Thẻ tiêu đề (title) không chỉ là yếu tố đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm, mà còn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xếp hạng SEO của website. Vậy làm thế nào để tạo ra thẻ tiêu đề chuẩn SEO, thu hút cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào cách tạo thẻ tiêu đề tối ưu nhất, từ việc chọn từ khóa chính xác, độ dài lý tưởng, đến cách viết tiêu đề hấp dẫn để tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Bạn sẽ học được những bí quyết giúp thẻ tiêu đề của mình không chỉ chuẩn SEO mà còn nổi bật giữa hàng ngàn kết quả tìm kiếm. Hãy tiếp tục đọc để khám phá cách tạo thẻ tiêu đề hiệu quả, giúp trang web của bạn leo lên top Google nhanh chóng!
Đa số mọi người đều nghĩ rằng thẻ title thì khá đơn giản. Nên sẽ chẳng có gì mà bạn lại làm hỏng phần này, đúng chứ? Hay là có?
Sự thật là, thẻ tiêu đề đem lại lợi ích tiềm năng (và giá trị SEO) nhiều hơn chúng ta tưởng.
Ví dụ, hãy nhìn vào 2 thẻ title này:
Title trước khi tối ưu Seo:
Title sau khi tối ưu Seo:
Đây là những gì đã xảy ra với lượng truy cập tự nhiên khi chúng tôi thay đổi thẻ title Rank Tracker từ cái trên sang cái dưới:
Nó đã tăng 37%!
CHÚ Ý BÊN LỀ. Có nhiều sự biến động ở đây. Chúng tôi không thể nói 1 cách chắc chắn rằng: việc thay đổi thẻ title đã đóng góp hoàn toàn cho sự thành công này. Nhưng chúng tôi nghĩ, ít nhất thì nó rõ ràng đã có một sự tác động tích cực.
Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày mọi thứ mà bạn cần phải biết về SEO thẻ title. Ngoài ra, tôi cũng sẽ đưa bạn đi qua quy trình 4 bước tạo thẻ mà luôn đem lại hiệu quả.
Hãy bắt đầu thôi!
Thẻ SEO title là gì? (và tại sao nó lại quan trọng?)
Thẻ title là thành phần của HTML được sử dụng để chỉ rõ tiêu đề của trang web.
Dạng code sẽ trông như thế này:
<title>Cách tạo thẻ tiêu đề (title) chuẩn SEO cho website</title>
Tác dụng chính của nó là nói với khách truy cập và các công cụ tìm kiếm thứ mà họ mong đợi từ trang web (theo cách ngắn gọn và súc tích nhất có thể).
Nhưng vì thẻ title thường xuất hiện trong SERPs…
Và khi 1 trang/bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội…
Việc lôi kéo người dùng nhấp vào bài của bạn trên SERPs (hoặc bất cứ nơi nào khác) từ thẻ title là rất cần thiết.
Dưới đây là một vài lý do tại sao nó lại quan trọng đến thế:
- Ấn tượng đầu tiên: Thẻ title của bạn thường là thứ đầu tiên mà khách truy cập tiềm năng sẽ chú ý khi tìm kiếm. Vì vậy, đây là cơ hội giúp bạn tạo trước được một ấn tượng tốt với họ;
- Đòn bẩy thương hiệu: Mọi người thường tin tưởng vào thương hiệu. Nếu đã là 1 công ty có tiếng trong ngành, hãy chắc chắn rằng bạn làm cho tên thương hiệu của mình được hiện nổi bật trong thẻ tiêu đề. Nhắc lại một lần nữa, nó sẽ lôi kéo người dùng nhấp vào và từ đó dẫn đến nhiều lượng truy cập hơn. (Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nó sau!)
Và đừng quên rằng Google (và các search engine khác) sẽ nhìn vào thẻ của bạn, cùng với những thứ khác, để hiểu về trang của bạn hơn.
Đó có thể là nguyên nhân tại sao lại có một mối tương quan nhỏ giữa việc sử dụng từ khóa trong thẻ tiêu đề và thứ hạng.
CHÚ Ý BÊN LỀ. Do mối tương quan # quan hệ nhân quả, bạn không nên tin tưởng quá nhiều vào biểu đồ này – sau tất cả, 0.0496 chỉ là một mối tương quan rất nhỏ. Dù thế nào đi chăng nữa, nó không có nghĩa là bạn cần một từ khóa khớp chính xác trong thẻ tiêu đề của mình. Bạn không cần phải làm thế. Từ khi có sự ra đời của thuật toán Hummingbird, Google đã đủ thông minh để hiểu được các từ đồng nghĩa và “conversational search” (tìm kiếm bằng giọng nói hoặc như 1 cuộc hội thoại).
Sự khác nhau giữa thẻ title và thẻ H1 là gì?
Tóm lại, đó là tất cả mọi thứ bởi chúng là những thẻ HTML hoàn toàn khác nhau.
Sự nhầm lẫn xảy ra bởi thẻ title và thẻ H1 thường giống nhau.
Ví dụ, đây là thẻ H1 từ cách tạo thẻ tiêu đề title chuẩn seo cho website.
<h1>Cách tạo thẻ tiêu đề (title) chuẩn SEO cho website</h1>
Từ góc nhìn bản sao, nó sẽ giống hệt với thẻ title.
Cách làm này là tiêu chuẩn cho hầu hết các trang web vì nó giúp thể hiện sự rõ ràng và nhất quán.
Nếu người dùng click từ SERPs bởi một tiêu đề cụ thể, rất có thể họ sẽ mong đợi một tiêu đề cũng giống (hoặc ít nhất là tương tự) trên trang.
Vậy làm thế nào để bạn biết được sự khác nhau giữa chúng?
Nói ngắn gọn, thẻ title của bạn sẽ được nhìn thấy trong SERPs và khi bài đó được chia sẻ trên bất kỳ nền tảng khác. Trái lại, thẻ H1 lại là “tiêu đề” được hiển thị trên một trang thực tế.
Đừng bị nhầm nó với tiêu đề hiện trên tab trình duyệt của bạn, bởi đây là thẻ title.
Giờ thì bạn đã hiểu thẻ title là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào rồi, hãy nói tiếp về cách bạn có thể tạo ra một thẻ tiêu đề chuẩn.
Nhưng đầu tiên, cùng xem lại qua những điều cơ bản trước…
Hướng dẫn nhanh về quy tắc của thẻ tiêu đề (và sự phù hợp)
Đã bao giờ bạn thấy 1 kết quả trong SERPs trông như thế này chưa?
Đây là title tag truncation (tiêu đề bị tự động cắt bớt).
Google bắt đầu cắt đi các thẻ title trong SERPs sau khoảng 50-60 ký tự. (Thực chất, nó dựa trên pixel, nhưng 50-60 là tiêu chuẩn ký tự chuyên được áp dụng). Vì vậy, hãy giữ các thẻ của bạn ở khoảng này.
Bạn có thể thử viết trước title tag của mình trên 1 trong những trang kiểm tra độ rộng pixel sau:
- Công cụ check độ rộng Pixel miễn phí – của Search Wilderness
- Công cụ xem trước trên SERP của Portent
- SERPSim
Chú ý bên lề. Bạn có thể kiểm tra đầy đủ toàn bộ thẻ title trên site của mình với công cụ phân tích SEO của chúng tôi.
Còn như thế này thì sao?
Bạn không nên làm vậy.
Viết hoa tất cả các chữ sẽ không phù hợp khi tạo thẻ tiêu đề. Và thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ thấy thẻ tiêu đề kiểu ấy được xếp hạng trên trang đầu tiên (hoặc bất cứ nơi nào khác).
Có hai lựa chọn chúng tôi khuyên dùng cho định dạng của thẻ tiêu đề:
- Sentence case: Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên (ví dụ: “Dwell time: nó có thực sự là một yếu tố xếp hạng không? (và nếu vậy, bạn có nên bận tâm?)”)
- Title case: Viết hoa chữ cái đầu tiên của hầu hết các từ. Sử dụng công cụ này để chuyển đổi tiêu đề (ví dụ: “10 Công Thức Google Sheets SEOer Nào Cũng Nên Biết)
Và trường hợp dùng 1 số từ viết hoa (để nhấn mạnh) cũng không sao.
Chỉ là bạn đừng viết hoa hết. Nó sẽ thu hút đấy, nhưng lại không phù hợp lắm.
Một vài điều chú ý khác khi tạo thẻ title:
- Hãy viết cho con người, chứ không phải công cụ tìm kiếm: Đừng nhồi nhét một loạt các từ khóa trông không tự nhiên trong thẻ tiêu đề của bạn. Đây không phải là năm 1998! (Google bắt đầu xuất hiện từ năm này);
- Đảm bảo mọi thẻ title là duy nhất (dù thế nào đi chăng nữa): Thẻ tiêu đề trùng lặp là một vấn đề thường xuyên xảy ra. Hãy cố gắng tránh chúng;
- Chắc chắn rằng thẻ title tồn tại trên tất cả các trang: Đừng phạm sai lầm ngay từ những bước đầu tiên; đảm bảo toàn bộ trang trên website của bạn có thẻ tiêu đề. (Đây là một lỗi sai phổ biến đáng ngạc nhiên.)
Đến đây, bạn đã hiểu rồi chứ? Hãy bắt đầu tạo thẻ tiêu đề thôi!
Bước 1. Tìm từ khóa CHÍNH để nhắm mục tiêu
Ở Ahrefs, chúng tôi thường khuyến khích chọn các chủ đề hơn là từ khóa.
Do phần lớn các trang không chỉ xếp hạng cho từ khóa chính, mà còn cho rất nhiều cụm từ và những dạng liên quan khác (ví dụ: từ khóa đuôi dài).
Thực tế, chúng tôi thấy rằng những trang đứng đầu top cũng sẽ xếp hạng luôn cho khoảng 1.000 keyword liên quan với nhau.
Ví dụ:
Từ “best whey protein powder for women” (bột whey protein tốt nhất cho phụ nữ) có lượng tìm kiếm là 400/tháng.
Nhưng các trang trong top 10 đều có hàng ngàn lượng truy cập tự nhiên mỗi tháng.
Đó là bởi chúng lên top cùng với hàng trăm từ khóa đuôi dài khác.
Dưới đây là một số trong 700+ keyword mà trang top 1 hiện tại cũng xếp hạng cùng:
Khá hay, phải không?
Tuy nhiên, khi nói đến thẻ title, chúng tôi khuyên bạn chủ yếu nên tối ưu hóa cho một từ khóa “đứng đầu” chính. (Và có thể một-hoặc-hai từ khóa đuôi dài. Tìm hiểu thêm ở bước #2.)
Bạn đã có sẵn một từ khóa rồi? Tuyệt vời!
Còn nếu chưa, hãy làm theo cách sau:
Truy cập Keywords Explorer.
Nhập 1 đoạn mô tả trang/bài viết của bạn.
Ví dụ:
Nếu áp dụng cách này cho bài danh sách 75 mẹo SEO của mình, chúng tôi sẽ nhập vào như sau:
CHÚ Ý BÊN LỀ. Hãy quên đi “những từ khóa” và “SEO”. Chỉ nhập vào 1 đoạn mô tả ngắn gọn về trang của bạn.
Bạn chắc sẽ nhận ra rằng có rất ít/không có lượng tìm kiếm đối với đoạn mà mình đã nhập.
Nhưng đây không phải là vấn đề.
Kéo xuống phần SERP Overview. Nó sẽ cho bạn biết Top Keyword (từ khóa mang về lượng traffic organic nhiều nhất) của từng trang trong top 10.
9 trên 10 trang sẽ tiết lộ từ khóa chính phù hợp nhất cho trang của bạn.
Trong ví dụ này, nó rõ ràng là “SEO tips”.
NẾU KHÔNG CÓ TỪ NÀO TRONG TOP PHÙ HỢP? HÃY THỬ CÁCH NÀY…
Chọn “Keyword ideas” > “Also rank for” (ở bên trái menu).
Nó sẽ hiện ra rất nhiều từ khóa của các trang top 10 xếp hạng.
Chúng được lọc theo search volume, nên hãy tìm theo danh sách này cho đến khi bạn thấy 1 từ khóa hợp với content của mình.
Trong ví dụ ở đây, “SEO tips” và “SEO techniques” là 2 từ thích hợp.
Nhưng do “SEO tips” có lượng tìm kiếm cao hơn, nên chúng ta sẽ chọn nó.
Bước 2. Tìm những từ dài mở rộng của từ khóa chính
Bạn chỉ nên luôn chọn MỘT keyword chính.
Tuy nhiên, việc nhắm mục tiêu 1 hoặc 2 từ khóa đuôi dài (long-tail keyword) cũng hết sức hợp lý.
Tại sao lại thế? Bởi thời gian để rank từ khóa chính thường sẽ rất lâu. Nhưng bạn lại có khả năng lấy được lượng traffic khá nhanh từ chính những từ khóa dài kia.
Và chúng có thể thường được đặt vào trong thẻ title mà lại không tạo cảm giác nhồi nhét.
Nhưng từ khóa đuôi dài là gì? Tôi sẽ để David McSweeney giải thích:
“Long tail keyword là các truy vấn với khối lượng tìm kiếm cá nhân rất thấp, nhưng tổng cầu tìm kiếm chúng lại khá lớn. Cái tên này xuất phát từ “đuôi dài” của “đường cầu tìm kiếm” – một biểu đồ, thống kê mọi từ khóa theo search volume của chúng.”
Đây là biểu đồ mà anh đề cập:
David cũng cho biết, chúng thường có dạng dài và cụ thể hơn những từ hay được tìm kiếm. (Dù không phải lúc nào cũng thế).
Ví dụ:
- Từ khóa chính: “seo tips” (3,800 lượt/tháng);
- Từ khóa đuôi dài #1: “seo tips for beginners” (100 lượt/tháng);
- Từ khóa đuôi dài #2: “small business seo tips” (70 lượt/tháng)
Bạn đã nắm qua được về chúng rồi.
Nhưng làm thế nào để tìm ra được long tail keyword chứ?
Hãy vào Keywords Explorer và nhập từ khóa chính của bạn (ví dụ “SEO Tips”).
Sau đó chọn “Phrase match” ở thanh bên trái.
Nó sẽ hiện ra cho bạn các từ khác có chứa từ khóa chính trong đó.
CHÚ Ý BÊN LỀ. Bạn cũng có thể sử dụng báo cáo “Having same terms” để tìm thêm long tail keyword. Nó hiện ra các từ khóa tương tự khác cũng chứa từ khóa chính của chúng tôi, nhưng chúng không nhất thiết phải đi liền với nhau. Ví dụ: “SEO copywriting tips” hoặc “SEO content writing tips”.
Không phải tất cả trong số này sẽ liên quan.
Ví dụ: “youtube SEO tips” và “local SEO tips” không thích hợp với bài các mẹo SEO của chúng tôi.
Nhưng “SEO tips 2017” thì có. (Chà, dù bây giờ đang là năm 2018).
Nên chúng tôi vẫn sẽ note nó lại cùng với từ khóa chính.
Bước 3. Viết thử trước thẻ title
Bước tiếp theo của bạn là nên tạo thử thẻ title trước.
Sau đây là các quy tắc:
- Tập trung vào mô tả: Nó nên mô tả chính xác chủ đề của trang/bài viết đó và tạo được sự kỳ vọng của người đọc;
- Luôn ngắn gọn và dễ hiểu: Thẻ title đã hoàn thiện của bạn không được vượt quá 50 – 60 ký tự. Bạn sẽ thêm và sửa lại nó nhiều lần khi làm theo hướng dẫn này – nên chừa ra một ít ký tự để đề phòng.
- Chứa các từ khóa của bạn: Hãy chắc chắn có từ khóa chính của mình trong thẻ title. Và nếu có thể, hãy thêm (các) từ đuôi dài vào đó nữa.
OK; hãy bắt đầu thực hiện với danh sách 75 mẹo SEO của chúng tôi.
Một tiêu đề đơn giản như thế này sẽ rất ổn:
Nó bao gồm sự kết hợp cả từ khóa chính (“SEO tips”) và từ khóa đuôi dài (“SEO tips 2018”) của chúng tôi.
CHÚ Ý BÊN LỀ. Đúng là nó không chứa chính xác từ khóa đuôi dài của chúng tôi (ví dụ: “SEO tips 2018”). Nhưng điều này không quan trọng. Google đủ thông minh để hiểu rằng việc bao gồm “2018” chắc chắn có nghĩa là những tip ấy mới và phù hợp cho năm này. Cố để đúng “SEO tips 2018” sẽ không được hợp lý cho lắm.
Đúng, nó khá đơn giản. Nhưng đơn giản là tốt – chỉ cần đảm bảo nó mô tả đúng.
Hãy thử 1 tiêu đề khác; lần này là về bài hướng dẫn SEO đa ngôn ngữ của chúng tôi.
Khá đơn giản, đúng chứ?
Thế còn trang sản phẩm thì thế nào?
Sau đây là 1 vài tiêu đề viết thử với ví dụ về công ty in ấn bán card kinh doanh:
CHÚ Ý BÊN LỀ. Đừng sợ khi viết thử title tag. Cứ làm như vậy, rồi quyết định xem cuối cùng thì cái nào ổn hơn.
Tất cả chỉ đơn giản vậy thôi.
Hãy nhớ, cái quan trọng ở đây là phần mô tả phải đúng. Bạn không nên cố nhồi nhét nhiều từ khoá. Chỉ cần mô tả trang của bạn chuẩn và chính xác. Và chứa từ khoá chính lẫn từ khoá đuôi dài vào trong đó.
ĐỪNG SỢ KHI KHÔNG ĐỂ ĐÚNG CHÍNH XÁC TỪ KHOÁ
Việc viết khác đi 1 chút, hoặc thêm vào vài từ trong tiêu đề hoàn toàn là ổn.
Ví dụ, keyword của bạn là “best protein powder” (bột protein tốt nhất).
Như thế này sẽ vẫn đúng:
Và dùng từ đồng nghĩa cũng vô cùng hợp lý.
Google làm rất tốt trong việc suy luận mục đích của người tìm kiếm từ ngôn ngữ tự nhiên. Vì vậy, họ sẽ hiểu bạn đang nói về cái gì.
Bước 4. Nhìn vào điểm độc đáo trong content của bạn (và cho mọi người biết về nó)
Tất cả người dùng khi lên Google thì đều là đang tìm kiếm một thứ gì đó.
Nhưng nó không phải lúc nào cũng giống nhau.
Mọi người có xu hướng tìm một vài “chất lượng” nhất định trong các kết quả tìm kiếm – chính xác thì chúng là gì sẽ dựa vào chính những truy vấn đó.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tạo trang/bài viết của mình với một truy vấn/chủ đề cụ thể, thì có khả năng là có sự chồng chéo giữa “chất lượng” nội dung của bạn thể hiện và những cái mà mọi người muốn thấy.
Bạn chỉ cần làm rõ chúng cho khách truy cập tiềm năng qua thẻ tiêu đề của mình.
Sau đây là năm “chất lượng” họ thường coi trọng (và cách để làm cho chúng trở nên rõ ràng trong title tag):
- Chiều sâu/kỹ lưỡng: Người dùng rất thích các nguồn thông tin mang tính chuyên sâu, kỹ lưỡng. Đó có thể là lý do tại sao có một mối tương quan rõ ràng giữa chiều dài của nội dung và thứ hạng. Nếu bài viết của bạn có sự công phu hơn các kết quả tìm kiếm khác, đừng để nó bị mờ nhạt. Hãy lôi kéo mọi người nhấp chuột bằng cách thêm những từ/cụm từ như thế này vào thẻ tiêu đề của bạn: “ultimate” (tốt nhất, đỉnh nhất), “complete” (đầy đủ, hoàn chỉnh), “definitive” (chắc chắn), “study” (nghiên cứu), “step-by-step” (từng bước),…
- Danh sách/Số lượng: Họ thích bài viết dạng liệt kê. Chúng tôi khuyên bạn nên luôn bao gồm chữ số trong thẻ tiêu đề của mình cho các bài theo kiểu danh sách.
- Tốc độ/sự ngắn gọn: Việc quá tải thông tin thật sự là một vấn đề. Nếu nội dung của bạn ngắn gọn và đúng trọng điểm, đó sẽ là một ưu thế lớn. Hãy “bán” nội dung của bạn với các từ/cụm từ như thế này trong thẻ: “quick” (nhanh), “simple” (đơn giản), “…in X minutes” (trong X phút), “today” (hiện nay), “now” (ngay),… Và đối với trang sản phẩm, hãy thử những từ như: “free shipping” (dịch vụ vận chuyển miễn phí), “next-day delivery” (giao hàng vào ngày hôm sau – nếu bạn cung cấp dịch vụ này).
- Độ mới: Một số truy vấn (ví dụ: “SEO tips 2018”) yêu cầu kết quả hiện ra phải mới. Không ai sẽ nhấp vào một kết quả từ năm 2012 cho các truy vấn như vậy. Để truyền đạt sự mới mẻ, hãy thêm các từ/cụm từ như sau vào thẻ tiêu đề của bạn: “… in 20XX” (trong năm 20XX), “last updated Jan. 18” (Cập nhật lần cuối vào 18/1),…
- Thương hiệu: Mọi người thường sẽ nhấp vào kết quả tìm kiếm từ một thương hiệu mà họ đã biết và tin tưởng. (Chúng ta có bất kỳ số liệu thống kê nào về điều đó không? Không, nhưng nó khá rõ ràng.) Vì vậy, nếu bạn đã đủ nổi tiếng trong ngành, hãy thêm tên thương hiệu của mình vào thẻ tiêu đề.
CHÚ Ý BÊN LỀ. Đối với các web thương mại điện tử, “giá” cũng có thể được xem như là một chất lượng có giá trị. Vì vậy, nếu bạn đang cạnh tranh về giá, đừng ngại cho mọi người biết bằng cách đặt nó trong thẻ tiêu đề của mình. Dưới đây là một vài từ/cụm từ để sử dụng: “cheap” (giá rẻ), “low cost” (chi phí thấp), “bargain” (mặc cả, giá hời), “…from $xxx”,…
Nhưng bạn nên làm gì nếu trang của mình có nhiều “chất lượng”?
Điều đầu tiên, bạn không nên làm người tìm kiếm bị choáng ngợp bằng việc nhồi nhét quá nhiều ưu thế vào thẻ tiêu đề của mình. Hãy luôn giữ cho nó tự nhiên.
Sau đó, hãy nhìn vào những trang đã lên top trên SERPs. Điều này sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về mục đích tìm kiếm của người dùng. Nó cũng sẽ cho bạn biết “chất lượng” mà mọi người đánh giá cao trong kết quả.
Ví dụ: Google “best restaurants in New York” (những nhà hàng tốt nhất ở New York) và bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả như thế này:
Thực tế là, tất cả 10 kết quả hàng đầu đều là dạng “listicles” (list + article/bài viết kiểu danh sách).
Những người đang tìm kiếm truy vấn này rõ ràng đánh giá cao “số lượng” hơn trên hết.
Nhưng nếu bạn Google “cheap holidays” (kỳ nghỉ giá rẻ), bạn sẽ thấy rằng mọi người coi trọng giá hơn tất cả.
Hãy áp dụng điều này với title tag SEO tips của chúng tôi.
Thêm cụm từ “That Work in 2018” vào thẻ tiêu đề cho thấy đây là một bài mới, cập nhật nhất. Chúng tôi nói với mọi người rằng những tip này có hiệu quả vào thời điểm hiện tại.
Nhưng thẻ này cũng có một vài “chất lượng” khác:
- Độ sâu/kỹ lưỡng: 75 mẹo SEO là rất nhiều, nên nội dung này chắc chắn là đầy đủ chi tiết.
- Số lượng: Tương tự, đây là danh sách LỚN gồm tận 75 tip nên nó sẽ trông hấp dẫn hơn với những người coi trọng số lượng (hay nói cách khác, người thích bài kiểu listicle).
Nhưng điểm mấu chốt là: Phải luôn làm cho thẻ tiêu đề của bạn phù hợp với mục đích của người tìm kiếm.
Và chúng ta ít nhất thì đã xong…cho đến khi bạn bắt đầu lên top!
Nhưng sau đó thì sao?
Đây là những gì cần làm khi bạn xếp hạng trong top 10
Tôi biết bạn đang nghĩ gì…
“Tại sao chúng ta lại chưa nói về CTR? Đó là một yếu tố xếp hạng hiện nay, đúng chứ?”
Đúng, nó gần như là vậy.
Nhưng có 1 điều là: Thật vô ích khi bạn mất quá nhiều thời gian và công sức để tối ưu hóa CTR cho đến khi bạn lọt vào top 10.
Tại sao? Bởi hầu hết mọi người đều sẽ không lướt quá trang kết quả đầu tiên.
Điều này có nghĩa là số lần hiển thị để gây được ấn tượng với kết quả của bạn trên SERPs sẽ thấp – chỉ cần check Search Console.
Tuy nhiên, một khi mà bạn bắt đầu lên thứ hạng trong top 10 cho bất kỳ từ khóa đáng giá nào (nghĩa là, những từ có khối lượng tìm kiếm thực tế), hãy tập trung vào nó hơn.
Dưới đây là một số cách để tăng CTR với thẻ title:
Thu hút người đọc bằng cách thêm CẢM XÚC vào tiêu đề của bạn
Kinh ngạc. Đáng chú ý. Phép màu. Phi thường…
Đây là tất cả những từ mạnh chạm vào cảm xúc của người đọc. Đặt chúng vào title tag có thể đem lại hiệu quả cho CTR.
Nhưng trái với lời khuyên hay được áp dụng, bạn không nên chọn chúng một cách ngẫu nhiên.
Trước tiên, bạn nên trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung của chúng tôi có gì đặc biệt?
- “Nỗi đau” của những người tìm kiếm truy vấn này là gì? (và nội dung đó sẽ giải quyết chúng như thế nào?)
Chẳng hạn, hãy lấy từ “SEO tips”. (một lần nữa)
Chúng ta đã biết rằng bất cứ ai khi tìm kiếm từ này đều muốn xem danh sách các mẹo SEO. Bạn có thể biết được bởi nó là một từ số nhiều (nghĩa là: “SEO tips” – các mẹo, không phải là “SEO tip” – 1 mẹo).
Hầu hết 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu đều là các bài viết theo kiểu danh sách nên cũng khẳng định điều này càng đúng.
Những điều đặc biệt là gì?
Hãy trả lời câu hỏi trên và cố gắng hiểu hơn về chúng.
- Nội dung của chúng tôi có gì đặc biệt? – Có thể thực thi ngay được; tất cả các mẹo trong danh sách ấy đều dễ thực hiện và sẽ tạo ra được kết quả thực tế.
- “Nỗi đau” của những người tìm kiếm truy vấn này là gì? – Họ muốn các tip hữu ích. Điều này có nghĩa là cái mà họ đang tìm phải hợp thời và mới mẻ. Hơn nữa, đây cũng có vẻ là thứ mà các SEOer ở mức tầm trung sẽ tìm. Nên có lẽ họ cũng muốn thấy các tip không quá khó để thực hiện được.
Ở đây, tính thực thi dường như là giá trị độc đáo mà chúng tôi mang lại cho người đọc.
Hãy cập nhật title tag của chúng tôi:
Thêm dấu ngoặc
Dấu ngoặc đơn có thể giúp tách thẻ tiêu đề của bạn ra và cải thiện chỉ số readability.
Ví dụ: hãy để thêm nó vào thẻ mẹo SEO của chúng tôi:
Nhìn có vẻ tốt hơn chứ, bạn nghĩ sao?
Ồ, và dấu ngoặc đơn cũng có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp (CTR).
Sean Falconer từ Proven.com thêm chúng vào bài hướng dẫn này và đã thấy lượng traffic organic tăng 128%.
hình ảnh được lấy từ backlinko.com
Sử dụng “curiosity gap” (khoảng gây tò mò) để lôi kéo nhấp chuột
Đã bao giờ bạn đọc gì trên Buzzfeed hay UpWorthy chưa?
Vậy thì, bạn có thể đã quen thuộc với kỹ thuật này rồi.
Đây là một định nghĩa của nó:
“Curiosity gap là một khoảng giữa cái chúng ta biết và cái chúng ta muốn hoặc thậm chí cần biết.” – Joanna Wiebe Copyhackers
Và đây là ví dụ về nó khi được áp dụng:
Nếu, giống như tôi, bạn sẽ có suy nghĩ “Trời ơi! Cái hành động tử tế không thể tin được ấy là gì chứ!?”, vậy tức là bạn đã trải nghiệm “curiosity gap” rồi đó.
Như bạn có thể đã đoán, có một hiệu ứng tâm lý nhất định đối với kỹ thuật này – nhiều hơn cả thời gian tôi giải thích trong bài viết này.
Tôi, do đó, khuyên bạn nên đọc bài này và cả bài này nữa.
CHÚ Ý BÊN LỀ. Bài thứ hai thực sự là một phần của nghiên cứu. Nó khá nặng nhưng vẫn đáng để đọc.
Nhưng bạn phải cẩn thận với kỹ thuật ấy…bạn sẽ không muốn đi theo con đường “clickbait” đâu.
Đúng là bạn muốn mọi người nhấp vào bài viết của mình, nhưng phải có sự trung thực trong đó.
Ví dụ: đây là phiên bản title tag “SEO tips” của chúng tôi khi thêm curiosity gap:
Nếu chúng tôi bỏ qua việc thẻ tiêu đề này bị quá dài (và sẽ bị cắt bớt trong SERPs), rất có thể bạn sẽ nghĩ là:
“Ôi…Google không muốn mình biết về những mẹo SEO này? Chúng CHẮC CHẮN là hay đây! Tôi CẦN phải biết về chúng ngay!)”
Nhưng dù cho điều này có khiến mọi người click vào, thì nó cũng không phải là sự thật.
Không có tip nào trong danh sách của chúng tôi mà Google không muốn bạn biết.
Đây là một ví dụ tốt hơn:
Đây mới là đúng, nhưng nó vẫn giúp khơi gợi cảm giác tò mò (nghĩa là, “WOW, chúng ‘hiệu quả như 1 phép màu’…Tôi nghĩ tốt hơn hết là mình nên xem ngay!”)
Front-loading (Đặt từ khóa của bạn lên trước)
Front-loading chỉ có nghĩa là đặt các chi tiết quan trọng (nghĩa là từ khóa của bạn) vào đầu thẻ tiêu đề của bạn.
Dưới đây là ba lý do tại sao nên làm như thế:
- Nó thu hút sự chú ý: Những người như chúng tôi ở phương Tây đọc từ trái sang phải. Nếu bạn để trước từ khóa của mình, đây là điều đầu tiên mà bất kỳ khách truy cập tiềm năng nào cũng sẽ đọc. Nó không chỉ giúp thu hút sự chú ý của họ, mà còn khiến họ tự tin rằng trang/bài của bạn liên quan đến cái họ tìm.
- Nó có thể là một “yếu tố xếp hạng”: Trước đây, trong giới SEO đã có những suy đoán rằng việc đặt từ khóa ở đầu (hoặc gần đầu) thẻ tiêu đề có thể giúp tăng hạng. Ngay cả khi điều này đã từng đúng, nó có thể không còn như vậy nữa. Tuy nhiên, nó cũng chẳng gây hại gì.
- Nó có thể dẫn đến nhiều liên kết keyword-rich (từ khóa bạn nhắm tới) hơn: Không có gì tốt hơn là một liên kết với các từ khóa mục tiêu của bạn dưới dạng anchor text, đúng chứ? Đặt chúng ở trước sẽ giúp “định hình” cách mọi người nghĩ và tham khảo bài của bạn. Điều này có thể dẫn đến các liên kết chèn keyword-rich nhiều hơn. Hãy nghĩ: nếu thẻ tiêu đề của bạn là “SEO tips: 75 Actionable Techniques…”, thì nó chắc chắn sẽ làm tăng khả năng việc ai đó sẽ trỏ tới bạn bằng cụm từ “SEO tips” khi là 1 anchor text.
Thành thật mà nói, yếu tố quyết định quan trọng nhất của bạn ở đây sẽ là tuỳ chọn cá nhân. Tức là, bạn có nghĩ rằng thẻ tiêu đề của mình sẽ tốt hơn với một từ khóa được để trước hay không?
Đôi khi, nó lại không hữu hiệu.
Đây là một phiên bản front-load thẻ tiêu đề mẹo SEO của chúng tôi:
Bạn có thể thấy rằng chúng tôi đã phải thay đổi đi một ít để có tác dụng. Và thật sự thì, chúng tôi nghĩ rằng bản gốc tốt hơn một chút.
Nên đây là thẻ tiêu đề mà chúng tôi vẫn chọn.
Tự động tạo title tag: cách tạo thẻ CHUẨN cho (hàng loạt) các trang sản phẩm và danh mục
Nhiều trang web thương mại điện tử liệt kê hàng ngàn, đôi khi thậm chí hàng triệu sản phẩm.
Ví dụ: Amazon có 104 triệu trang trong chỉ mục Google.
Bạn có thực sự nghĩ rằng ai đó ngồi và tạo thẻ tiêu đề cho 100+ triệu các sản phẩm bằng tay không?
Không hề.
Các thẻ tiêu đề này được tạo tự động, hầu hết là bằng CMS của Amazon (hệ thống quản lý nội dung).
Amazon gần như chắc chắn là có một CMS tùy chỉnh xử lý chúng. Nhưng tin tốt là có sẵn hầu hết các CMS khác cũng đều làm được điều đó – bạn có thể chỉ cần một plugin.
Dưới đây là một vài plugin có chức năng này:
- WordPress: Yoast; có một hướng dẫn (đầy đủ với một danh sách các tùy biến bạn có thể sử dụng trong thẻ meta) tại đây. Nó rất linh hoạt.
- Joomla: Tag Meta; Tôi chưa bao giờ sử dụng riêng plugin này nhưng khi xem mô tả và đánh giá, chức năng của nó có vẻ cũng tương tự như Yoast cho WordPress.
- Magento: Theo bài này, Magento xử lý thẻ tiêu đề của các trang chuyên mục và sản phẩm khá tốt. Bạn cần nhiều chức năng hơn? Hãy thử tiện ích mở rộng này (lưu ý sử dụng: không miễn phí).
Nhưng đó là về mặt kỹ thuật, còn định dạng thẻ tiêu đề được tạo tự động nào mới tốt nhất?
Dưới đây là một vài ý tưởng cho các trang sản phẩm:
- Tiêu đề sản phẩm | Thương hiệu (ví dụ: “iPhone X | Apple”)
- Tiêu đề sản phẩm | Chuyên mục | Thương hiệu (như: “MacBook Pro | Máy tính xách tay & Notebook | Apple”)
- CTA + Tiêu đề sản phẩm | Thương hiệu (“Mua iPhone X | Apple”)
- CTA + Tiêu đề sản phẩm | ISBN/số sê-ri | Thương hiệu (“Mua iPhone X | 974-X-XX-XXXXXX‑X | Apple” – dạng này thường có tác dụng nhất với các sản phẩm khi mà mọi người có thể Google theo ISBN hoặc số sê-ri, như thiết bị nhà bếp,…)
Một vài dạng tham khảo cho trang chuyên mục:
- Chuyên mục | Thương hiệu (ví dụ: “Laptops & Notebooks | Apple”)
- CTA + Chuyên mục | Thương hiệu (“Mua Laptop & Notebook | Apple”)
Và đây là dạng khác cho trang SEO theo “local”:
- Tên Nhà hàng, Thành phố – Thị trấn | Chuyên mục | Thương hiệu (“Noma, Copenhagen – Christianshavn | Nhận xét về nhà hàng | TripAdvisor”)
- Ngành nghề trong Thành phố | CTA – Thương hiệu (ví dụ: Thợ sửa ống nước ở Sheffield – Nhận báo giá! | Gọi ngay)
Vậy là bạn đã nắm được rồi đó…
CHÚ Ý BÊN LỀ. Các dạng trên không phải là cố định duy nhất; bạn có thể kết hợp và chọn loại mà bạn muốn.
TIP: HÃY ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VỚI CÁC TRANG HOẠT ĐỘNG TỐT NHẤT
Bạn dường như không thể viết thẻ title tùy chỉnh cho hàng trăm ngàn sản phẩm.
Nhưng bạn có thể làm như vậy cho các trang có hiệu suất cao nhất của mình; rồi tác động vào chúng sau.
Cách làm:
Dán tên miền của bạn trên Site Explorer.
Vào Organic Search > Top Pages.
Nó sẽ hiện ra cho bạn những trang nhận được nhiều lượng truy cập tự nhiên nhất.
Các trang này rất đáng để tối ưu hóa thủ công thẻ tiêu đề của chúng (sử dụng các bước ở trên).
Tại sao? Bởi dù CTR hoặc thứ hạng có tăng ít thì cũng sẽ mang lại những bước nhảy đáng kể cho lượng truy cập tự nhiên.
Tại sao Google viết lại thẻ title của tôi?
Google có thói quen thỉnh thoảng viết lại thẻ tiêu đề.
Điều này có thể làm bạn nản lòng, đặc biệt là khi bạn đã dành thời gian và công sức để tạo ra các thẻ “được tối ưu hóa”.
Vậy tại sao Google lại làm như thế?
Sau đây là một vài lý do:
Google nghĩ rằng thẻ tiêu đề của bạn rất tệ
Vào năm 2016, Gary Illyes đã được hỏi về việc Google viết lại liên tục các thẻ tiêu đề. Đây là câu trả lời của anh ấy:
“Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ việc viết lại tiêu đề. Chúng tôi đã thấy vô vàn site có tiêu đề thực sự rất tệ. Rất nhiều site không có tiêu đề; những site khác lại chỉ để là “Top Page”. Trên thực tế, Google hầu như luôn viết lại các thẻ này. Chúng tôi không thể đưa ra kết quả hữu ích cho người dùng nếu không làm việc này. Các thử nghiệm cho chúng tôi thấy người dùng ưa thích tiêu đề được viết lại. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục sửa chúng.” – Gary Ilyses Google
Nói một cách đơn giản, không phải ai cũng cố để viết các thẻ tiêu đề cho cực hay và ấn tượng – điều này dẫn đến việc chúng trở nên “tồi tệ”.
Nên…Google mới viết lại chúng.
Google nghĩ rằng có một thẻ title phù hợp hơn cho một truy vấn cụ thể
Google không phải lúc nào viết lại các thẻ này; bởi nó còn phụ thuộc vào từng truy vấn nữa.
Điều này có nghĩa là Google có thể viết lại thẻ tiêu đề khi một số tìm kiếm cho X, mà không phải khi họ tìm Y.
Sau đây là những gì mà Gary Illyes đã nói về vấn đề này:
“Vì vậy, thẻ tiêu đề phụ thuộc vào truy vấn. Về cơ bản, những gì chúng tôi đang cố gắng làm là đảm bảo rằng mọi người sẽ nhấp vào kết quả. Ví dụ, chúng tôi thấy rất nhiều thẻ tiêu đề xấu [cá nhân tôi: như trang chủ] lẫn không có tiêu đề, và tôi biết chắc chắn rằng đây thực sự là một điều tốt, ngay cả khi mọi người không thích nó.” – Gary Ilykes Google
Điều này khá phổ biến.
Ví dụ, đây là những gì bạn thấy khi Google “Zappos”.
Nếu check title tag trên trang, bạn sẽ nhận ra rằng nó hơi khác một chút.
Để dễ so sánh, chúng trông sẽ thế này khi đặt cạnh nhau:
- Online Shoes, Clothing, Free Shipping and Returns | Zappos.com
- com: Online Shoes, Clothing, Free Shipping and Returns
Google đã viết lại thẻ tiêu đề để chuyển tên thương hiệu lên phía trước.
Tôi cá rằng đó là vì Google thấy bạn đang tìm kiếm một tên thương hiệu, vì vậy họ quyết định ưu tiên đưa nó lên đầu trong kết quả tìm kiếm.
Sau tất cả, nếu gõ mỗi tên Zappos, thì bạn rất có thể chỉ đang tìm website của họ mà thôi.
Do đó, việc đặt tên thương hiệu lên đầu thẻ tiêu đề sẽ có khả năng làm tăng tỷ lệ nhấp chuột hơn.
Google đang xem anchor text các inbound link của bạn để xác định chủ đề
Hầu hết các inbound link có anchor text – Google nhìn vào các liên kết đó để hiểu hơn trang/bài của bạn nói về cái gì.
Đây là những gì mà Aaseesh Marina (từ Google) đã nói vào năm 2016:
“Nếu thấy anchor text từ trang web A liên kết đến trang web B, đôi khi chúng tôi có thể chọn, tùy thuộc vào truy vấn của người dùng, đôi khi chúng tôi lại chọn anchor text liên kết từ A đến B khi là 1 tiêu đề cho kết quả tìm kiếm cụ thể đó. Một lần nữa, chúng tôi rất muốn đưa ra kết quả có ý nghĩa nhất cho người dùng. Bởi chính họ là lý do để chúng tôi cố gắng và tạo ra kết quả tốt nhất có thể. Và trong một số trường hợp nếu chúng tôi nghĩ rằng anchor text là một tiêu đề tốt và phù hợp hơn với truy vấn cụ thể đó, thì chúng tôi sẽ chọn nó.” – Aaseesh Marina Google
Tuy nhiên, Google thường sẽ chỉ chuyển sang giải pháp này nếu họ bắt buộc phải làm thế (tức là, đối với các trang được lập chỉ mục nhưng lại chặn không cho Googlebot thu thập thông tin).
Trong trường hợp này, việc nhìn vào các yếu tố bên ngoài (ví dụ: anchor text) là một trong những phương pháp duy nhất Google có thể sử dụng để viết thẻ tiêu đề tốt.
Làm cách nào tôi có thể ngăn Google viết lại thẻ tiêu đề của mình?
Bạn không thể…ít nhất thì không chắc chắn 100%.
Đây là những gì Gary Illyes đã nói:
“Chúng tôi cũng sẽ không đưa ra các cách để ngăn chặn việc viết lại hoàn toàn. Chúng tôi dự đoán chúng có thể bị lạm dụng. Ví dụ, việc nhồi từ khóa. […] Hãy gửi feedback cho chúng tôi ở cuối trang kết quả tìm kiếm nếu bạn không thích các tiêu đề viết lại.” – Gary Ilykes Google
Chúng tôi đoán rằng anh ấy đang nhắc tới nó:
Rõ ràng là, không ai trong chúng ta sẽ nhấp vào nút đó. Vì vậy, làm thế nào để bạn thực sự đấu lại được việc viết lại thẻ tiêu đề của Google?
Đây là những gì chúng tôi nghĩ:
Bạn sẽ có khả năng giữ được thẻ của mình nhất bằng cách tạo một thẻ tiêu đề tốt ngay từ lúc đầu.
Điều này có nghĩa là hãy đảm bảo rằng thẻ tiêu đề của bạn:
- Mô tả chính xác nội dung trên trang/bài của bạn;
- Giới thiệu những “chất lượng” mà mọi người muốn thấy;
- Lôi kéo nhấp chuột.
Nếu bạn có thể thực hiện tốt những điều này, thì Google còn viết lại nó để làm gì cơ chứ?
Kết luận cuối
Thẻ title không hề phức tạp; chúng chỉ cần mất một chút thời gian và nỗ lực để tạo đúng.
Tuy nhiên, chúng sẽ không bao giờ hoàn hảo 100%. Do đó, bạn nên cố gắng liên tục thử và cải thiện chúng. Nếu có đủ lượng truy cập, bạn thậm chí có thể thử tách ra xem tiêu đề nào đem lại hiệu quả tốt nhất.
(Dù đây là một chiến thuật hơi nâng cao…)
Bạn có giải pháp hay ý tưởng tuyệt vời nào khác để tạo thẻ title chuẩn không? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận nhé.
Nguồn : https://ahrefs.com/blog/title-tag-seo/
Dịch bởi : Phương Thanh
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Seo Onpage là gì? Cách tối ưu onpage seo cho website
SEO Onpage là một yếu tố quan trọng giúp website của bạn đạt thứ hạng...
Meta Description là gì? Cách viết thẻ Meta Description tối ưu
Meta Description là gì? Cách cho Meta Description vào wordpress như thế nào? Cùng tìm...
Allintitle là gì? Vai trò và cách sử dụng Allintitle hiệu quả
Allintitle chắc chắn là thuật ngữ không còn quá xa lạ với các SEOer. Đây...
Cấu trúc Silo là gì? Hướng dẫn tạo cấu trúc Silo cho website
Cấu trúc Silo được xem là chiến lược SEO vô cùng cần thiết và hiệu...
Breadcrumb là gì? Breadcrumb có vai trò gì trong SEO?
Bạn đã từng duyệt web và thấy các liên kết nhỏ chỉ đường, giúp bạn...
Canonical là gì? Cách sử dụng thẻ Canonical hiệu quả
Nếu bạn đang tìm cách cải thiện thứ hạng website và tránh các vấn đề...
Bounce rate là gì? 10 lý do khiến tỷ lệ bounce rate cao
Tỷ lệ Bounce Rate là một chỉ số quan trọng, nhưng thường bị đánh giá...
Search Intent (Mục đích tìm kiếm): “Yếu tố xếp hạng” bạn nên tối ưu
Bạn muốn thứ hạng của mình cao trên Google vào năm 2019? Hãy làm content...