Google Penalty là hình thức Google phạt một số website vi phạm quy định của họ. Là một SEOer chuyên nghiệp chắc chắn bạn phải “nằm lòng” những quy định và cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao thứ hạng cho website trong quá trình SEO.
Khái niệm thuật ngữ Google Penalty
Google Penalty là hình phạt mà “gã khổng lồ” Google áp đặt đơn phương cho các website khi có hành động hoặc dấu hiệu vi phạm quy định của Google. Theo đó, Google tuyên bố rằng mỗi năm họ thay đổi hàng trăm thuật toán tìm kiếm của mình để cải thiện chất lượng tìm kiếm của người dùng.
Hình phạt của Google sẽ làm cho một phần hoặc toàn bộ Website rớt thứ hạng đột ngột, giảm Traffic, không hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google.
Những lý do phổ biến khiến Google phạt
Là người có hiểu biết về những quy định và chính sách của “ông lớn” Google, chắc chắn bạn sẽ nắm rõ được một số lý do Google sẽ phạt website của bạn:
- Kỹ thuật Black hat
Kỹ thuật này thực hiện che giấu nội dung dẫn đến việc bắt buộc điều hướng người dùng đến một trang bạn mong muốn. Nội dung che giấu ở đây là bạn không hiển thị đầy đủ content đúng với mục đích tìm kiếm của người dùng.
- Spam
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất bị Google phạt, đặc biệt sau khi thuật toán Payday Loan và Penguin được cập nhật. Bên cạnh đó, cũng có một công cụ kiểm tra phổ biến khác của Google là Exact Match Domain với mục đích giảm số lượng domain spam nghe giống như từ khóa chính.
- Content trùng lặp
Đây là một trong những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng Google phạt. Google chỉ cho phép website của bạn có tối đa 10% nội dung trùng lặp với toàn bộ website.
- Tốc độ tải trang web
Google hướng đến việc đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nên việc tốc độ tải trang web chậm sẽ dẫn tới việc bị giảm thứ hạng nghiêm trọng.
- Các yếu tố khác
Một số yếu tố khác dẫn đến bị Google phạt như sau:
- Cấu trúc website không đúng
- Hacker tấn công website
Website của bạn sẽ bị phạt trong bao lâu?
Tùy vào loại hình phạt và thời gian bạn gửi yêu cầu xem xét hoặc chờ cho tới khi hình phạt hết hạn. Có một số hình phạt có thể giữ trong 6 tháng hoặc lên tới 2 năm.
5 dấu hiệu nhận biết khi website bị Google phạt
Liên kết trỏ về website không tự nhiên
Dấu hiệu này thể hiện rõ nhất khi bạn trao đổi link, chèn link vào các comment, mua link, guest posting link, gửi link website đến các thư mục spam khác,…
Liên kết trỏ từ website của bạn đến website khác không tự nhiên
Trường hợp này xảy ra khi bạn từng bán một hoặc nhiều link trong các trang của bạn trỏ đến các trang web khác. Sau đó, bạn thực hiện xóa các link đó hoặc để nofollow rồi gửi yêu cầu xem xét lại.
Thin content
Đây là tình trạng website có ít hoặc không có content thì bạn nên gộp hoặc xóa các trang lại.
Trùng lặp Content
Google yêu cầu nội dung các trang trong website phải là duy nhất, vì vậy, nếu không đảm bảo độ unique của content trên 90% thì rất có thể sẽ bị phạt, giảm thứ hạng.
Không thân thiện với Search Engine Optimization
Đây có thể không là lý do website của bạn bị phạt nhưng khi bạn đang bị Google phạt bởi lỗi khác thì việc website thân thiện với Search Engine Optimization sẽ giúp tối ưu hóa website của bạn nhanh chóng.
9 Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?
Dưới đây là liệt kê 9 cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không:
Traffic giảm
Traffic bị giảm đột ngột là dấu hiệu website của bạn đang bị Google đánh giá thấp.
Kiểm tra domain website trên Google
Tìm kiếm tên miền website của bạn trên Google để xem nó có xuất hiện trong top 10 kết quả hay không, nếu không thì 90% website của bạn đang bị Google phạt.
Kiểm tra hosting
Có 2 cách kiểm tra hosting bao gồm: kiểm tra hosting có hết hạn hay không và tình trạng dung lượng hosting bị đầy.
Check lỗi trùng lặp Content
Như chúng tôi đã nói ở trên, Google muốn nội dung của website luôn là duy nhất, vì vậy, bạn có thể sử dụng một số công cụ check trùng lặp content để giải quyết vấn đề này.
Check file robots.txt
Bạn hãy kiểm tra lại xem file robots.txt của website có bị lỗi hay chặn Google index URLs hay không. Nếu có thì chỉ cần gỡ ra rồi kiểm tra thẻ Meta robots xem bạn đang đặt NOINDEX hay NOFOLLOW.
Kiểm tra website của bạn có nằm trong blacklist hay không?
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần gõ trên thanh tìm kiếm với nội dung sau: https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien (tenmien là domain của bạn). Nếu không nằm trong blacklist, Google sẽ trả về kết quả như sau:
Google PageRank bị giảm đột ngột
Khi Google PageRank bị giảm, bạn hãy dùng plugin SEO Quake để check lại Google Pagerank của website thêm lần nữa. Nếu bị giảm có nghĩa là website của bạn đang bị phạt.
Check các link của website
Bạn hãy kiểm tra xem website của mình có link từ bên ngoài trỏ về hay link từ website mình trỏ đến bị Google phạt hay không. Bởi lẽ, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến website của bạn bị phạt theo.
Tối ưu quá mức (Over-optimized)
Tình trạng nhồi nhét từ khóa, sử dụng hàng loạt anchor text giống nhau cũng sẽ dẫn tới tình trạng website bị Google phạt.
Gợi ý một số công cụ kiểm tra website
Một số công cụ kiểm tra Website phổ biến hiện nay đó là:
- Search Google
- Google Analytics
- W3C Validator
- Webpagetest
- Webmaster Tools
Một số mẹo tránh bị Google phạt và khôi phục website nhanh chóng
Để tránh tình trạng bị Google phạt gây nên giảm thứ hạng website, bạn cần thực hiện một số hoạt động sau đây:
- Check link và nội dung của website thường xuyên.
- Thường xuyên update những thuật toán mới của Google.
- Giữ an toàn cho website
- Chọn hosting phù hợp.
- Sử dụng White Hat để thúc đẩy thứ hạng website.
- Khi bị phạt, nhanh chóng giải quyết vấn đề và gửi yêu cầu xem xét.
- Đăng content chất lượng.
Hy vọng rằng với 9 cách kiểm tra website có bị Google phạt trên đây sẽ giúp các SEOer có thêm kinh nghiệm cần thiết khi SEO website. Từ đó giúp bạn giảm thiểu số lần bị Google phạt và nâng cao độ uy tín, thứ hạng cho trang web.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...
Thẻ Alt là gì? Cách viết thẻ Alt chuẩn SEO để tăng thứ hạng
Google không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm bằng văn bản mà còn thông...
Schema Markup là gì? Một số ví dụ cụ thể về Schema Markup
Schema Markup là một thành phần trong SEO. Rất nhiều SEOer vẫn thường trăn trở...
Dịch vụ SEO Web thương mại điện tử hiệu quả, giúp tăng doanh thu
Hiện nay, các hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với...
Rich Snippets là gì? Cách áp dụng Rich Snippets cho Website
Trong SEO, có không ít thuật ngữ được dùng để chỉ ra những ảnh hưởng...