Google Ads là công cụ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo Google Ads không cắn tiền khiến nhiều người lo lắng và hoang mang. Vậy đâu là nguyên nhân khiến quảng cáo Google Ads không chạy? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Quảng cáo Google Ads là gì? Khi nào quảng cáo Google Ads được xem là không cắn tiền?
Google Ads là kênh quảng cáo trả phí của Google. Đây là nơi các công ty, doanh nghiệp có thể tạo chiến dịch theo nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để tìm kiếm khách hàng và mang về lợi nhuận. Hiện nay, Google Ads được sử dụng để quảng bá doanh nghiệp, bán sản phẩm/dịch vụ, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng lượng truy cập website.
Quảng cáo Google Ads đòi hỏi người thực hiện phải theo dõi liên tục nhằm đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp chiến dịch quảng cáo của bạn đã hoàn tất và chạy được ít nhất là 6 tiếng nhưng trình quản lý không ghi nhận bất cứ số liệu nào ngoài con số 0 thì có nghĩa là quảng cáo Google Ads không cắn tiền.
Ngoài ra, nếu chiến dịch chưa hoạt động, đang đợi quá trình duyệt của Google thì không được coi là quảng cáo không cắn tiền. Do đó, bạn cần theo dõi xem chiến dịch đã được duyệt hay chưa để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất.
Nguyên nhân quảng cáo Google Ads không chạy, không cắn tiền và cách khắc phục
Quảng cáo Google Ads không cắn tiền có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây!
Quảng cáo Google Ads không cắn tiền do cạn ngân sách
Cạn ngân sách là một trong những nguyên nhân chính khiến chiến dịch quảng cáo Google không chạy. Nếu bạn ước lượng ngân sách sai hoặc không quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính cho chiến dịch thì Google Ads sẽ dừng hoạt động. Trong trường hợp này, để khắc phục bạn cần:
- Kiểm tra lại ngân sách: Đảm bảo rằng ngân sách hàng ngày đã được thiết lập đủ lớn để duy trì hoạt động của chiến dịch.
- Tăng ngân sách: Tìm hiểu về hiệu suất chiến dịch và xác định ngân sách hiện tại có đáp ứng đủ nhu cầu không. Nếu ngân sách bị cạn thường xuyên bạn cần đánh giá và tăng cường ngân sách cho chiến dịch.
- Sử dụng công cụ dự báo: Hiện tại Google Ads đã cung cấp nhiều công cụ dự báo giúp bạn có thể ước lượng được chi phí cần thiết cho chiến dịch. Do đó, bạn có thể sử dụng chúng để đánh giá ngân sách, tránh tình trạng tài khoản bị ngừng do cạn tiền.
Đặt giá thầu quá thấp
Quảng cáo Google Ads không cắn tiền có thể do bạn đặt giá thầu quá thấp. Điều này khiến chiến dịch không đủ lượt hiển thị, từ đó làm giảm chất lượng quảng cáo và hiệu suất chiến dịch cũng kém đi. Để khắc phục bạn có thể:
- Nghiên cứu từ khóa và giá trị: Hãy nghiên cứu kỹ về từ khóa mà bạn định chạy và xác định giá trị của chúng trên thị trường. Đừng chỉ đặt giá thầu dựa vào sự suy đoán mà thiếu đi thông tin cụ thể.
- Sử dụng các công cụ lập kế hoạch giá thầu: Google Ads cung cấp các công cụ lập kế hoạch giá thầu giúp bạn định rõ mức giá thích hợp để cạnh tranh. Đồng thời đảm bảo chiến dịch quảng cáo không bị ngừng.
- Đề xuất mức giá thầu hợp lý: Nếu cảm thấy từ khóa có giá trị, đừng ngần ngại tăng giá thầu cao hơn. Việc đặt giá thầu thấp có thể tiết kiệm ngân sách ban đầu tuy nhiên sẽ khó cạnh tranh với đối thủ và không mang lại hiệu quả cao.
Quảng cáo Google Ads không chạy do nội dung vi phạm chính sách
Nếu tài khoản quảng cáo Google Ads của bạn không cắn tiền thì nguyên nhân có thẻ do nội dung vi phạm chính sách. Để tránh tình trạng này, bạn cần:
- Đọc kỹ chính sách của Google: Hiểu rõ các quy định về nội dung quảng cáo để tránh vi phạm.
- Kiểm tra kỹ nội dung quảng cáo: Đảm bảo rằng nội dung quảng cáo của bạn tuân thủ đầy đủ các chính sách của Google.
- Sửa đổi nội dung: Nếu quảng cáo bị từ chối, hãy sửa đổi nội dung theo đúng yêu cầu của Google và gửi lại để xét duyệt.
Lựa chọn sai chiến lược giá thầu
Chọn sai chiến lược giá thầu có thể phát sinh từ sự hiểu lầm về cách hoạt động của mô hình đấu giá. Bạn nhận định sai giá trị thực sự của từ khóa hoặc thiếu thông tin về cách điều chỉnh giá thầu theo đối thủ. Để khắc phục lỗi này, bạn cần:
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ: Nghiên cứu thị trường và đối thủ giúp bạn biết được giá trị thực sự của từ khóa trong môi trường cạnh tranh. Từ đó điều chỉnh chiến lược giá thầu hợp lý.
- Thử nghiệm với nhiều mức giá: Hãy thử nghiệm chiến dịch quảng cáo của bạn với nhiều mức giá khác nhau nhằm xác định mức giá thầu tối ưu. Ngoài ra, đừng quên sử dụng tính năng phân chia phần tử thử nghiệm trong Google Ads để đánh giá hiệu quả của từng mức giá thầu.
Tài khoản Google Ads bị đình chỉ
Quảng cáo Google Ads bị đình chỉ, bị khóa có thể do bạn sử dụng thông tin thanh toán không hợp lệ, vi phạm chính sách quảng cáo của Google hoặc do tài khoản bị tấn công bởi bên thứ ba. Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng các cách sau:
- Kiểm tra lý do tài khoản bị đình chỉ: Hãy đọc thông báo mà Google cung cấp về việc tài khoản Google Ads của bạn bị đình chỉ. Điều này sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân để khắc phục.
- Điều chỉnh chính sách quảng cáo: Nếu tài khoản của bạn bị định chỉ do vi phạm chính sách quảng cáo bạn cần xem xét lại và đảm bảo tuân thủ chính sách này.
- Liên hệ hỗ trợ: Nếu bạn vẫn không thể hiểu rõ lý do vì sao tài khoản bị đình chỉ, hãy liên hệ với đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Google Ads.
Sử dụng từ khóa chạy quảng cáo không có lượt tìm kiếm
Quảng cáo Google Ads không cắn tiền có thể do bạn sử dụng từ khóa không có lượt tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn lựa chọn từ khóa hoặc chủ đề quảng cáo không phù hợp. Để khắc phục lỗi này bạn cần:
- Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ hỗ trợ để xác định từ khóa bạn đang chạy quảng có vấn đề gì không. Từ khóa có được tìm kiếm hay có vấn đề về cạnh tranh không.
- Tối ưu thông điệp quảng cáo: Hãy đảm bảo nội dung quảng cáo của bạn thu hút, hấp dẫn khách hàng. Nội dung thu hút sẽ ảnh hưởng đến việc các nền tảng quảng cáo có nên hiển thị quảng cáo với từ khóa đó hay không.
- Mở rộng phạm vi từ khóa: Việc mở rộng phạm vi từ khóa có thể giúp tăng cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Do đó, bạn có thể xem xét thêm các biến thể cũng như từ khóa liên quan.
Xác định khách hàng mục tiêu quá nhỏ
Việc xác định khách hàng mục tiêu quá nhỏ sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận và tương tác từ đối tượng khách hàng mục tiêu lớn hơn. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến quảng cáo Google Ads không chạy. Để khắc phục bạn cần:
- Xây dựng thêm danh sách từ khóa: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để mở rộng bộ từ khóa.
- Mở rộng đặc điểm mục tiêu: Xem xét các đặc điểm của đối tượng mục tiêu và thêm vào các yếu tố như: giới tính, độ tuổi, sở thích, vị trí địa lý cũng như hành vi để tăng phạm vi tiếp cận.
Trang đích không liên quan đến chiến dịch quảng cáo
Trang đích hay landing page là một trong những yếu tố quan trọng được sử dụng để tính điểm chất lượng trong các chiến dịch Google Ads. Nếu trang đích không cung cấp các thông tin hữu ích về sản phẩm/dịch vụ quảng cáo, khách hàng sẽ rời khỏi trang mà không tương tác.
Để khắc phục bạn cần:
- Tạo trang đích chuyên biệt: Mỗi nhóm quảng cáo nên có một trang đích riêng, tối ưu hóa nội dung và thiết kế để phù hợp với từ khóa và thông điệp quảng cáo.
- Đảm bảo tính nhất quán: Nội dung trên trang đích phải trùng khớp với nội dung trong quảng cáo.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Trang đích phải tải nhanh, dễ sử dụng và có giao diện thân thiện.
Quảng cáo Google không chạy do CTR chiến dịch quá thấp
CTR – Click Through Rate thấp cũng có thể là nguyên nhân khiến quảng cáo Google Ads không cắn tiền. Google luôn ưu tiên các quảng cáo có CTR cao và bóp các quảng cáo có CTR thấp. Để gia tăng chỉ số CTR bạn cần:
- Tối ưu từ khóa: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm từ khóa phù hợp, từ đó giúp quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu.
- Đầu tư tiêu đề và mô tả quảng cáo: Bạn hãy viết tiêu đề và mô tả quảng cáo lôi cuốn, hấp dẫn để kích thích sự tò mò mà chú ý của người xem để tăng CTR.
Không nhất quán về mặt từ khóa trong Ad group
Khi một Ad group quá phức tạp, các từ khóa lộn xộn, không liên quan mật thiết với nhau sẽ khiến Google Ads có nguy cơ không được hiển thị. Do đó, để tăng khả năng hiển thị của chiến dịch quảng cáo, bạn cần:
- Tổ chức các Ad group theo chủ đề: Mỗi Ad group nên tập trung vào một chủ đề hoặc một nhóm từ khóa liên quan.
- Sử dụng các từ khóa đồng nghĩa: Sử dụng các từ khóa có nghĩa tương tự để tăng phạm vi tiếp cận.
Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân quảng cáo Google Ads không cắn tiền và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn biết cách xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của anh, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Anh còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
6 Cách liên hệ tổng đài hỗ trợ Google Việt Nam nhanh và hiệu quả
Google được biết đến là 1 trong 4 ông lớn công nghệ, có tầm ảnh...
Quảng cáo Google Adwords là gì? Các hình thức quảng cáo Google Adwords
Sự phát triển của công nghệ, những hình thức Marketing Online đã dần chiếm ưu...
Google Shopping là gì? Ưu nhược điểm và cách chạy hiệu quả
Bạn có biết rằng Google Shopping đang dần trở thành “vũ khí bí mật” cho...
Dịch vụ quảng cáo Google Adword giá tốt, hiệu quả cao
Hiện nay, Google đang trở thành công cụ tìm kiếm số 1 trên thế giới....