Cấu trúc Silo được xem là chiến lược SEO vô cùng cần thiết và hiệu quả cho website của bạn. Cấu trúc trang web tốt sẽ tạo nền tảng để website của bạn được đánh giá cao về thứ hạng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc Silo là gì cũng như hướng dẫn tạo cấu trúc Silo cho website hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Silo là gì?
Khái niệm Silo trong SEO dùng để tổ chức các thông tin của website theo các nhóm trang cùng thể loại nội dung, cùng chủ đề, có mối liên kết chặt chẽ với nhau được cấu trúc hoặc thông qua liên kết dựa trên từ khóa.
Để có thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm cho cả từ khóa rộng và dài hơn, website của bạn đòi hỏi phải có đủ nội dung hỗ trợ cho các từ khóa đó. Công cụ tìm kiếm sẽ xem xét kỹ cấu trúc website để xác định chủ đề chính của trang web. Và xem xét liệu website có đủ nội dung để hỗ trợ từ khóa hay không.
Cấu trúc Silo của trang web có nghĩa là nhóm các cấu trúc hoặc các trang có liên quan đến nhau. Hoặc thông qua các liên kết để thiết lập các chủ đề dựa vào từ khóa của website.
Nghiên cứu từ khóa là một bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc Silo cho website. Việc xác định các từ khóa chính và phụ không chỉ giúp định hình nội dung cho từng Silo mà còn đảm bảo rằng nội dung được phát triển phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Các loại cấu trúc Silo
Phổ biến nhất hiện nay là hai loại cấu trúc Silo vật lý và Silo ảo. Silo vật lý liên quan đến cách tổ chức URL và thư mục, trong khi Silo ảo tập trung vào cách liên kết nội bộ giữa các trang. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp áp dụng hiệu quả hơn.
Silo vật lý là gì?
Silo vật lý là cách Silo một trang web thông qua cấu trúc thư mục. Địa chỉ URL của website cung cấp cho người dùng và bot các manh mối quan trọng về trang. Khi sử dụng cấu trúc thư mục URL vật lý của trang web như tủ hồ sơ để tổ chức các trang liên quan, chính là các bạn đang tạo các silo vật lý.
Các của đề của trang sẽ có một nhóm các trang được lưu cùng một thư mục. Để xây dựng cấu trúc silo vật lý, các bạn cần tạo cấu trúc thư mục phù hợp với các chủ đề khác nhau trong trang web của mình.
Silo Ảo là gì?
Silo ảo thông qua các cấu trúc liên kết nội bộ của trang web để:
- Phân tách các trang không cùng chủ đề, không liên quan.
- Kết nối các trang liên quan với nhau.
- Tăng cường trang đích chính của mỗi silo.
Một silo ảo được tạo thành bởi các liên kết siêu văn bản giữa các trang liên quan đến chủ đề. Bằng cách liên kết các trang có liên quan trong chủ đề, các bạn có thể hợp nhật chủ đề với một phần của trang web. Phân cấp website với các trang đích cấp cao nhất và các trang hỗ trợ cho silo SEO.
Lợi ích cụ thể của cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo không chỉ giúp cải thiện thứ hạng cho các từ khóa cụ thể mà còn tăng khả năng xuất hiện nhiều vị trí trên trang kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khóa. Điều này có thể mang lại lưu lượng truy cập cao hơn cho website.
Việc tổ chức nội dung theo cách logic giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ cần, từ đó giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian truy cập trên trang.
Cấu trúc Silo giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề chính và mối liên hệ giữa các trang, từ đó cải thiện thứ hạng và hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.
Cách tổ chức Silo cho Website của bạn
Để tổ chức Silo cho trang web, các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề bao quát của website: Trang web nói đến nội dung gì và dự định sẽ có những thông tin nào. Tốt nhất các bạn cần xem xét các chủ đề của mình với nghiên cứu từ khóa.
Bước 2: Chọn chiến lược đơn giản: Lên kế hoạch và quyết định cách triển khai cấu trúc website và xác định rõ các chủ đề của trang web.
Bước 3: Lập kế hoạch cấu trúc liên kết: Kiểm tra cấu trúc liên kết và lựa chọn cách tốt nhất để kết nối các trang với nhau.
Bước 4: Triển khai và xây dựng các silo: Xuất bản content chất lượng bao gồm các cụm từ khóa phù hợp cho từng silo dựa trên chủ đề. Tạo liên kết để kết nối các trang trong mỗi silo và củng cố trang đích silo cấp cao nhất.
6 Bước tạo cấu trúc SILO cho website của bạn
Dưới đây là các bước tạo cấu trúc Silo cho trang web mà các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Xác định chủ đề cốt lõi của trang web của bạn
Khi tiếp xúc và làm việc trên website hàng ngày, bạn sẽ quen thuộc với các chủ đề trên trang web của mình. Tuy nhiên, nhận thức của bạn về trang web sẽ khác với các công cụ tìm kiếm và độc giả cảm nhận.
Do đó, để giúp website của mình thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm, bạn cần xác định chủ đề cốt lõi của trang web của bạn. Hãy tự đặt cho mình các câu hỏi như: Trang web cung cấp dịch vụ gì? Mục đích của trang web ra sao? Muốn mang đến giá trị gì cho khách hàng,….Điều này sẽ khiến việc xác định chủ đề trang web dễ dàng hơn.
Các xây dựng nội dung của trang web sẽ phản ảnh chủ đề cốt lõi, điều này thể hiện qua cách đặt thẻ tiêu đề của mỗi trang. Việc xác định chủ đề cốt lõi càng cụ thể, chi tiết sẽ càng giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về website của bạn.
Bước 2: Xác định chủ đề chính của bạn
Chủ đề của website có thể được chia thành nhiều chủ đề riêng biệt nhưng có mối liên quan với nhau. Việc xác định chủ đề chính của trang web giúp bạn có thể tổ chức, thiết lập và ưu tiên các nhóm nội dung trong website.
Để xác định được chủ đề cho website, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Dịch vụ/ sản phẩm nào kiếm tiền chính của doanh nghiệp bạn?
- Những kiến thức nào liên quan đến dịch vụ/sản phẩm?
- Tại sao khách hàng cần/muốn sản phẩm/dịch vụ này?
- Nhóm đối tượng khách hàng nào cần sử dụng sản phẩm/dịch vụ?
- Những điểm riêng biệt, nổi bật nào của sản phẩm/dịch vụ bạn so với đối thủ cạnh tranh?
- Các vấn đề mà dịch vụ/sản phẩm giải quyết là gì?
- Khách hàng thường nói gì về các sản phẩm/dịch vụ này?
Dựa vào các câu hỏi trên, các bạn sẽ xác định được chủ đề nào đủ mở rộng để trở thành cơ sở cho các danh mục. Các chủ đề nhỏ hơn sẽ tạo các danh mục con. Ngoài ra, các bạn có thể xác định chủ đề chính của website bằng các cách sau:
Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là cách đơn giản nhất để có được các thông tin chi tiết về chủ đề cần đề cập. Với cách này, bạn cần liệt kê đầy đủ các cụm từ khóa tìm kiếm rộng để tìm nội dung. Để thực hiện, bạn cần thông qua Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google AdWords rồi bấm vào tùy chọn để tìm kiếm ý tưởng từ khóa.
PPC Keywords
Nếu đang có các chiến dịch PPC đang chạy, bạn có thể xem dữ liệu từ các chiến dịch này. Kiểm tra xem số nào nhận được nhiều nhấp chuột nhất và số nhấp chuột nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Từ đó giúp bạn biết được từ khóa nào người dùng quan tâm.
Công cụ quản trị trang web của Google – Google Analytics
Với cách này, bạn kiểm tra phần Truy vấn tìm kiếm> Truy vấn tìm kiếm của GWT và bạn sẽ thấy dữ liệu về những từ khóa mà người đang tìm kiếm trên Google. Điều này sẽ giúp bạn xác định được chủ đề cho website của mình phù hợp với khách hàng. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách sử dụng Google Analytics để hiểu rõ hơn.
Bước 3: Lập bản đồ phân cấp trang web
Sau khi xác định được chủ đề chính của website, bạn sẽ tiến hành xếp hạng chúng theo mức độ ưu tiên, đây là cơ sở để hình dung phân cấp trang web. Trang chủ của website đại diện cho chủ đề chính, các danh mục chính thể hiện các chủ đề lớn. Các danh mục con và các trang bao gồm các chủ đề cụ thể.
Bước 4: Triển khai Silo vật lý
Silo vật lý được thiết lập dễ dàng cho các website chưa được khởi chạy. Nó phản ánh cấu trúc URL trang web và liên quan đến việc nhóm các trang liên kết với nhau.
Hãy tưởng tượng website như tủ hồ sơ trực tuyến, các thư mục trong đó là các phần chủ đề và trang riêng lẻ là tài liệu trong các thư mục. Việc nhóm các tài liệu liên quan đến nhau dưới cùng một thư mục giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh, dễ dàng hơn.
Bước 5: Thiết lập Silo ảo
Với các trang web lớn và lâu đời, các bạn nên tổ chức thiết lập Silo ảo. Các Silo này sẽ được tạo bằng cách liên kết một trang chủ đề và nhiều trang hỗ trợ thảo luận chủ đề cụ thể. Mỗi trang hỗ trợ sẽ liên kết tới trang đích. Các bạn có thể tham khảo thông qua hình ảnh dưới đây:
Bước 6: Tạo một tập hợp nội dung toàn diện
Nội dung trong trang web cần đa dạng và toàn diện. Hãy mở rộng các chủ đề, bổ sung nội dung văn bản với video và hình ảnh. Các hình ảnh không chỉ tăng thêm sự đa dạng mà còn tăng trải nghiệm cho người dùng. Sử dụng các thành phần như: tiêu đề, chú thích, thẻ alt để hình ảnh thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc cấu trúc Silo là gì cũng như cách tạo cấu trúc Silo cho website. Từ đó giúp trang web thân thiện với người dùng, đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Noindex là gì? Vai trò và cách sử dụng thẻ Noindex trong SEO
Trong quá trình tối ưu hóa website, thuật ngữ “noindex” thường xuyên được nhắc đến....
Orphan Pages là gì? Cách phát hiện và khắc phục hiệu quả
Orphan Pages hay còn gọi là các trang mồ côi, là một thuật ngữ quen...
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay....
Tham Khảo Kế Hoạch SEO Mẫu Hiệu Quả, Tối Ưu Website
Kế hoạch SEO mẫu là yếu tố quan trọng quyết định đến thành – bại...
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...