Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay. Có thể hiểu đơn giản đây là tình trạng trùng lặp nội dung. Tuy nhiên để hiểu rõ Duplicate Content là gì thì không phải ai cũng biết. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách khắc phục Duplicate Content ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Duplicate Content là gì?
Duplicate Content là tình trạng trùng lặp nội dung giống hoặc gần giống với nội dụng đã xuất hiện trên nội bộ website và các website khác trên internet. Tình trạng này có thể xảy ra trên 1 trang web hoặc Cross-domain.
Việc trùng lặp nội dung xảy ra do vô tình hoặc là kết quả của việc sao chép content có sẵn trên internet. Hoặc nếu không được liên kết chính xác thì các trang AMP của bạn cũng sẽ bị tính là Duplicate Content.
Ảnh hưởng của Duplicate Content đến SEO
Duplicate Content là tình trạng không mong muốn của bất cứ website nào. Bởi nó có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến SEO, như:
Xuất hiện URL không mong muốn hay không thân thiện trong kết quả tìm kiếm
Rất nhiều trường hợp cùng 1 nội dung nhưng lại hiển thị trên nhiều URL khác nhau. Ví dụ:
- URL số 1 thân thiện với người dùng và là URL gốc của bài viết và có dạng như sau: domain.com/page/.
- URL số 2: domain.com/page/?utm_content=buffer&utm_medium=social.
- URL số 3: domain.com/category/page/.
Khi tìm kiếm, link đầu tiên sẽ hiển thị trên kết quả tìm kiếm nhưng có thể Google sẽ không hiển thị nó lên top tìm kiếm mà chọn 1 trong 2 link bên dưới. Khi điều này xảy ra, URL không mong muốn sẽ thay thế link ban đầu. URL này sẽ được đánh giá là không thân thiện vì có tên dài, từ khóa không rõ ràng. Và hầu hết người dùng sẽ e ngại không muốn nhấp vào những link này. Từ đó bạn cũng sẽ nhận được ít lưu lượng truy cập tự nhiên hơn.
Giảm hiệu quả của Backlink
Nếu cùng 1 nội dung mà được đăng tải trên nhiều trang khác nhau với nhiều URL khác nhau thì mỗi URL sẽ thu hút các backlink của riêng mình. Điều này sẽ làm xuất hiện sự phân chia giá trị liên kết giữa các URL.
Làm chậm quá trình thu thập thông tin
Google sẽ quét và hiểu nội dung mới trên trang của bạn thông qua quá trình thu thập thông tin. Điều này có nghĩa là chúng sẽ đi theo liên kết từ các trang hiện có đến trang mới. Đồng thời, Google cũng thu thập những dữ liệu trang cũ lại để xem có thay đổi nào không.
Khi bị trùng lặp nội dung thì công việc của Google sẽ nhiều hơn. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ, tần suất thu thập dữ liệu các trang mới hoặc cập nhật mới của bạn. Hậu quả là sẽ làm chậm việc lập chỉ mục trang mới, chậm index lại trang đã update.
Nội dung được phân phối trên nhiều nền tảng gây hại tới Ranking
Khi một trang web khác xuất bản lại content của bạn thì gọi là phân phối nội dung, hay những web khác lấy nội dung của bạn và xuất bạn lại mà chưa được phép. Cả 2 trường hợp này đều khiến nội dung trùng lặp trên nhiều tên miền khác nhau nhưng thường không gây nên vấn đề.
Tuy nhiên, nếu nội dung xuất bản có thứ hạng cao hơn nội dung trang web gốc tại thanh tìm kiếm thì vấn đề sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn nên xem xét lại việc phân phối nội dung của mình. Nếu nó không mang lại lợi ích cho bạn thì hãy dừng lại hoặc yêu cầu bên đánh cắp thông tin phải gỡ bài.
Nguyên nhân gây nên tình trạng Duplicate Content?
Trùng lặp nội dung là điều mà không SEOer nào mong muốn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn sẽ xuất hiện bởi nhiều lý khác nhau. Cụ thể:
Do URL
- Tính năng filter trong web
Tính năng này sẽ cho phép lọc, sắp xếp các mục trên trang nhưng nó sẽ gắn thêm các tham số vào cuối URL như ví dụ dưới đây.
Do có nhiều sự kết hợp của bộ lọc này, mỗi bộ lọc lại gắn một tham số khác nhau cho URL nên sẽ khiến nội dung bị trùng lặp hoặc gần giống nhau.
- URL có gạch chéo hoặc không
URL có gạch chéo hoặc không gạch sẽ được Google coi là độc lập hoàn toàn với nhau. Ví dụ như seoviet.vn/page và seoviet.vn/page/ sẽ là URL độc lập. Để kiểm tra tính riêng biệt của 2 URL thì bạn có thể thử load lại trang bằng 2 URL trên. Nếu tại URL không có dấu gạch / chuyển tới URL có dấu / thì sẽ không bị tính là trùng lặp content. Còn trường hợp truy cập vào cả 2 URL này đều được thì sẽ dẫn tới trùng lặp nội dung.
- Web có phiên bản mobile
URL được đánh giá là thân thiện với thiết bị di động là URL trùng lặp với các URL trên máy tính. Để giải quyết bạn cần chuẩn hóa phiên bản thân thiện với di động thành phiên bản gốc. Có thể dùng Rel = “Alternate” để Google biết được URL thân thiện với di động là phiên bản thay thế của nội dung trên máy tính.
HTTP, HTTPS, WWW
Đa phần mọi website đều có thể truy cập được ở 1 trong 4 biến thể sau:
- https://example.com (https, không có www)
- http://example.com (http, không có www)
- https://www.example.com (https, www)
- http://www.example.com (http, www)
Tuy nhiên, nếu bạn không định cấu hình chính xác máy chủ của mình thì trang web sẽ tự truy cập được ở 2 hoặc nhiều biến thể này. Đây là điều không tốt và có thể gây nên tình trạng trùng lặp nội dung.
Cách khắc phục Duplicate Content
Trong một số trường hợp, Google sẽ nhận thấy việc trùng lặp nội dung sẽ có mục đích thao túng thứ hạng và đánh lừa người dùng. Lúc này, họ sẽ điều chỉnh index và thứ hạng của các website liên quan. Điều này sẽ khiến thứ hạng website của bạn bị ảnh hưởng hoặc bị xóa hoàn toàn khỏi chỉ mục Google. Do đó, bạn cần chủ động giải quyết tình trạng này để đảm bảo khách sẽ thấy nội dung mà bạn muốn.
Dùng Redirect 301
Sử dụng chuyển hướng 301 trong tệp “.htaccess” cũng là một cách để khắc phục tình trạng trùng lặp nội dung. Cách này sẽ giúp bạn chuyển hướng người dùng, Googlebot và trình thu thập dữ liệu khác theo ý muốn. Nếu người dùng truy cập vào link có bị Duplicate Content thì họ sẽ được điều hướng sang URL gốc hoặc trang bạn mong muốn. Người dùng có thể thực hiện trong IIS thông qua bảng điều khiển quản trị hoặc trong Apache thông qua tệp .htaccess.
Xây dựng liên kết hợp lý
Cần giữ liên kết nội bộ một cách nhất quán. Không nên để URL xuất hiện gạch chéo cuối link hay trùng nội dung ở các URL WWW, HTTP, HTTPS,…
Sử dụng Top-Level Domain
Nếu muốn Google cung cấp phiên bản phù hợp nhất cho bài viết, tài liệu thì bạn có thể dùng Top level domain bất cứ khi nào. Điều này sẽ giúp xử lý nội dung theo quốc gia và lĩnh vực cụ thể. Đây là phần mở rộng sau cuối của tên miền và thường nằm sau dấu chấm cuối cùng.
Phân phối nội dung hợp lý cho từng nền tảng khác nhau
Khi nội dung của bạn được phân phối trên những nền tảng web khác thì Google sẽ hiển thị phiên bản họ cho là phù hợp nhất. Do đó, kết quả tìm kiếm có thể sẽ không hiện phiên bạn mong muốn. Để khắc phục hiện tượng này bạn cần đảm bảo mỗi trang web, bài viết copy nội dung đều được gắn backlink về bài viết gốc. Đồng thời, hãy yêu cầu những người sử dụng nội dung của bạn dùng thẻ Meta Noindex để ngăn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục phiên bản nội dung của họ.
Tránh việc để Google Index những nội dung chưa hoàn thiện
Không ai thích việc truy cập vào một trang mà không có nội dung gì. Do đó, bạn cần tránh xuất bản những trang chưa có nội dung thực. Nếu muốn tạo trang để giữ chỗ thì hãy dùng thẻ Meta noindex để chặn lập chỉ mục.
Giảm thiểu tối đa các nội dung tương tự nhau
Hãy xem xét mở rộng hoặc hợp nhất các trang trùng lặp nội dung thành. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nội dung tương tự nhau trên internet.
Cách hạn chế Duplicate Content khi SEO Local Map
Thông thường, mọi trang web kinh doanh đều tạo 1 trang chứa thông tin về vị trí của họ. Tuy nhiên, bạn nên tạo 1 trang được tối ưu hóa riêng cho từng vị trí của doanh nghiệp. Trang được tạo cần chứa nội dung phong phú và gồm:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại chính xác (NAP).
- Bản đồ Google được nhúng đánh dấu vị trí doanh nghiệp.
- Nội dung độc đáo có thể gồm 1 số thông tin về khu vực lân cận, tiểu sử của nhân viên và ảnh, đánh giá của khách hàng,…
Một số công cụ check Duplicate Content
Để chắc chắn rằng nội dung bạn đăng tải sẽ không bị trùng lặp thì bạn có thể sử dụng một số công cụ check trùng lặp nội dung sau:
- Copyscape: cung cấp tính năng tìm kiếm URL miễn phí nhanh chóng và độ chính xác cao.
- Duplichecker: cho phép tìm kiếm văn bản, tệp văn bản và URL. Công cụ hoàn toàn miễn phí, tìm kiếm không giới hạn.
- Siteliner: bạn chỉ cần dán URL website vào công cụ này là nó sẽ quét nội dung trùng lặp, số từ mỗi trang, thời gian tải, liên kết nội bộ và bên ngoài,…. Tùy theo kích thước trang web mà quá trình này có thể nhanh hoặc chậm.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Duplicate Content bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được Duplicate Content là gì.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cách kiểm tra tuổi đời tên miền Domain nhanh chóng chính xác
Bạn có biết rằng tuổi đời tên miền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến...
Cấu trúc website là gì? Tiêu chí xây dựng website chuẩn SEO
Website là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản...
Redirect 301 là gì? Kỹ thuật Redirect 301 hiệu quả trong SEO
Một trong những kỹ thuật quan trọng và hiệu quả nhất trong việc cải thiện...
Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Tìm Kiếm
Làm sao để website được tìm thấy trên Google? Một website được thiết kế đẹp...
Hướng dẫn đặt backlink hiệu quả nhất cho dân seo web
Trong chiến lược SEO hiện đại, backlink không chỉ là yếu tố giúp cải thiện...
Cấu Trúc Silo Là Gì? 7 Bước Tạo Cấu Trúc Silo Cho Website
Cấu trúc Silo là gì? Đây là giải pháp SEO thông minh, tối ưu từ...
Long Tail Keywords Là Gì? 11 Cách tìm kiếm từ khóa dài
Long-tail Keyword là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cực kỳ quen thuộc...
Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals
Nếu đang làm việc trong lĩnh vực Digital marketing chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp...
Hướng dẫn thay đổi tên miền Website giữ nguyên Seo
Tên quá dài, khó nhớ, không liên quan đến sản phẩm bạn đang kinh doanh...