất quán theo thời gian.
Các yếu tố như backlink, “authority”, và mục đích tìm kiếm phù hợp là các yếu tố vô cùng quan trọng trong nhiều năm qua – và không có dấu hiệu gì cho thấy sự thay đổi của chúng vào bất kỳ thời điểm nào tới.
Bạn đang muốn tìm hiểu thêm về SEO? Hãy xem hướng dẫn SEO của chúng tôi.
Nguồn: https://ahrefs.com/blog/what-is-seo/
Được dịch bởi : Phương Thanh
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của anh, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Anh còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.