Keyword Cannibalization là gì? Đây là câu hỏi của nhiều SEOer newbie khi mới bước chân vào nghề SEO. Cùng tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này và tham khảo những cách khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization dịch tiếng Việt có nghĩa là tranh chấp, xung đột từ khóa. Hiện tượng này xảy ra khi có nhiều bài viết trên website cùng được xếp hạng cho cùng một truy vấn tìm kiếm trên Google. Thông thường, Google sẽ chỉ hiển thị 1-2 kết quả từ 1 domain nhất định cho truy vấn cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một từ khóa cho hai hoặc nhiều bài viết trên website sẽ khiến Google bị rối khi xếp hạng kết quả.
Các loại Keyword Cannibalization chủ yếu
Thông thường, có 4 trường hợp cụ thể liên quan đến Keyword Cannibalization như sau:
- Trường hợp 1: Hai trang có thứ hạng cao trên SERPS. Bạn chỉ cần thay đổi Title và Meta Description nhưng không để 2 bài có thông điệp giống nhau và hãy viết nội dung hấp dẫn để lôi cuốn người đọc.
- Trường hợp 2: Trang phụ được xếp cao hơn trang chính thì dùng Google Search Console để kiểm tra lượt click chuột của trang nào cao hơn. Sau đó, quyết định có nên thay đổi các yếu tố trong SEO để thay đổi trang nhận từ khóa hay không.
- Trường hợp 3: Trang phụ có thứ hạng cao trên SERPs nhưng trang chính là không có mặt. Bạn hãy cân nhắc trước khi thay đổi Landing Page nhận từ khóa. Nếu quyết định thay đổi, hãy theo dõi từ khóa của cả 2 landing page đang ranking.
- Trường hợp 4: Cả 2 trang đều xếp ở trang 2 hoặc 3 của SERPs và không thay đổi thứ hạng trong thời gian dài. Theo đó, bạn cần thực hiện một số công việc như dùng Google Search Console để kiểm tra lượt click chuột. Sau đó quyết định xem nội dung trang nào phù hợp với người dùng hơn. Tiến hành sửa title sao cho hấp dẫn và sử dụng tính năng Redirect.
Keyword Cannibalization có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Một số hậu quả của Keyword Cannibalization đến SEO như:
- Sự tranh chấp của 2 landing page sẽ khiến cho Google không thể xác định được bài viết nào có thứ hạng cao hơn. Kết quả là có thể sẽ khiến cả 2 đều bị đánh thứ hạng thấp.
- Keyword Cannibalization vẫn xảy ra khi bạn tối ưu 2 từ khóa tương tự nhau (không giống nhau 100%) khi 2 bài viết cùng xoay quanh một vấn đề sẽ khiến cho Google khó xác định bài viết nào có thứ hạng cao hơn.
Cách phát hiện tình trạng Keyword Cannibalization
Để nhận biết tình trạng keyword cannibalization, bạn chỉ cần gõ từ khóa nghi ngờ sẽ xuất hiện nhiều kết quả trên bảng tìm kiếm Google. Theo đó, sử dụng cú pháp site:domain.com “từ khóa” sẽ giúp bạn phát hiện website có đang mắc lỗi xung đột hay không.
Cách khắc phục Keyword Cannibalization hiệu quả
3 bước khắc phục Keyword Cannibalization cụ thể như sau:
Bước 1: Thống kê các bài viết nhắm tới chung một từ khóa
Thống kê lại toàn bộ bài viết có liên quan đến từ khóa bạn nghi ngờ theo cú pháp nêu trên. Google sẽ hiển thị giúp bạn toàn bộ những trang và bài viết có liên quan đến chủ đề bạn tìm kiếm.
Bước 2: Phân tích kết quả
Truy cập Google Search Console của website → chọn Performance
Thanh Filter chọn Query rồi gõ từ khóa bạn muốn tìm kiếm
Kết quả xuất hiện các truy vấn chứa 2 từ “keyword” và “research” cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng như:
- Danh sách từ khóa mà website của bạn được hiển thị trên trang, số lần click chuột và CTR của các từ khóa đó.
- Lượt traffic mỗi trang nhận được,
Ngoài ra, bạn có thể dùng Page filter để lọc URL theo nhóm hoặc URL cụ thể. Bạn có thể nhìn vào dữ liệu của từng bài post riêng nếu muốn tìm kiếm và sửa lỗi xung đột từ khóa trên website.
Bước 3: Quyết định giữ hoặc bỏ bài viết
Bạn hãy đánh giá xem cả 2 bài viết có những thông tin trùng lặp nào có thể tổng hợp thành một bài hay không. Sau đó sử dụng 301 redirect những bài viết và trang bạn đã xóa.
Đối với những bài viết không xếp hạng cho từ khóa bạn tìm kiếm nhưng có chứa các từ khóa dài thì bạn vẫn nên giữ lại và 301 chúng đến những bài viết chính. Điều này giống như bạn thiết lập liên kết nội bộ chặt chẽ hơn.
Trên đây là khái niệm chi tiết Keyword Cannibalization là gì và một số cách phát hiện, khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...
Thẻ Alt là gì? Cách viết thẻ Alt chuẩn SEO để tăng thứ hạng
Google không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm bằng văn bản mà còn thông...
Schema Markup là gì? Một số ví dụ cụ thể về Schema Markup
Schema Markup là một thành phần trong SEO. Rất nhiều SEOer vẫn thường trăn trở...
Dịch vụ SEO Web thương mại điện tử hiệu quả, giúp tăng doanh thu
Hiện nay, các hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với...
Rich Snippets là gì? Cách áp dụng Rich Snippets cho Website
Trong SEO, có không ít thuật ngữ được dùng để chỉ ra những ảnh hưởng...