Schema Markup là gì? Một số ví dụ cụ thể về Schema Markup

Schema Markup là một thành phần trong SEO. Rất nhiều SEOer vẫn thường trăn trở làm sao để ứng dụng được Schema Markup hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ thuật SEO với yếu tố này mà còn chưa nắm rõ về Schema Markup là gì thì cùng seolalen.com tìm hiểu ngay trong những thông tin sau đây nhé.

Giải thích chi tiết “Schema Markup là gì?”

Schema Markup là 1 loại ngôn ngữ trong SEO dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Từ đó giúp công cụ tìm kiếm có thể nhận biết và phân loại các trang web chính xác và nhanh chóng hơn.

Tên đầy đủ của nó là Schema.org nhưng dân SEOer thường gọi tắt là Schema Markup hoặc Schema.

4 nhà phát hành lớn đã tạo ra Schema Markup là Google, Yandex, Bing và Yahoo. Ngôn ngữ này giúp nhà phát triển web mang đến các công cụ tìm kiếm sự chỉ dẫn cần thiết để hiệu nội dung, từ đó cho ra kết quả phù hợp nhất.

Schema Markup là gì?
Schema Markup là gì?

Một vài ví dụ về Schema Markup.

Các công cụ tìm kiếm sẽ không hoàn toàn hiểu rõ về thông tin của bạn.

Bộ máy tìm kiếm của Google sử dụng Schema Markup để hiểu trang web. Nó hoạt động như 1 loại thông tin logic dùng để phân loại và đánh dấu nội dung.

Schema đã cung cấp cho Google search engine logic và ngôn ngữ để quét và index nội dung. Nó sử dụng cấu trúc thuật toán để kiểm tra sự xử lý các nội dung. Từ đó có thể cho ra kết quả không phải là 1 đoạn văn ngắn đầy chữ mô tả web, pages có Schema mà sẽ có kết quả như sau (SERPs):

Kết quả tìm kiếm SERPs nhờ Schema Markup
Kết quả tìm kiếm SERPs nhờ Schema Markup

Thông tin của trang web sẽ được hiển thị rõ ràng hơn và thông minh hơn.

Nếu bạn gõ tìm kiếm từ khóa “Schindler’s List Movie” và Schema sẽ cho ra kết quả:

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Schindler’s List Movie”
Kết quả tìm kiếm từ khóa “Schindler’s List Movie”

Sự xuất hiện của những thông tin ở bên phải là do Schema Markup. Nó cho thấy đâu là thông tin quan trọng nhất của bộ phim như những bối cảnh mà hầu hết người xem quan tâm.

Điểm số đặt dưới link cũng được chỉ định bởi Schema Markup. Hiển thị điểm số sẽ giúp gia tăng số lượng click vì nó là bằng chứng cho thấy phim có lượng views và đánh giá cao. Những Schema cũng không quá hoàn hảo, vì nếu điểm reviews thấp thì nó sẽ gây ra tác dụng phụ.

Xét tiếp 1 ví dụ khác, khi tìm kiếm từ khóa về bộ phim “The Revenant”:

Kết quả tìm kiếm từ khóa bộ phim The Revenant
Kết quả tìm kiếm từ khóa bộ phim The Revenant

Nhờ có Schema chúng ta có kết quả từ IMDB. Schema sẽ hiển thị lượng rating, chấm điểm và đánh giá, từ đó giúp người tìm kiếm đưa ra quyết định có nên xem phim hay không.

Việc đánh giá này phù hợp với cả lĩnh vực nhà hàng, sách, phim ảnh hay thậm chí là các công thức nấu ăn. Dưới đây là kết quả tìm kiếm của từ khóa “apple pie recipe”:

Kết quả tìm kiếm từ khóa “apple pie recipe”
Kết quả tìm kiếm từ khóa “apple pie recipe”

Việc đánh giá bằng số sao này làm thông tin trở nên nổi bật hơn. Ngoài ra, còn có thêm nhiều thông tin hơn về công thức này như thời gian chuẩn bị món ăn hay ảnh của món ăn.

Xem thêm 1 ví dụ cuối cùng khi tìm kiếm từ khóa “Obama”:

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Obama”
Kết quả tìm kiếm từ khóa “Obama”

Schema trong ví dụ này lại là một dạng khác, không phải số sao đánh giá mà là hình ảnh hoặc video các tin tức về tổng thống Obama.

Sự ảnh hưởng của Schema Markup tới SEO và công cụ tìm kiếm

Hiểu đơn giản thì cấu trúc của dữ liệu sẽ không phải là tín hiệu hay yếu tố xếp hạng. Nhưng nếu làm SEO lâu dài, bạn sẽ thấy nó không hề đơn giản.

Có người cho rằng nó ảnh hưởng đến thứ hạng, còn cũng có người cho là không. Bạn sẽ không thể tin tưởng Google 100% được vì họ có những bí mật về thuật toán, không minh bạch.

Có 2 yếu tố mà Schema Markup ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm và SEO là Tỷ lệ nhấp (CTR) và Thứ tự ưu tiên.

a. Tỷ lệ nhấp (CTR)

Tín hiệu về xếp hạng có thể không phải là dữ liệu có cấu trúc nhưng chắc chắn nó có ảnh hưởng đến thứ hạng, không trực tiếp thì cũng gián tiếp. Nó tác động trực tiếp đến tỷ lệ nhấp của bạn. CTR càng cao thì thứ hạng của bạn sẽ càng cao.

Nếu kết quả công cụ tìm kiếm của bạn có nhiều người nhấp vào thì Google sẽ nhận được tín hiệu rằng nội dung của bạn có nhiều người muốn đọc. Từ đó Google sẽ sắp xếp bài viết của bạn ở vị trí cao hơn để nhiều người nhìn thấy nó. Nhưng chắc chắn rằng bài viết sẽ không mãi mãi ở đó nếu bạn không tác động gì. Vì rất có thể đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi CTR và tiêu đề bài viết của họ để có được thứ hạng của bạn.

Dữ liệu có cấu trúc sẽ giúp kết quả tìm kiếm bắt mắt và phong phú hơn. Chúng sẽ được hiển thị trực tiếp tại trang đích của Google. Lượng truy cập không mất phí đó sẽ vẫn chuyển đến trang web của bạn.

Trong kết quả tìm kiếm sẽ có những đoạn nội dung phong phú, có CTR thấp hơn, lượng truy cập miễn phí nhưng vẫn sẽ đến trang web của bạn. Bởi vì người dùng có thể thấy được ngay câu trả lời cho bản thân mà không cần nhấp vào.

Tỷ lệ nhấp CTR
Tỷ lệ nhấp CTR

b. Thứ tự ưu tiên

Dữ liệu có cấu trúc không nên được ưu tiên nếu bạn chưa xử lý xong các vấn đề khác như nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung hay các yếu tố SEO.

Vì Google sẽ cho người dùng biết thông tin nội dung cần thiết để hiển thị các đoạn mã dữ liệu phong phú mà không có cấu trúc. Nhưng nếu bạn sử dụng đánh dấu thì sẽ tốt hơn.

Việc thâm dữ liệu có cấu trúc sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội đánh giá cao hơn là được hiển thị. Bạn hãy ưu tiên các yếu tố khác như thu thập dữ liệu, nghiên cứu từ khóa, tối ưu nội dung trước khi tìm đến dữ liệu có cấu trúc.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng dữ liệu có cấu trúc có thể giúp trang web của bạn tăng 30% CTR.

Các loại Schema Markup hiện nay

Hiện nay có hơn 50 loại Schemas khác nhau do Google cung cấp, trong đó có 10 loại phổ biến nhất. Bạn có thể xem đầy đủ các loại Schema Markup nhé.

Schema điểm số/đánh giá

Schema này giúp người dùng đưa ra quyết định mua sẵn sản phẩm, dịch vụ nhờ vào các đánh giá trực tiếp hoặc điểm số ngay trên SERPs.

Schema điểm số/đánh giá
Schema điểm số/đánh giá

Schema công ty

Schema này được dùng để giới thiệu công ty. Nó sẽ hiển thị logo, địa chỉ, các thông tin liên hệ. Ngoài ra nó còn cho biết các thông tin về công ty mà người dùng muốn biết nhất.

Schema công ty
Schema công ty

Schema danh tính

Person Schema hiển thị các thông tin cơ bản nhất về 1 cá nhân nào đó, như tên tuổi, học viên, thành tựu và các thông tin khác.

Schema danh tính
Schema danh tính

Schema video

Các search engine có thể index video trên 1 vài website nhất định nhớ Schema video. Nó còn giúp các video hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm, bên cạnh các video đến từ Youtube.

Schema video
Schema video

Schema event

Schema này mang đến các thông tin cho sự kiện sắp được tổ chức như địa điểm, ngày giờ, giá vé. Các thông tin quan trọng cũng sẽ được hỗ trợ nếu người dùng cần.

Schema event
Schema event

Schema Recipe – công thức

Schema này giúp hiện ngay các công thức của món ăn lên SERPs. Nó dẫn nhãn từng thành phần chính của công thức. Từ đó mọi người có thể tìm được nguyên liệu, biết được thời gian nấu món ăn. Nó còn giúp người dùng xem được các đánh giá về món ăn nữa.

Schema công thức
Schema công thức

Schema doanh nghiệp địa phương

Schema này được sử dụng các các doanh nghiệp hoặc cửa hàng có địa chỉ cụ thể. Từ đó người dùng có thể tìm kiếm nhanh các thông tin về địa chỉ, giờ đóng mở cửa, liên hệ…

Schema doanh nghiệp địa phương
Schema doanh nghiệp địa phương

Schema Product & Offer

Schema này cung cấp các thông tin về sản phẩm và ưu đãi dùng để đẩy mạnh bán hàng. Sản phẩm của bạn sẽ nổi bật hơn các đối thủ không sử dụng Schema. Người dùng có thể đánh giá các sản phẩm và quyết định mua nhanh chóng.

Có nhiều loại hiển thị của Schema này. Với Schema Product thì chỉ có tên sản phẩm

Schema Product
Schema Product

Còn Schema Offer còn có thêm cả giá và đơn vị tiền tệ:

Schema Offer
Schema Offer

Breadcrumbs

Đây là loại Schema giúp làm nổi bật đường link dẫn. Người dùng có thể xem được chính xác địa chỉ trong trang web và giảm tỷ lệ thoát trang.

Breadcrumbs
Breadcrumbs

Schema Article

Trình tìm kiếm sẽ hiểu được nội dung cần được nhấn mạnh ở điểm nào, như ảnh đại diện, tiêu đề, thời gian xuất bản, videos… Schema Article có nhiều loại như tin tức, bài viết, blog,…

Schema Article
Schema Article

Cách kiểm tra sự tồn tại của Schema Markup

Để xem Schema của bạn đã tồn tại hay chưa, bạn có thể sử dụng Công cụ kiểm thử cấu trúc dữ liệu của Google. Thỉnh thoảng, Schema Markup đã có sẵn trong WordPress.

Bạn có thể sao chép code site của bạn hoặc URL website vào dán vào để kiểm tra.

Cách kiểm tra sự tồn tại của Schema Markup
Cách kiểm tra sự tồn tại của Schema Markup

Từ đó, bạn sẽ thấy được Schema nào đang hoạt động, Schema nào bị lỗi.

Công cụ tạo và kiểm tra Schema Markup

Có nhiều công cụ có thể tạo và kiểm tra Schema Markup. Bạn có thể tham khảo các công cụ Schema Markup sau đây:

Các công cụ dùng để tạo mã Schema Markup

Các công cụ kiểm tra mã Schema Markup

WordPress Plugins dùng cho Schema Markup

Sử dụng Schema.org cần lưu ý gì?

Bạn có thể dễ dàng hiểu Schema Markup và tự tạo code cho 1 trang web. Nhưng nếu website của bạn lớn, có nhiều trang con thì không thể để 1 mình Schema đảm nhiệm tất cả. Nó sẽ tốn rất nhiều thời gian và gây ra nhàm chán.

Hãy kết hợp với các lập trình viên để có thể ứng dụng dữ liệu có cấu trúc vào website một cách tự động và thuận tiện.

Nếu bạn là người không chuyên, hãy thử nghiên cứu các Framework sử dụng xem nó có hỗ trợ hay không. Hãy cùng bàn bạc với người thiết kế website cho bạn và đề nghị họ thêm các đoạn mã Schema.org vào website. Còn nếu bên khác thực hiện, bạn sẽ phải đầu tư chi phí cho dịch vụ này. Nhưng vì những lợi ích nó mang lại thì bỏ ra 1 chút chi phí là hoàn toàn xứng đáng.

Sử dụng Schema.org cần lưu ý gì?
Cần lưu ý khi sử dụng Schema.org

Hy vọng những thông tin mà seoviet.vn mang đến đã giúp bạn hiểu được Schema Markup là gì và biết được các thông tin xung quanh nó để sử dụng nó được hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với seoviet.vn để được giải đáp nhé.