Google Sandbox là gì? Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả

Hiện nay, tình trạng các trang web bị rơi vào Sandbox diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt là những website mới thành lập và nội dung sao chép quá nhiều. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ Google Sandbox là gì cũng như cách khắc phục khi website dính Sandbox.

Google Sandbox là gì?

Bộ lọc Google Sandbox được Google ra mắt vào tháng 3 năm 2014 với vai trò hạn chế các trang web kém chất lượng đi spam. Với bộ lọc này, một website có thể bị google đặt vào sự quản chế đặc biệt nếu nó bị tình nghi đang có một số hoạt động lách luật hoặc đang spam để có thứ hạng cao trong xếp hạng tìm kiếm.

Google Sandbox là gì

Và hệ quả là thứ hạng của website sẽ bị tụt dốc, thậm chí không còn xuất hiện trên bộ công cụ tìm kiếm của google. Thời gian quản chế ngắn hay dài tùy vào sự khắc phục của trang web đó.

Mục đích của Google Sandbox

Dưới đây là một số mục đích chính của bộ lọc Google Sandbox:

Hướng đến lợi ích người dùng

Google chú trọng đến lợi ích của người dùng, do đó Google Sandbox được tạo ra để giúp người dụng có được kết quả tìm kiếm chất lượng. Loại bỏ các trang web kém chất lượng nhưng có thứ hạng cao nhờ các thủ thuật hoặc lách luật.

Một số chiêu trò sau đây sẽ được liệt kê là spam quá đà như: spam từ khóa trên trang, đặc quá nhiều backlink liên kết trong và ngoài trang web.

Mục đích của Google Sandbox

Có lợi cho website tốt, loại bỏ các website spam, kém chất lượng

Ưu điểm của google là tốc độ index nhanh từ đó đã khiến một số seoer mũ đen lợi dụng để tạo ra các liên kết spam giúp website có được thứ hạng cao.

Do đó, Google Sandbox được tạo ra nhằm theo dõi website từ đó đưa ra quyết định và hình thức phạt phù hợp cho các website spam.

Google Sandbox không phải là hình thức phạt vĩnh viễn, nó là cơ hội cho các trang website hoàn thiện hơn về chất lượng nội dung, cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng.

Cách nhận biết website bị Google Sandbox?

Để nhận biết website có bị Google Sandbox hay không, các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Sử dụng các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google

Nếu thấy trang web của mình có thứ hạng cao trong một số công cụ tìm kiếm khác như: Bing Search, Yahoo Search,…nhưng Google thì không tìm thấy thứ hạng thì điều này đồng nghĩa với việc website của bạn đã bị Google Sandbox.

Sử dụng công cụ Google Webmaster Tool

Google Webmaster Tool cũng là công cụ kiểm trra website có bị theo dõi hay không vô cùng hiệu quả. Trong mục “Lưu lượng tìm kiếm” các bạn chọn “Tác vụ thủ công”. Nếu không thấy lõi trong này nhưng website vẫn không có thứ hàng thì có thể trang web đã dính thuật toán Penguin hay Panda của Google.

Sử dụng công cụ Google Webmaster Tool

Sử dụng các công cụ khác

Bên cạnh các cách trên thì các bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra online khác, bằng kiến thức, chuyên môn để nhận biết trang web của mình có đang bị phạt hay không.

Nguyên nhân bị dính Google Sandbox

Dưới đây là những nguyên nhân khiến website của bạn bị Google Sandbox:

Nội dung trùng lặp, sao chéo, giống nhau về đường dẫn URL

Website có nội dung trùng lặp quá nhiều hoặc URL giống với các website khác thì trang web của bạn sẽ rơi vào tầm “ngắm” của google.

Tuy nhiên, sự trùng lặp về thông tin sản phẩm hay các sản phẩm là rất khó tránh khỏi. Do đó, hãy truyền đạt nội dung trên trang web một cách thông minh để không bị google đánh giá là nội dung sao chép.

nội dung trùng lặp

SEO quá đà cho website mới

Trang web mới thiết kế nhưng bạn lại muốn nó đạt thứ hạng cao nên bất chấp SEO, trỏ quá nhiều baclink,…thì cũng là lý do khiến website dính án Google Sandbox.

Lượng backlink lớn, tăng đột ngột trong một thời gian ngắn

Website có nhiều backlink là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng backlink tăng lên một cách đột biến chỉ trong thời gian ngắn thì sẽ bị google “để ý”.

Tối ưu SEO On-page kém

Việc chèn từ khóa quá nhiều, mật độ từ khóa xuất hiện liên tục hoặc không chú trọng vào nội dung, thẻ meta descriptinon và thẻ title cũng là nguyên nhân chính website bị Google Sandbox.

Bị đối thủ chơi xấu

Việc website bị các đối thủ chơi xấu cũng là điều khó tránh khỏi. Do đó, hãy kiểm tra trang web của bạn thường xuyên để phát hiện kịp thời và ngăn chặn các link ẩn mà đối thủ cố tình gài vào.

Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Khi website bị dính bộ lọc của Google, các bạn cần áp dụng các biện pháp sau để giúp website hoạt động bình thường:

  • Dừng các thủ thuật seo mũ đen đang thực hiện trên trang web: Gỡ bỏ ngay các hidden link, link ẩn và chú trọng bằng backlink tay và chú trọng vào nội dung cho website.
  • Tối ưu link nội bộ: Đi các link nội bộ chất lượng, có mục đích hướng vào người dùng.

Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

  • Chú trọng nội dung trang web: Viết các bài viết chất lượng, nội dung hướng đến người dùng, không copy, sao chép nội dung.
  • Gỡ bỏ link từ các website vệ tinh kém chất lượng.
  • Nếu trang web bị đối thủ chơi xấu bạn có thể gửi mail cho google để báo cáo.
  • Làm lại site map và submit lên Google Webmaster Tool.

Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Sandbox từ đó giúp website của mình tránh được hình phạt này từ google nhé.