Sự khác nhau giữa HTTP và HTTPS – Vì sao nên dùng HTTPS

Khi bạn truy cập một trang web, liệu bạn có bao giờ tự hỏi mình về những ký tự “HTTP” hoặc “HTTPS” trước địa chỉ đó không? Liệu chúng có đơn thuần chỉ là những thuật ngữ kỹ thuật phức tạp, hay thật ra chúng ẩn chứa ý nghĩa quan trọng đối với an toàn và trải nghiệm trực tuyến của bạn? Trong một thế giới số hóa ngày càng phát triển, sự bảo mật trực tuyến là điều không thể xem nhẹ. Vậy đâu là sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS – và tại sao sự chuyển đổi này lại trở nên cấp thiết đến thế? Hãy cùng tìm hiểu!

HTTP và HTTPS là gì?

Định nghĩa HTTP, HTTPS

HTTP (Hypertext Transfer Protocol) và HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là hai giao thức truyền tải dữ liệu được sử dụng phổ biến trên Internet để gửi và nhận thông tin giữa trình duyệt và máy chủ web. Dưới đây là sự khác biệt và chức năng của cả hai:

HTTP (Hypertext Transfer Protocol):

  • HTTP là giao thức truyền tải siêu văn bản, sử dụng để trao đổi thông tin giữa máy chủ web và trình duyệt.
  • Hoạt động: HTTP hoạt động dựa trên một mô hình yêu cầu và phản hồi (request/response). Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu (request) đến máy chủ web, và máy chủ sẽ gửi lại dữ liệu của trang (response).
  • Bảo mật: HTTP không được mã hóa, nghĩa là tất cả thông tin được gửi và nhận qua HTTP đều có thể bị đọc hoặc can thiệp bởi bên thứ ba. Điều này có thể gây ra rủi ro bảo mật khi truyền các thông tin nhạy cảm như mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân.
  • Sử dụng: HTTP thường được sử dụng cho các trang web không yêu cầu bảo mật cao, như các blog hoặc các trang tin tức.

HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure):

  • HTTPS là phiên bản bảo mật của HTTP, trong đó “S” là viết tắt của “Secure” (bảo mật).
  • Hoạt động: Giống như HTTP, HTTPS cũng dựa trên mô hình yêu cầu và phản hồi. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là HTTPS sử dụng SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security) để mã hóa dữ liệu trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ web.
  • Bảo mật: HTTPS bảo vệ dữ liệu bằng cách mã hóa tất cả thông tin, giúp ngăn chặn việc dữ liệu bị đánh cắp hoặc thay đổi trong quá trình truyền tải. Điều này đặc biệt quan trọng khi truyền thông tin nhạy cảm như thông tin thanh toán hoặc đăng nhập.
  • Sử dụng: HTTPS được khuyến khích sử dụng cho tất cả các trang web, đặc biệt là các trang web thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ yêu cầu bảo mật cao.

HTTP và HTTPS hoạt động thế nào?

HTTP hoạt động dựa vào mô hình Client (máy khách) –Server (máy chủ). Máy khách gửi yêu cầu và chờ sự phản hồi từ máy chủ. Để 2 máy có thể trao đổi được thông tin thì cần phải thực hiện chung một giao thức thống nhất là HTTP.

Có thể hiểu đơn giản là khi bạn nhập địa chỉ website rồi nhấn Enter thì lệnh HTTP sẽ được gửi lên máy chủ để tìm kiếm website bạn mong muốn. Sau đó máy chủ trả về kết quả thì web đó sẽ hiển thị trên trình duyệt mà bạn truy cập. Quá trình nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào internet.

HTTPS cũng có những hoạt động giống như HTTP. Tuy nhiên, chúng được bổ sung SSL và TSL. Giao thức này đảm bảo không có bên thứ 3 đăng nhập được và đánh cắp thông tin. Dù cho bạn đang tìm kiếm thông tin bằng máy tính công cộng hay máy cá nhân thì HTTPS cũng sẽ đảm bảo thông tin liên lạc của bạn với máy chủ được bảo mật.

Hoạt động của http và https

HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt chính giữa HTTP và HTTPS:

  • Mã hóa: HTTPS sử dụng mã hóa để bảo vệ dữ liệu, trong khi HTTP thì không.
  • Chứng chỉ SSL/TLS: HTTPS yêu cầu trang web phải có chứng chỉ SSL hoặc TLS để thiết lập kết nối an toàn, trong khi HTTP không yêu cầu.
  • Bảo mật: HTTPS giúp bảo mật dữ liệu khỏi việc bị chặn và tấn công từ bên thứ ba, còn HTTP không đảm bảo điều này.

Có nên dùng HTTPS cho website?

Thời gian trước, HTTPS chỉ sử dụng cho website lớn như ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử để bảo mật thông tin tối đa. Tuy nhiên, vì tính bảo mật tiêu chuẩn của nó mà hầu hết các website của doanh nghiệp hiện nay đều cần sử dụng. Bởi vì:

HTTPS giúp bảo mật thông tin người dùng

HTTPS có phương thức mã hóa đảm bảo các thông điệp giữa máy khách và máy chủ không cung cấp được cho bên thứ 3 (hacker). Khi bạn truy cập vào website không cài đặt HTTPS thì sẽ phải đối diện với nguy cơ bị tấn công dữ liệu. Hacker có thể đánh cắp các dữ liệu mà bạn gửi đi như: email. Password, thẻ tín dụng,…. Thậm chí, mọi theo tác của bạn đều bị theo dõi thậm chí ghi lại.

Khi được thiết lập HTTPS thì người dùng hoàn toàn yên tâm khi các dữ liệ trao đổi tới máy chủ luôn được an toàn, không sai lệch và không bị mất dữ liệu.

Bảo mật thông tin người dùng

Tránh bị website giả mạo lừa đảo

Nếu bạn để ý sẽ thấy được bất kỳ server nào cũng có thể giả dạng server của bạn để đánh cắp thông tin người dùng hay lừa đảo kiểu Phishing. Khi cài HTTPS, trước khi dữ liệu được mã hóa để tiếp tục trao đôi thì trên trình duyệt máy khách sẽ có yêu cầu kiểm tra SSL từ máy chủ để đảm bảo rằng người dùng đang truyền thông tin đến đúng đối tượng mong muốn. Chứng chỉ TSL/SS trên HTTPS sẽ giúp xác minh website chính thức của doanh nghiệp.

Tăng uy tín của Website

Các trình duyệt web như Google, Chrome, Firefox ,… thì đều hiển thị cảnh báo về những website HTTP (không bảo mật). Đây là hành động giúp bảo vệ dữ liệu cho người dùng tránh bị đánh cắp những thông tin quan trọng.

Bảo vệ người dùng chính là bảo vệ website của bạn bởi nếu website không được người dùng tin tưởng thì bạn sẽ mất đi user có sẵn. Chính vì thế cần dùng HTTPS để bảo mật và gìn giữ uy tín cho bạn.

tăng uy tín website

Tóm lại, HTTP là giao thức truyền tải dữ liệu cơ bản, trong khi HTTPS là phiên bản bảo mật cao hơn, phù hợp cho các trang web cần sự an toàn và bảo vệ thông tin người dùng.

Làm SEO nên sử dụng HTTPS

Hiện nay, tất cả các website đều nên sử dụng HTTPS, những website vẫn còn HTTP sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh với những website có tiền tố HTTPS. Chính vì thế, doanh nghiệp của bạn đang làm SEO website thì rất nên sử dụng HTTPS.

HTTPS có tốc độ truy cập chậm hơn HTTP, nhưng không đáng kể

HTTPS có tốc độ duyệt, tải trang chậm hơn HTTP. Nhưng hiện nay, công nghệ hiện đại phát triển nên sự chênh lệch giữa chúng bây giờ là không đáng có.

Mua HTTPS ở đâu?

Nếu bạn là người sở hữu website nhỏ hoặc blog cá nhân thì có thể dùng SSL miễn phí từ đơn vị cung cấp hosting hoặc tự cài đặt.

Các nơi cung cấp hosting hiện nay đều đi kèm dịch vụ chứng chỉ SSL nên bạn hãy yêu cầu các đơn vị đó kích hoạt giúp mình. Hoặc bạn có thể tự cài đặt miễn phí thì qua phần mềm Cloudflare hoặc Let’s Encrypt.

Còn các website lớn cần bảo mật cao thì phí để duy trì HTTPS khoảng 300.000 – 3.000.000đ/năm hoặc lên tới 14.000.000đ/năm với các loại chứng chỉ chuyên nghiệp như EV SSL.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về HTTP và HTTPS và những sự khác biệt lớn nhất giữa 2 giao thức này. Đừng nên chần chừ mà hãy chuyển đổi web của mình sang HTTPS để bảo mật thông tin, an toàn, thân thiện và hấp hơn với người dùng nhé.