Xếp hạng website không chỉ là thước đo độ phổ biến trên internet, mà còn là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của chiến lược kinh doanh trực tuyến. Nhưng điều gì thực sự ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của một trang web, và làm thế nào để cải thiện nó? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các yếu tố quan trọng đằng sau thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm, từ tối ưu hóa SEO, chất lượng nội dung, đến trải nghiệm người dùng. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để nâng cao thứ hạng website và gia tăng lưu lượng truy cập một cách hiệu quả. Sẵn sàng để cải thiện vị trí của bạn trên bảng xếp hạng tìm kiếm? Hãy tiếp tục đọc để khám phá những chiến lược giúp website của bạn đứng vững ở vị trí hàng đầu!
Bạn có biết để xếp hạng trang Web Google đã phải cần tới hơn 200 yếu tố xếp hạng Google. Đối với những ai mới vào nghề thì có lẽ đây là một con số rất lớn. Tuy nhiên với những người làm SEO website thì việc tìm hiểu những tiêu chí này là cần thiết để xác định được từ khóa của mình hiện đang nằm trong top bao nhiêu, làm sao để giữ top hoặc muốn lên top. Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Xếp hạng website dựa trên tiêu chí gì?
Tiêu chí xếp hạng website của Google dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhằm đảm bảo người dùng tìm thấy thông tin hữu ích và chất lượng nhất. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất mà Google xem xét:
1. Nội dung chất lượng cao
2. Từ khóa và tối ưu hóa SEO On-Page
3. Trải nghiệm người dùng (UX)
4. Liên kết (Backlink)
5. Bảo mật website (HTTPS)
6. Tính tương thích với thiết bị di động
7. Tương tác với người dùng
8. Tín hiệu xã hội (Social Signals)
9. Cấu trúc dữ liệu có tổ chức (Structured Data)
10. Tần suất cập nhật nội dung
Các tiêu chí này không độc lập mà liên quan mật thiết đến nhau, giúp Google đánh giá và xếp hạng website một cách toàn diện.
Các yếu tố xếp hạng trang web của Google
Trước tiên chúng tôi xin đề cập tới những tiêu chí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới việc xếp hạng trang Web của bạn.
Yếu tố nội dung
Nội dung mà chúng tôi đề cập tới đó chính là chất lượng nội dung phải thực sự tốt. Mức đánh giá tốt ở đây nghĩa là nội dung mà bạn cung cấp cần phải mang tới giá trị cho người dùng, đánh đúng tâm lý cũng như nhu cầu tìm kiếm từ khóa của người dùng. Đây chính là tiêu chí đầu tiên mà Google ưu tiên xếp hạng để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.
Tiếp theo đó chính là hình thức Content có thú vị hay không. Bạn thể hiện qua cách trình bày, đưa tin hay phân tích đánh giá, nội dung dạng text hay video hoặc Voice phục vụ người khiếm thính.
Nội dung không sáng tạo, nội dung sao chép hay dịch lại bằng công cụ sẽ không được Google đánh giá cao. Thậm chí Google còn coi đó là nội dung rác và trang Web của bạn có thể nhận hình phạt của Google.
Yếu tố Onpage
Tối ưu Onpage là tiêu chí rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc nhất tới kết quả xếp hàng Website của bạn. Dưới đây là những tiêu chí bạn cần phải tối ưu để Google thích.
Từ khóa trong thẻ tiêu đề – Title tag
Title tag là một tiêu chí quan trọng nó cung cấp mô tả chính xác về nội dung Website của bạn là gì. Công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng nó để hiển thị kết quả mà người dùng tìm kiếm. Tiêu đề được Google thích nhất đó là chứa từ khóa ở thẻ tiêu đề.
Từ khóa trong thẻ meta mô tả – Description tag
Chắc hẳn với bất kỳ khóa học SEO nào thì thẻ mô tả luôn được đề cập tới. Nó đóng vai trò rất quan trọng tác động tới việc người dùng có click vào đọc bài viết hay không. Từ khóa cần xuất hiện trong thẻ mô tả để Goolge xếp hàng cao trong tìm kiếm.
Từ khóa trong thẻ H1
Thẻ H1 dùng để khái quát nội dung của bài viết. Từ khóa xuất hiện càng đầu thẻ càng tốt.
Sử dụng từ khóa chính xác ít nhất một lần trong trang
Khi SEO một từ khóa cụ thể thì việc bạn để từ khóa chính xác xuất hiện 1 lần là điều cần thiết để tăng thứ hạng cho nó. Tuy nhiên bạn cũng nên cân đối dựa theo độ dài của nội dung bài viết để phân bổ từ khóa chính xác hợp lý. Có thể đặt ở đầu, nội dung giữa và phần kết bài. Mật độ từ khóa tốt nhất là từ 2 – 4%.
Chiều dài của nội dung
Google hiện nay rất thích bài viết cung cấp thông tin chuyên sâu về vấn đề mà khách hàng tìm kiếm. Bởi vậy ngoài giải quyết thông tin cho từ khóa bạn đừng ngại với nội dung dài. Bạn nghĩ rằng dài sẽ lan man và khó hiểu. Tuy nhiên trước khi viết hãy lên bố cục để chia bài viết thành nhiều mục.
Nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp, giống tương tự với Website khác chính là điều kiêng kỵ khi làm SEO. Google rất không thích điều này và thực sự nếu Website của bạn vi phạm có thể bị phạt. Vì thế hãy chắc chắn nội dung trên Website là duy nhất.
Thẻ Canonical
Trong quá trình làm SEO hay Content có hai URL có nội dung tương tự nhau là điều khó tránh. Bạn có thể sử dụng thẻ Canonical trên trang web để chặn nội dung trùng lặp. Thẻ này có chức năng thông báo với Google rằng có thêm 1 nội dung tương tự.
Tối ưu hóa Hình ảnh
Hình ảnh cũng là yếu tố bạn cần tối ưu để thân thiện hơn với Goolge. Bạn cần thêm những tín hiệu thích hợp với công cụ tím kiếm: alt, thẻ mô tả cho ảnh, chú thích.
Cập nhật nội dung
Google sẽ chấm điểm cao với những nội dung tươi mới. Những trang thương mại bán sản phẩm hầu như thông tin sẽ ít được làm mới. Vì thế bạn nên thêm vào trang 1 số hạng mục như hướng dẫn sử dụng, tính năng sản phẩm, bảo hành,… Tóm lại nội dung càng được cập nhật tần suất nhiều càng tốt.
Liên kết ngoài (outbound link)
Liên kết ngoài tới trang có Authority cao là cách gửi tín hiệu tin cậy với Google. Tuy nhiên nếu dẫn quá nhiều liên kết ngoài sẽ dẫn tới tình trạng giảm PageRank của trang. Bởi vậy hãy sử dụng hợp lý, tối đa 5 link ra ngoài.
Liên kết nội bộ
Sử dụng liên kết nội bộ làm tăng sức mạnh cho Website. Bạn có thể hiểu đơn giản liên kết nội bộ cũng tương tự giống Backlink. Nếu nội dung của bạn triển khai theo tổ chức Hub Content thì bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Từ khóa trong URL
Độ dài của URL không nên vượt quá 75 ký tự và chứa từ khóa 1 lần.
AMP- Các page tối ưu hóa cho di động của Google
Google đưa ra cam kết riêng với AMP. Các trang AMP có thể tải nhanh gấp 30 lần với những trang Web không sử dụng AMP. Google chú trọng tới trải nghiệm người dùng và tín hiệu hiệu suất từ công nghệ từ phiên bản di động. Vì vậy khi xây dựng trang Web bạn cần chú ý tới tốc độ tải trang.
Schema và dữ liệu cấu trúc
Hiện nay google đã sử dụng trí tuệ nhân tạo AI nên việc sử dụng dữ liệu cấu trúc và schema hoặc các microdata sẽ được đánh giá cao trong việc hỗ trợ các công cụ tìm kiếm.
RankBrain và trí thông minh nhân tạo
RankBrain chính là nơi Google tổng hợp trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm.
Các yếu tố trang web
Khả năng hiển thị, xếp hạng trang Web còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của trang Web đó.
Sơ đồ trang web – sitemap
Sitemap giúp trang Web của bạn dễ dàng index trên Google. Đây là cách đơn giản để thông báo về sự tồn tại trang Web của bạn với Google. Bạn có thể dùng công cụ sinh sitemap tự động tại: https://www.xml-sitemaps.com/
Độ tin cậy của domain
Domain trang Web cũng là vấn đề mà Google tin tưởng xếp hạng cao hơn.
Địa điểm đặt Máy chủ
Google sẽ dựa theo vị trí đặt máy chủ để xếp hạng theo quốc gia hoặc theo từng khu vực cụ thể
Tối ưu trang web với thiết bị di động
Theo thống kê thì hiện người dùng sử dụng di động tìm kiếm thông tin chiếm tới 75%. Chính vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên khi ta đưa việc tối ưu Website với thiết bị di động là cần thiết để cải thiện xếp hạng của Google.
Tích hợp Google Search Console
Sử dụng Google Webmaster Tools index trang Web của bạn dễ dàng hơn. Với công cụ này bạn có thể tìm được những tiêu chí hay ho để tối ưu trang Web của bạn tốt hơn.
HTTPS đang ảnh hưởng đến dữ liệu referral
Những trang Web không sử dụng HTTPS sẽ nhận cảnh báo từ Google: “Not Secure” in đậm. Dưới đây là một vài lưu ý khi chuyenr từ giao thức HTTP sang HTTPs:
Bạn cần mua giấy chứng nhận chính xác
- Xác minh chứng nhận với Hosting
- Chuyển mọi link nội bộ của Website sang giao thức HTTPS
- Kiểm tra lại code
- Tạo chuyển hướng 301 cho tất cả các page qua HTTPS
- Chắc chắn bất kỳ thẻ Canonical nào cũng trỏ về HTTPS
- Cập nhật chiến dịch PPC sang HTTPS
- Xác minh Search Console mới và cập nhật Analytics
Yếu tố Off page
Nếu là dân SEO thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua yếu tố Off page để Google xếp hạng trang Web.
Chất lượng và Số lượng liên kết tới domain
Bạn cần chú ý tới số lượng liên kết trỏ về domain.
Chất lượng và Số lượng liên kết tới trang
Bạn cần chú ý liên kết từ nhiều tên miền khác trỏ về trang sẽ tốt hơn liên kết từ các trang cùng domain. Hãy đa dạng backlink cho Website từ các domain: gov, edu, .com, .org.
Uy tín Domain trang đặt liên kết (Domain Authority)
Không phải mọi trang Web đều được bình đẳng. Liên kết từ Website có Domain Authority (DA) cao hơn sẽ tốt cho xếp hạng hơn so với trang Web có DA thấp.
Liên kết liên quan
Các liên kết từ trang có chủ đề liên quan tới Website của bạn sẽ tốt cho công cụ xếp hạng trang Web hơn.
Uy tín của liên kết domain. (Authority of link domain)
Authority of link domain là yếu tố quan trọng để xếp hạng nữa. Một liên kết từ Page có PA trên Site có DA cao sẽ có giá trị hơn từ một domain có DA thấp hơn 1.
Liên kết từ trang chủ homepage
Một số SEOer chuyên nghiệp cho rằng các liên kết từ trang chủ có sức mạnh hơn những liên kết trên một trong các trang khác của cùng domain đó.
Số lượng liên kết dofollow và nofollow
Cập nhật mới nhất của Google đó là link nofollow không được tính để xếp hạng trang Web. Trang đích vẫn được index nhưng không được truyền sức mạnh PageRank. Bởi vậy mà thứ hạng của trang giờ đây sẽ bị ảnh hưởng bởi link dofollow.
Sự đa dạng của các loại liên kết
Liên kết mà bạn đặt tới trang Web đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đặt nhiều liên kết cùng 1 loại, rất có thể Google sẽ đánh là spam và ảnh hưởng tiêu cực tới trang Web của bạn.
Liên kết theo ngữ cảnh
Trang Web của bạn sẽ có liên kết giá trị hơn nếu nó được lấy từ vùng khác trong Website như menu, cột điều hướng hoặc phần footer ở cuối trang.
Liên kết Anchortext
Anchortext của liên kết đóng vai trò cực quan trọng trong các yếu tố xếp hạng. Nếu bạn sử dụng không khéo léo sẽ bị quy là Spam và trang Web đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Yếu tố tên miền
Tên miền chính là yếu tố bạn cần quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới thứ hạng trang Web.
Thời gian tên miền đăng ký
Tên miền đăng ký càng lâu Google càng tin tưởng
Lịch sử tên miền
Tên miền trước đó của bạn nếu đã bị phạt có thể ảnh hưởng tới thứ hạng Website hiện tại.
Xác định mục tiêu thị trường địa phương – Country TLD extension
Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn nhắm vào một địa phương cụ thể bạn sẽ được Google đánh giá xếp hạng trang Web tốt hơn.
Video: The SEO ranking factor you MUST master to rank in Google (Yếu tố xếp hạng SEO bạn PHẢI làm chủ để xếp hạng trong Google)
Alexa – công cụ kiểm tra thứ hạng website
Bạn biết tới Alexa là một công cụ tìm kiếm nhưng nó cũng là một công cụ xếp hạng trang Web trên thế giới.
Alexa là gì?
Alexa là công cụ giúp bạn nắm được trang Web của bạn đạt mức độ phổ biến như thế nào. Trang Web giúp phân tích dữ liệu trang Web của bạn trong 3 tháng qua.
Cách sử dụng Alexa
- Bước 1: Truy cập vào Alexa.com
- Bước 2: Click vào Competitive Intelligence Tools.
- Bước 3: Click vào Website Traffic Statistics.
- Bước 4: Nhập tên trang web của bạn.
Lúc này bạn sẽ thấy những số liệu được phân tích từ trang Web của mình.
Alexa cung cấp những thông tin gì?
Xếp hàng trên thế giới: Alexa sẽ đưa ra con số cụ thể về xếp hạng trạng Web của bạn, có bao nhiêu trang Web đang xếp hàng hơn bạn và bạn có cần nỗ lực để đạt thứ hạng cao.
Bounce Rate (Tỷ lệ bỏ trang): Đưa ra số liệu khách hàng rời bỏ trang của bạn
Daily Page Views (Lượt xem trang hàng ngày): Thống kê lượt truy cập vào trang Web hàng ngày. Con số càng cao chứng tỏ Website của bạn đã xây được nội dung khá tốt .
Daily Time on Site (Thời gian truy cập trang web hàng ngày): Con số này càng cao đồng nghĩa với việc có nhiều khách hàng ở lại trang Web của bạn lâu hơn
Mọi người đã truy cập trang web nào ngay trước trang web này? Alexa sẽ gửi thống kê top 5 trang Web hàng đầu gửi lưu lượng truy cập cho bạn. Đây là những con số xác thực để bạn biết được hình thức quảng bá cho trang Web của bạn có hiệu quả không.
Giới tính và trình độ học vấn của độc giả” Bạn biết được giới tính khách hàng tập trung trong trang web của bạn là ai. Họ là nam hay nữ.
Vị trí duyệt web: Dữ liệu cung cấp cho bạn thông tin về vị trí người đọc truy cập vào trang Web. Họ có thể vào từ tại nhà, cơ quan hay trường học.
Trên đây chính là toàn bộ tiêu chí quan trọng mà Google sử dụng để đánh giá, xếp hạng trang Web của bạn. Một người làm SEO cần nắm được tất cả những yếu tố này từ đó có những công việc thực hiện để tăng thứ hạng từ khóa cũng như trang Web trên Google. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với SEO Việt để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....
Orphan Pages là gì? Cách phát hiện và khắc phục hiệu quả
Orphan Pages hay còn gọi là các trang mồ côi, là một thuật ngữ quen...
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay....
Tham Khảo Kế Hoạch SEO Mẫu Hiệu Quả, Tối Ưu Website
Kế hoạch SEO mẫu là yếu tố quan trọng quyết định đến thành – bại...
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...