Meta Description là gì? Cách cho Meta Description vào wordpress như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này xem sao nhé.
1. Meta Description nghĩa là gì?
Meta Description là một thẻ meta trong HTML dùng để mô tả ngắn gọn nội dung của một trang web. Thẻ này thường xuất hiện dưới tiêu đề và URL trong kết quả tìm kiếm (SERP), giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung của trang và quyết định có nhấp vào liên kết hay không. Độ dài tối ưu cho một meta description thường nằm trong khoảng 155-160 ký tự để hiển thị đầy đủ và tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
Mục đích chính của meta description là thu hút người dùng, cung cấp thông tin hấp dẫn và liên quan đến nội dung trang, từ đó tăng khả năng người dùng nhấp vào liên kết. Meta description cũng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề của trang, từ đó hỗ trợ trong việc xếp hạng trang web.
2. Thẻ Meta Description có ý nghĩa quan trọng ra sao?
Thẻ Meta Description có một số ý nghĩa vô cùng quan trọng như:
- Thu hút và tăng số người tìm đến website của mình.
- Giúp tối ưu công cụ tìm kiếm giúp google hiểu khái quát về các nội dung trang.
- Tối ưu hóa những trài nghiệm từ người dùng.
Meta Description giúp tạo ấn tượng đầu tiên với người dùng khi họ tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm. Một mô tả hấp dẫn có thể khiến người dùng nhấp vào liên kết đến trang web của bạn thay vì các trang khác, từ đó tăng lượng truy cập.
Thẻ Meta Description cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm một cái nhìn tổng quát về nội dung của trang. Điều này giúp cải thiện khả năng xếp hạng của trang trong kết quả tìm kiếm, đặc biệt khi từ khóa chính xuất hiện trong mô tả.
Một meta description chính xác và liên quan giúp người dùng dễ dàng nhận biết nội dung của trang, từ đó tạo ra trải nghiệm tích cực hơn khi họ truy cập vào website. Nếu nội dung trên trang phù hợp với mô tả, người dùng sẽ có xu hướng ở lại lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát (bounce rate).
Thẻ Meta Description có thể bao gồm các lời kêu gọi hành động (CTA) như “Tìm hiểu thêm” hoặc “Đăng ký ngay”, khuyến khích người dùng thực hiện các hành động mong muốn trên trang web.
Mỗi trang cần có một meta description riêng biệt để tránh trùng lặp và đảm bảo rằng thông điệp truyền tải là rõ ràng và chính xác, từ đó nâng cao độ tin cậy của website.
3. Hướng dẫn cách thêm thẻ Meta Description trong wordpress
Cách thêm thẻ Meta Description như sau:
Cách 1: Thêm ở Tab Seo
Dưới thanh Tab seo bao giờ cũng có mục trống để bạn điền đầy đủ thông tin vào.
Cách 2: Thêm thẻ Meta bằng Plugin Yoast Seo
– Chọn 1 trang có sẵn hoặc bạn tự mình tạo ra bài viết mới.
– Tiến hành chỉnh Yoast Seo
– Viết dòng mô tả sao cho hay, hợp lý nhất.
– Tiến hành lưu và xuất bản.
4. Chia sẻ cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO cực hay, hấp dẫn
Các cách để viết thẻ Meta Description thêm hấp dẫn là:
– Độ dài thẻ Meta tối đa chỉ 150 ký tự
– Tạo thẻ Meta Description chuẩn unique
– Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút người dùng
– Tận dụng tối đa các thẻ tiêu đề Meta
– Làm nổi bật sự ấn tượng về thương hiệu
– Gắn lời kêu gọi hành động phù hợp
– Thẻ Meta Description phải chứa từ khóa chính
– Hiển thị được thông số kỹ thuật
– Chứa nội dung phải liên quan đến bài viết
– Tuyệt đối không dùng ngoặc kép trong thẻ Meta Description
– Nên dùng Rich Snippets
– Chứa một số thông tin bạn đang thực hiện
– Gắn thêm các ưu đãi dặc biệt
– Luôn không ngừng sáng tạo
– Xem lại Meta Description kỹ càng trước khi đăng
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Meta Description là gì? Mẹo viết Description hấp dẫn, cuốn hút. Mong rằng, bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Seo Onpage là gì? Cách tối ưu onpage seo cho website
SEO Onpage là một yếu tố quan trọng giúp website của bạn đạt thứ hạng...
Allintitle là gì? Vai trò và cách sử dụng Allintitle hiệu quả
Allintitle chắc chắn là thuật ngữ không còn quá xa lạ với các SEOer. Đây...
Cấu trúc Silo là gì? Hướng dẫn tạo cấu trúc Silo cho website
Cấu trúc Silo được xem là chiến lược SEO vô cùng cần thiết và hiệu...
Breadcrumb là gì? Breadcrumb có vai trò gì trong SEO?
Bạn đã từng duyệt web và thấy các liên kết nhỏ chỉ đường, giúp bạn...
Canonical là gì? Cách sử dụng thẻ Canonical hiệu quả
Nếu bạn đang tìm cách cải thiện thứ hạng website và tránh các vấn đề...
Cách tạo thẻ tiêu đề (title) chuẩn SEO cho website
Thẻ tiêu đề (title) không chỉ là yếu tố đầu tiên mà người dùng nhìn...
Bounce rate là gì? 10 lý do khiến tỷ lệ bounce rate cao
Tỷ lệ Bounce Rate là một chỉ số quan trọng, nhưng thường bị đánh giá...
Search Intent (Mục đích tìm kiếm): “Yếu tố xếp hạng” bạn nên tối ưu
Bạn muốn thứ hạng của mình cao trên Google vào năm 2019? Hãy làm content...