Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất

Bounce Rate là gì ? Hiện nay có rất nhiều bài viết cung cấp khái niệm này, cũng như cách giảm tỷ lệ Bounce Rate. Google có hơn 200 yếu tố để xếp hạng trang web nào đứng trước, trang nào đứng sau. Dân SEO thường hay nói với nhau:”Content is King, Banklink is Queen”. Nhưng SEO đâu chỉ dừng lại ở việc xây dựng nội dung hay liên kết đâu. Bài viết có hay nhưng tốc độ tải trang chậm sẽ khiến khách truy cập đóng ngay lập tức. Thế nên, trải nghiệm của người dùng là cực kì quan trọng. Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trang là thứ mà SEOer ngày đêm trăn trở.
Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất
Cũng như bao công ty dịch vụ SEO khác, SeoViet.vn ngoài việc làm SEO cho khách hàng thì chúng tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức cho mọi người. Các bạn có thể theo dõi các bài viết hay về kiến thức SEO tại Website.

Bounce Rate là gì ?

Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm khách truy cập vào trang web và sau đó rời khỏi trang thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một trang web. Theo Wikipedia.
Hiểu đơn giản là khi họ vào xem một bài viết trên trang của bạn, xong họ tắt đi chứ không mở xem bài khác. Bởi vậy mà chúng ta thường gọi Bounce Rate là là tỷ lệ thoát trang.
Tỷ lệ thoát trang cao mà lại thêm thời gian ở lại trang lại thấp, điều này đánh giá được một phần website của bạn chất lượng kém, không mang lại nội dung, thông tin hữu, thứ mà khách hàng, độc giả họ cần.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate như thế nào ?

Tỷ lệ thoát trang không phụ thuộc vào người dùng ở lại trang đó trong vòng bao lâu. Mà nó được tính theo công thức dưới đây.
Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất

Rb: Tỷ lệ thoát trang
Tv: Tổng số khách truy cập chỉ xem một trang
Te: Tổng số trang được xem.

SeoViet.vn lấy 1 ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung:
Website có 1000 người truy cập vào, mà có 100 khách chỉ xem một trang duy nhất rồi đóng. Trong trường này, tỷ lệ thoát = 100/1000 = 10%.
Tỷ lệ thoát càng thấp thì chứng tỏ website bạn cung cấp nhiều nội dung hữu ích.

Hành động gì của người dùng được tính là thoát trang ?

Trước khi nghĩ đến chuyện làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát, bạn cần phải biết  những hành vi như nào bị xem là thoát trang.

  • Nhấp vào liên kết đến một trang trên một trang web khác
  • Đóng cửa sổ hoặc tab đang mở
  • Nhập một URL mới trên thanh trình duyệt.
  • Nhấp vào nút “Quay lại” để rời khỏi trang web
  • Thời gian chờ của phiên quá cao, không thể tải trang.

Cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất

Bounce Rate cao rất nguy hiểm, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quy trình SEO từ khoá của bạn. Vậy ngoài việc xây dựng nội dung chất lượng thì có những giải pháp nào để giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả mà lại an toàn, không vi phạm nguyên tắc của Google ?.

Tăng tốc độ tải trang

Đây là vấn đề mà SeoViet khuyến khích mọi người cần thay đổi đầu tiên. Bởi người dùng họ ghét sự chờ đợi, mất quá nhiều thời gian để trang web của bạn được tải xong hoàn toàn.
Thay vì chờ 10s, 20s để web bạn tải xong thì họ sẽ đóng trang hoặc nhấn nút quay lại kết quả tìm kiếm Google rồi vào trang khác.
Bạn khẳng định nội dung bài viết hay, chất lượng ? Nhưng người dùng họ không đọc được vì trang tải lâu thì đâu còn ý nghĩa gì nữa ?.
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting, VPS chất lượng, uy tín. Kiểm tra tốc độ mạng, các chỉ số của gói mà bạn sẽ đăng ký.

Tối ưu giao diện trang web

Một trang web chất lượng không chỉ dừng lại ở giao diện đẹp hay nhiều chức năng hay không. Mà cấu trúc code có chuẩn SEO hay không, dung lượng code web có nặng hay không. Bởi kể cả bạn mua gói hosting đắt tiền nhưng code web có vấn đề thì sẽ chẳng thay đổi được gì đâu.

Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất
Giao diện Website SeoViet.vn

Tất nhiên, giao diện đẹp, hỗ trợ nhiều tính năng cho người dùng là rất cần thiết. Đừng tạo ra một trang web sơ sài, bố cục lộn xộn, rối mắt. Mọi cố gắng trong việc làm SEO của bạn sẽ không đi về đâu trang web được thiết kế theo phong cách những năng 199x đâu.

Tạo ra nội dung chất lượng

Khi web bạn đã chạy nhanh, giao diện đẹp, tối ưu thì người dùng sẽ bắt đầu đọc nội dung. Tuỳ vào lĩnh vực nội dung theo hướng dịch vụ, sản phẩm hay thông tin, tin tức sẽ có cách viết khác nhau.
Trong khuôn khổ bài viết này, SeoViet không đề cập tới việc xây dựng nội dung chất lượng như nào. Chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác tới đây.

Xây dựng liên kết nội bộ

Liên kết nộ bộ hay còn được gọi là Internal links là một phần rất quan trọng. Nếu như việc xây dựng backlink bên ngoài là để quảng bá, giới thiệu web mình trên web khác, thì liên kết nội bộ sẽ kết nối các bài viết, trang chủ, chuyên mục trong website vững chắc hơn.
Trong một bài viết, chúng ta không thể đề cập tới toàn bộ những gì được viết ra. Liên kết nội bộ có mục đích làm kết nối,, mở rộng thông tin cung cấp cho người dùng.
Ví dụ như đợt rồi Google ngừng hỗ trợ submit url công khai, SeoViet có viết bài hướng dẫn để các bạn tham khảo tại bài viết này.

Cài đặt mở tab mới cho những liên kết bên ngoài

Chúng tôi nhận thấy nhiều web họ không cài đặt mở tab mới khi nhấn vào link ngoài. Điều này vô tình sẽ làm cho tỷ lệ thoát trang ngày một tăng cao.

Thêm code: target=”_blank” khi chèn link liên kết bên ngoài trang.

Trang web thân thiện với các thiết bị di động

Ngày nay, xu hướng dùng di động để truy cập website ngày càng cao. Thế nên, nếu website bạn không tối ưu, thân thiện với mobile thì người dùng sẽ thoát ra ngay lập tức.

Một số cách khác để giảm Bounce Rate cho Website

Ngoài những cách trên, SeoViet.vn chia sẻ cho bạn một số giải pháp khác cũng hay được áp dụng để giảm tỷ lệ thoát trang.

  • Hạn chế quảng cáo xuất hiện, tối ưu các vị trí quảng cáo không gấy khó chịu cho người dùng.
  • Không kêu gọi hành động nào đép ép người dùng phải thực hiện.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới lên Website.
  • Bạn cần lên kế hoạch chuẩn ngay từ khâu phân tích từ khoá. Chưa biết cách nghiên cứu từ khoá. Chọn sai từ khoá, sai đối tượng vào trang sẽ khiến tỷ lệ thoát cao.

Lời kết

Qua nội dung bài viết này thì bạn đã biết được Bounce Rate là gì. Ngoài những cách giảm tỷ lệ thoát trang được liệt kê, bạn còn giải pháp nào khác hay và hiệu quả hay không ? Chia sẻ kinh nghiệm đó cho mọi người để chúng ta cùng hoàn thiện trình SEO mỗi ngày nhé.

Facebook Comments