Khi nhắc đến lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), khái niệm Plugin đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc và không thể thiếu trong công việc hằng ngày của nhiều chuyên gia. Plugin là những công cụ mạnh mẽ giúp mở rộng tính năng và cải thiện hiệu suất của các phần mềm hoặc nền tảng, đặc biệt là đối với các trang web hay hệ thống quản trị nội dung. Tuy nhiên, đối với những người mới bước chân vào ngành IT, hoặc đang tập làm quen với việc quản lý và tối ưu hóa trang web thông qua kỹ thuật SEO (Search Engine Optimization), thuật ngữ “plugin” có thể còn rất mới mẻ và gây không ít bối rối.
Nhiều newbie có thể gặp khó khăn trong việc hiểu rõ Plugin là gì, nó hoạt động ra sao và tầm quan trọng của nó đối với một website. Đặc biệt, khi bước vào thế giới SEO Web, việc sử dụng Plugin không chỉ giúp đơn giản hóa công việc mà còn tối ưu hóa các tính năng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm. Chính vì vậy, việc nắm bắt kiến thức về Plugin, cách cài đặt, lựa chọn và sử dụng sao cho hợp lý là cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, đội ngũ SEO Việt sẽ cùng bạn đi sâu vào khái niệm Plugin, từ đó cung cấp những hướng dẫn và lưu ý thiết thực khi cài đặt Plugin cho website, giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xây dựng và quản lý trang web của mình.
Plugin wordpress là gì?
Plugin WordPress là các phần mở rộng hoặc tiện ích bổ sung được cài đặt vào hệ thống quản lý nội dung WordPress để thêm chức năng hoặc mở rộng các tính năng sẵn có của trang web. Các plugin giúp người dùng tùy chỉnh trang web mà không cần phải viết mã, cho phép thực hiện nhiều thao tác đa dạng như:
- Tối ưu hóa SEO: Như plugin Yoast SEO, giúp cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.
- Bảo mật: Plugin như Wordfence hoặc Sucuri giúp tăng cường bảo mật cho trang web.
- Tối ưu tốc độ: W3 Total Cache và WP Super Cache giúp cải thiện tốc độ tải trang.
- Thương mại điện tử: WooCommerce là một plugin phổ biến cho phép bạn xây dựng cửa hàng trực tuyến.
- Mạng xã hội: Plugin để chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội dễ dàng.
- Biểu mẫu liên hệ: Như Contact Form 7, giúp bạn tạo các biểu mẫu liên hệ cho khách truy cập.
Việc cài đặt và kích hoạt plugin rất dễ dàng thông qua bảng điều khiển của WordPress, và có rất nhiều plugin miễn phí hoặc trả phí có sẵn trong thư viện plugin của WordPress. Số lượng WordPress Plugins có thể lên tới con số hơn 500.000 nhưng thực tế bạn hãy lọc và chọn dưới 30 Plugins tốt nhất để sử dụng.
Những Plugin cần thiết cho một website
Plugin có thể biến một Blog WordPress đơn giản thành bất kỳ Website nào bạn mong muốn tích hợp đầy đủ loại chức năng. Chỉ với bài bước đơn giản cài đặt Plugin WordPress là bạn có thể biến site của mình thành một cửa hàng Online, một tạp chí hay một Portfolio,… hay bất kỳ Website nào.
Một số Plugin có thể thay đổi giao diện trang Web của bạn, một số khác lại hoạt động “ngầm” như một “hậu phương” vững chắc. Các Plugin này không thay đổi diện mạo bên ngoài nhưng lại có khả năng tối ưu hình thức hoạt động bên trong Website. Ví dụ, WPSmush để nén ảnh, W3 Total Cache tăng tốc độ WordPress website bằng cách caching, và WordFence dùng để tăng tính bảo mật.
Như đã đề cập có rất nhiều Plugin nhưng chúng ta chỉ nên chọn ra nhỏ hơn 30 Plugin tốt nhất phục vụ Website của mình. Và Seo Việt xin gợi ý những Plugin cần thiết cho một Website như sau:
WordPress SEO by Yoast
Yoast SEO là plugin SEO WordPress yêu thích của hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Kể từ năm 2008, Yoast SEO đã giúp hàng triệu trang web trên toàn thế giới xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm. Plugin WordPress SEO giúp bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm từ góp phần giúp từ khóa tăng thứ hạng bằng cách: tối ưu tiêu đề, mô tảm tạo sitemap, chấm điểm chuẩn SEO cho các bài Post,…
LinkDownload: https://wordpress.org/plugins/wordpress-seo/
iThemes Security
iThemes Security là Plugin có tá dụng hỗ trợ bảo mật cho Website tránh được những hoạt động bất thường nhằm mục đích phá hoại của Hacker. iTheme Security hoạt động để khóa WordPress, sửa các lỗ hổng phổ biến, ngăn chặn các cuộc tấn công tự động và củng cố thông tin đăng nhập của người dùng.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/better-wp-security/
Ninja Form
Ninja Forms là công cụ tạo biểu mẫu liên hệ MIỄN PHÍ cuối cùng cho WordPress. Phần lớn tất cả Website đều cần có mục liên hệ để độc giả có thể liên hệ với chủ Web hay đối tác liên hệ đặt quảng cáo. Với Ninja Forms bạn sẽ tạo biểu mẫu trong vòng vài phút bằng cách sử dụng trình tạo biểu mẫu kéo và thả đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/ninja-forms/
Advanced TinyMCE
Advanced TinyMCE có tác dụng mở rộng thêm chức năng cho phần soạn thảo văn bản WordPress. Khi cài đặt Plugin này việc soạn thảo post bài sẽ dễ dàng hơn bởi nó có đầy đủ chức năng, nhiều tính năng hay và thao tác soạn thảo sẽ giống trên Microsoft Word.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/tinymce-advanced/
Jetpack
Jetpack là Plugin có tác dụng bảo mật trang Web của bạn khỏi những lần đăng nhập trái phép. Jetpack chính là ứng cử viên sáng giá khi bạn muốn nâng cấp tính năng cho Blog hay Website của mình bởi nó có rất nhiều tác dụng:
- Thay đổi hệ thống báo bài viết mới qua Email.
- Có thể theo dõi được lượng truy cập WP với Site Stats
- Có khả năng kich hoạt hiệu ứng tuyết rơi ngay trên giao diện
- Hỗ trợ rút gọn link bài viết để chia sẻ mạng xã hội mà không sợ bị phạt.
- Có thể bổ sung thêm Shortcode vào WP đơn giản
- Tăng tốc độ load ảnh cho Website
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/jetpack/
Shortcode Ultimate
Shortcode là một đoạn mã ngắn được gán với 1 chức năng nhất định đã được lập trình sẵn. Sử dụng Shortcodes Ultimate, bạn có thể dễ dàng tạo các tab, nút, hộp, thanh trượt và băng chuyền, video phản hồi,…
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/shortcodes-ultimate/
wpDiscuz
WpDiscuz là công cụ tùy chỉnh bình luận, tùy chỉnh nội dung Email đăng nhập để bình luận. Bạn có thể thay đổi phần comment tại mỗi bài Post sao cho cảm thấy ổn nhất, tự nhiên nhất. Đây là Plugin sẽ cải thiện độ tương tác của khách hàng, tăng phần thảo luận, phản hồi đối với dịch vụ, sản phẩm của bạn.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/wpdiscuz/
W3 Total Cache
Có khả năng cải thiện trải nghiệm người dùng khi vào Website của bạn từ đó tăng hiệu suất cho trang.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/w3-total-cache/
Smush Image Compression and Optimization
Đây là Plugin miễn phí giúp thay đổi kích thước, tối ưu hóa ảnh, video, tùy biến điều chỉnh sao cho hợp mắt.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/wp-smushit/
kk Star Ratings
Plugin giúp hiển thị kết quả đánh giá 5 sao trên Google, nó giúp kết quả tìm kiếm Website của bạn nổi bật hơn.
Link Download: https://vi.wordpress.org/plugins/kk-star-ratings/
Xem thêm top 15 plugin hỗ trợ seo cực tốt
Cách tải và cài đặt wordpress Plugin
Trước tiên bạn cần biết mình sẽ thêm Plugin nào vào Website của mình. Cài đặt Plugin trên WordPress rất đơn giản, các thao tác thực hiện giống việc bạn cài Thêm. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách dưới đây.
Cách 1: Cài Plugin trên thư viện WordPress Plugin
Trường hợp các Plugin có sẵn trên thư viện WordPress rồi bạn chỉ cần vào Plugins sau đó chọn Add New.
Bạn điền tên Plugin muốn cài vào mục tìm kiếm sao đó Enter, tiếp đến nhấn Install Now để bắt đầu cài đặt. Ví dụ mình muốn cài Plugin có tên Contact Form 7 mình sẽ tiến hành như hình sau:
Nó sẽ tự động cài đặt cho bạn trong vài giây sau đó nó sẽ báo thành công. Tiếp tục bạn nhấn Activate Plugin để kích hoạt tương tự như hình sau:
Như vậy bạn đã cài xong Plugin miễn phí trên WordPress.
Cách 2: Cài Plugin dạng file .zip từ máy tính của bạn
Có nhiều Plugin xịn và tính phí hay có ai đó cho, tặng bạn. Lúc này bạn nên download về máy tính và lưu ở dạng file .zip. Các bước cài đặt Plugin này như sau:
Bước 1: Vẫn vào Plugins, sau đó chọn Add New nhưng bây giờ bạn ấn vào Upload Plugin để tải plugin trên máy tính bạn lên.
Bạn chọn tệp Plugin lưu dạng .zip sau đó ấn Install Now như hình dưới đây.
Tương tự, nhấn Activate Plugin để kích hoạt plugin đó, như vậy là bạn đã hoàn thành :
Các bạn cần đặc biệt chú ý để cài đặt được Plugin trong máy tính thì buộc khi upload plugin lên bạn buộc phải định dạng file đó là .zip. Bạn sẽ không thể upload được nếu file để ở định dạng khác.
Xem video để hiểu rõ hơn
Những lưu ý khi cài đặt Plugin
Trước khi cài đặt bất kỳ Plugin nào bạn cũng cần ghi nhớ các điều sau đây:
Đầu tiên, bạn cần nắm rõ được Website bạn đang hướng tới là gì từ đó sẽ biết được cần thêm Plugin phục vụ tính năng gì. Bạn đừng thêm Plugin cho có mà không biết nó có tác dụng gì, thậm chí cài tính năng mà không cần thiết cho Website mình chỉ làm mất thời gian và không có hiệu quả.
Thứ hai, bạn nên tham khảo trên mạng những Plugin được khuyên dùng. Bước này một lần nữa giúp bạn hiểu được bản thân đang muốn gì và Plugin nào sẽ hữu ích nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về Plugin
Dùng nhiều Plugin có làm chậm Website không?
Xét về mặt lý thuyết, tốc độ của Website sẽ không ảnh hưởng bởi số lượng Plugin tức dù bạn có cài nhiều Plugin thì cũng không sao. Tuy nhiên có những Plugin code bị lỗi hoặc kém hiệu quả sẽ gây ra lỗi khiến Website của bạn kém hiệu quả.
Hơn nữa một vài Plugin có thể mâu thuẫn, xung đột với nhau sẽ tạo ra lỗi khó lường trước được. Bởi vậy bạn nên nghiên cứu và cân nhắc cài đặc Plugin một cách hợp lý nhất.
Không thể xem và cài đặt Plugin vào blog wordpress được
Với nhiều Newbie khi mới bắt đầu họ không hề biết có tới 2 phiên bản WordPress đang chạy song song đó là WordPress.com cho phép cài Plugin còn bản WordPress.org thì không hỗ trợ.
Bạn chỉ được phép cài tên Plugin lên site của mình khi bạn mua gói Business của WordPress.com. Tuy nhiên, số lượng plugin cài được cũng giới hạn hơn so với bản .org.
Trên đây là những thông tin giải mã Plugin là gì và những Plugin mang lại hiệu quả tốt cho Website. Chúc tất cả anh em thành công!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Thêm nút chia sẻ bài viết qua facebook cho blog, website WordPress
SEO và mạng xã hội có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Nhiều...
Hướng dẫn cách submit url lên Google index bài viết cực nhanh
Trong thời đại số hóa, việc website của bạn được Google index nhanh chóng là...
Hướng dẫn 4 bước cài đặt Google Analytics cho Website
Bạn có biết, mỗi lượt nhấp chuột, mỗi giây người dùng trên website đều kể...
Top 10+ Công cụ SEO hiệu quả giúp bạn chinh phục top Google
Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã làm SEO lâu năm thì không...
Hướng dẫn cài đặt Plugin Comment Facebook WordPress
Với hàng tỷ người dùng, Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện...
25+ Công cụ hỗ trợ SEO TỐI ƯU và HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay
Bạn đang là SEOer và bạn muốn tìm kiếm những công cụ hỗ trợ SEO...
TOP 9+ plugin chèn quảng cáo cho WordPress tốt và nên dùng
Plugin chèn quảng cáo cho WordPress là công cụ giúp người dùng dễ dàng cài...
10+ Plugin font chữ cho WordPress đẹp, dễ nhìn và miễn phí
Plugin font chữ WordPress là một công cụ phần mềm nhỏ, được thiết kế để...
Hướng dẫn tải và cài đặt SEOquake chỉ với 2 bước đơn giản
Trong thế giới SEO, công cụ phân tích là trợ thủ không thể thiếu để...