Google Shopping là gì? Ưu nhược điểm và cách chạy hiệu quả

Bạn có biết rằng Google Shopping đang dần trở thành “vũ khí bí mật” cho các doanh nghiệp muốn bứt phá trong thương mại điện tử? Nếu bạn chưa tối ưu hóa chiến lược Google Shopping của mình, bạn đang bỏ lỡ cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng mỗi ngày. Với những thay đổi liên tục từ Google, việc hiểu rõ cách thức hoạt động của Google Shopping không chỉ giúp bạn tăng doanh số mà còn giúp bạn chiếm lĩnh thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải mã toàn bộ những bí mật đằng sau nền tảng này và cách tối ưu hóa chiến dịch của bạn để đạt hiệu quả tối đa. Hãy sẵn sàng nắm bắt tri thức đột phá và biến Google Shopping thành “cỗ máy in tiền” cho doanh nghiệp của bạn!

Google Shopping là gì?

Google Shopping là một dịch vụ của Google giúp người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và mua sản phẩm trực tuyến từ nhiều nhà bán lẻ khác nhau. Dịch vụ này hoạt động như một công cụ tìm kiếm sản phẩm, cho phép người dùng nhập từ khóa tìm kiếm để xem danh sách sản phẩm liên quan từ các nhà bán lẻ đã đăng ký với Google.

Các tính năng chính của Google Shopping bao gồm:

  1. Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads): Hiển thị sản phẩm của bạn trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google với hình ảnh, giá cả và thông tin cơ bản. Những quảng cáo này thường xuất hiện ở đầu trang kết quả hoặc bên phải của trang.

  2. Danh sách sản phẩm đa dạng: Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, Google Shopping sẽ hiển thị nhiều lựa chọn từ các nhà bán lẻ khác nhau, giúp họ so sánh giá, xem đánh giá và chọn sản phẩm tốt nhất.

  3. Thông tin chi tiết về sản phẩm: Google Shopping cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm như giá cả, đánh giá của người dùng, tình trạng kho hàng và địa điểm mua hàng.

  4. Google Merchant Center: Đây là nơi mà các doanh nghiệp có thể tải lên danh sách sản phẩm và quản lý chúng để xuất hiện trên Google Shopping. Nhà bán lẻ cần đăng ký với Merchant Center để có thể tham gia.

Lợi ích của Google Shopping:

  • Tăng khả năng hiển thị: Sản phẩm của bạn có thể xuất hiện trực tiếp trước mắt khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin mua sắm.
  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi: Hình ảnh và giá cả cụ thể giúp thu hút người mua hàng, tăng khả năng họ nhấp vào sản phẩm.
  • So sánh giá cả dễ dàng: Người dùng có thể dễ dàng so sánh sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần phải truy cập từng trang web riêng lẻ.

Google Shopping là công cụ mạnh mẽ trong việc kết nối người mua và người bán, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến muốn tăng doanh số và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.

Mặc dù được ra mắt cách đây không lâu tuy nhiên google shopping được đánh giá là loại hình quảng cáo mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm ngân sách so với google adwords trước đây.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về google shopping là gì cũng như ưu – nhược điểm của hình thức quảng cáo này, quý khách hàng có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Một số ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo google shopping mang lại các ưu – nhược điểm sau:

Ưu điểm

So với các loại quảng cáo trực tuyến, Google Shopping có nhiều ưu thế vượt trội như:

  • Hướng đến đúng đối tượng mục tiêu khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ
  • Hình thực, vị trí xuất hiện thu hút, nổi bật, tạo ấn tượng. Tăng tỷ lệ nhấp chuột, tương tác của khách hàng
  • Có thể hiển thị nhiều kết quả sản phẩm trên Google Shopping
  • Hiển thị đồng thời cả Google shopping và Google Ads nhằm tăng lượt chuyển đổi
  • Tiết kiệm chi phí và tăng tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo
  • Dễ dàng hơn trong việc theo dõi và đo lường chuyển đổi trực tuyến

Nhược điểm

Mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả, tuy nhiên Google Shopping vẫn có một số nhược điểm như:

  • Quá trình thực hiện phức tạp, khó khăn hơn so với các loại hình quảng cáo khác
  • Việc cập nhật số lượng vẫn phải thực hiện bằng cách thủ công
  • Trong một số trường hợp sẽ lãng phí ngân sách khi người dùng click vào quảng cáo, nhưng lại không còn hàng để bán

Google Shopping hiển thị ở đâu?

Dưới đây là vị trí cũng như hình thức hiển thị của loại hình quảng cáo google shopping:

Vị trí xuất hiện

Hiện nay, google shopping được hiển thị tại 2 vị trí như sau:

  • Bên trên Google Ads & kết quả tự nhiên

Bên trên Google Ads và kết quả tự nhiên

Hình thức quảng cáo này được ưu tiên ở trang tìm kiếm của người dùng. Theo đó, Google Shopping hiển thị theo dạng thanh trượt bao gồm tối đa 25 kết quả. Người dùng có thể kéo thanh trượt để tham khảo sản phẩm từ các đơn vị. Và khi có nhu cầu tìm hiểu hay đặt hàng, họ sẽ nhấp vào sản phẩm tùy thích.

Thậm chí, với google shopping, người dùng có thể trượt để tham khảo giá ngay ở kết quả tìm kiếm thay vì phải nhấp vào từng trang web một.

  • Vị trí cột bên phải ở màn hình máy tính

Hiển thị vị trí bên phải màn hình máy tính

Đây là vị trí hiển thị cũng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi hiển thị ở bên phải màn hình máy tính, chỉ hiện thị được 9 kết quả. Thông tin sản phẩm cũng tương tự như việc hiển thị ở thanh trượt ngang.

Tuy nhiên, vị trí hiển thị này chỉ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm bằng máy tính còn nếu người dùng tìm kiếm bằng điện thoại thì không có vị trí google shopping này.

Hình thức hiển thị

Hình thức hiển thị của Google Shopping ấn tượng và hấp dẫn hơn. Không chỉ là chữ đơn thuần mà nó còn có cả hình ảnh, thông tin, giá cả, website sản phẩm,….giúp khách hàng có thể so sánh trước khi quyết định click vào sản phẩm.

Quảng cáo Google Shopping hết bao nhiêu chi phí?

Với những doanh nghiệp đang quan tâm và có nhu cầu chạy quảng cáo google shopping thì việc tìm hiểu chi phí của loại hình quảng cáo này luôn là ưu tiên hàng đầu.

Google Shopping được tính theo giá thầu từ khóa và chi phí mỗi lần người dùng click chuột. Do đó, nếu khách hàng không nhấp chuột thì dù sản phẩm của bạn được hiển thị thì bạn cũng cũng không mất chi phí.

Khi bắt đầu thực hiện quảng cáo này, bạn sẽ thiết lập ra mức giá sẵn sàng chi trả cho mỗi khách hàng click.

Hiệu quả khi thực hiện quảng cáo Google shopping

Theo các số liệu thống kê, có hơn 80% người dùng khi lựa chọn mua hàng thường truy cập google để tham khảo về giá cả, địa chỉ bán cũng như thông tin về dịch vụ hay sản phẩm.

Do đó hiện nay, thực hiện chiến dịch quảng cáo Google Shopping được nhận định khá cao về hiệu quả khi tăng đến gần 40% tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cao và tăng doanh thu cho các cửa hàng, doanh nghiệp.

Ngoài ra, sử dụng google shopping cũng giúp tiết kiệm tới 25% chi phí so với các loại quảng cáo thông thường. Hiện nay tại nước ta, mặc dù google shopping mới xuất hiện nhưng lại được đánh giá cao, được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn.

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping

Muốn thực hiện chiến dịch quảng cáo Google Shopping bắt buộc bạn phải có tài khoản quảng cáo google ads, website thương mại điện tử. Khi có đầy đủ 2 yếu tố này, bạn tiến hành thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Đăng ký Google Merchant Center

Google Merchant Center được xem là nguồn cấp dữ liệu giúp bạn tải thông tin của dịch vụ hay sản phẩm lên Google Shopping dễ dàng hơn. Để đăng ký, bạn chỉ cần truy cập vào trang Google Merchant, sau đó bấm chọn Đăng ký và cập nhật chi tiết thông tin.

Sau đó, hãy nhập xong trong phần About your business. Cụ thể là tên, địa chỉ doanh nghiệp, URL website và thông tin liên hệ.

Bước 2: Xác thực website theo 1 trong 4 cách Google gợi ý

Trong phần Merchant Center, chọn Business information -> chọn website. Google sẽ đưa ra 4 cách để bạn xác thực. Thông thường, phương pháp xác thực dễ nhất là copy mã thẻ HTML dán vào code trên trang chủ website. Sau đó, chọn xác minh URL để gửi URL đến Google Search Console và xác minh. Thời gian xác minh khoảng 25 – 30 phút.

Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu

Để tạo nguồn cấp dữ liệu, bạn vào mục Product (Sản phẩm) > Feeds (Nguồn cấp dữ liệu) > Nhấp vào biểu tượng dấu + để tạo mới nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo Google Shopping.

Lúc này, Google sẽ đưa ra 4 phương án để bạn tạo nguồn cấp dữ liệu Bao gồm: Theo lịch biểu, nạp qua trang tính, cổng kết nối API, tải tên nguồn cấp dữ liệu,….

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 cách trên để tạo nguồn cấp dữ liệu. Lưu ý nhỏ là bạn phải điền thông tin chính xác về sản phẩm, giá cả, tình trạng hàng,….

Bước 4: Liên kết tài khoản Google Adwords với Merchant Center

Trong mục Merchant Center bạn nhấp vào biểu tượng 3 chấm ở phía trên góc phải màn hình, sau đó chọn Liên kết tài khoản > Liên kết AdWords rồi điền ID tài khoản AdWords và bấm gửi.

Bước 5: Cài đặt chiến dịch Google Shopping

Trước tiên, bạn cần đăng nhập Google AdWords, sau đó tạo google shopping rồi chọn mục tiêu về lượt click, người sử dụng, doanh số sau đó chọn chiến dịch quảng cáo.

– Chọn tài khoản Google Merchant với sản phẩm vừa cung cấp để thực hiện quảng cáo

– Lựa chọn chiến dịch mua sắm thông minh hoặc mua sắm chuẩn

– Cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo. Bao gồm:

  • Tên chiến dịch
  • Đặt giá thầu: Để google tối ưu quảng cáo, bạn chọn phần giá thầu là CPC thủ công hoặc chọn tối đa hóa số lần nhấp chuột, hoặc CPC nâng cao tùy nhu cầu.
  • Kinh phí: Điền ngân sách chi cho mỗi ngày, có thể là 100.000 đồng, 200.000 đồng hoặc 500.000 đồng/ngày
  • Lựa chọn nơi xuất hiện: Có thể là từng tỉnh thành hoặc trên cả nước.

Cuối cùng, để hoàn tất bạn chỉ cần ấn lưu. Thời gian chờ duyệt quảng cáo khoảng 4 – 6 ngày.

Điều kiện để website đủ điều kiện quảng cáo Google Shopping

Một website bán hàng muốn đủ điều kiện quảng cáo google shopping cần đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Website đó phải là trang đổi – trả
  • Website phải có giỏ hàng
  • Website được tích hợp hình thức thanh toán online
  • Website phải có chứng chỉ SSL

Một số lưu ý để ưu hiệu quả chạy quảng cáo Google Shopping

Để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư, khi chạy quảng cáo google shopping, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điền đầy đủ, chi tiết thông tin sản phẩm. Đặc biệt là các thông tin quan trọng như: mô tả, giá, tên sản phẩm,….
  • Hình ảnh sản phẩm phải sắc nét, chân thực, rõ ràng, nên để ảnh nền trắng. Không sử dụng ảnh có text hoặc chứa logo.
  • Website phải được tối ưu thân thiện với mobile, giao thức bảo mật SSL
  • Trang đích sản phẩm phải cung cấp đầy đủ thông tin về cửa hàng, chính sách đổi trả, hoàn tiền,…thông tin càng thuyết phục, càng hấp dẫn thì tỷ lệ chuyển đổi càng cao
  • Cập nhập, kiểm tra về thông tin, số lượng hàng trong kho. Tốt nhất hãy lựa chọn nền tảng thiết kế web có hỗ trợ kênh bán hàng Google Shopping tự động cập nhật tồn kho.
  • Khi chạy quảng cáo google shopping bạn nên ưu tiên các sản phẩm đang bán chạy với giá thành vừa phải
  • Cần phân chia nhóm sản phẩm với các chiến dịch và giá thầu khác nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất
  • Nên hiển thị phần đánh giá sao và số lượng để hấp dẫn khách hàng
  • Để tăng tỷ lệ chuyển đổi hãy chạy tiếp thị lại với những khách hàng đã nhấp vào quảng cáo
  • Nên kiểm tra kỹ chính sách của google về sản phẩm, website, lĩnh vực để đảm bảo chiến dịch quảng cáo của bạn được duyệt
  • Cấu trúc chiến dịch: Cần tạo chiến dịch quảng cáo riêng biệt cho các sản phẩm mà phần danh mục khác biệt so với sản phẩm chính
  • Nên thay đổi mức giá sản phẩm sao cho linh hoạt nhất. Có thể tham khảo bảng giá của đối thủ để điều chỉnh cho phù hợp.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Google shopping là gì?” cũng như một số ưu – nhược điểm của hình thức quảng cáo này. Từ đó biết cách lựa chọn chiến dịch google shopping phù hợp nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.