Bounce Rate website là gì ? Cách giảm tỷ lệ Bounce Rate thoát trang hiệu quả

Tỷ lệ Bounce Rate là một chỉ số quan trọng, nhưng thường bị đánh giá thấp khi phân tích hiệu quả của website. Nó phản ánh mức độ tương tác của người dùng và có thể cho biết liệu trang web của bạn có thực sự thu hút và giữ chân người truy cập hay không. Nhưng làm thế nào để hiểu rõ tỷ lệ Bounce Rate, và quan trọng hơn, làm thế nào để giảm nó? Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích sâu về khái niệm Bounce Rate, tại sao nó lại quan trọng trong SEO và trải nghiệm người dùng, đồng thời cung cấp các chiến lược hiệu quả để tối ưu tỷ lệ này. Bạn sẽ khám phá cách cải thiện nội dung, thiết kế, và điều hướng website để giữ chân khách hàng lâu hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hãy tiếp tục đọc để nắm vững các chiến thuật giảm Bounce Rate, giúp website của bạn hoạt động tốt hơn và mang lại giá trị tối ưu!

Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất
Cũng như bao công ty dịch vụ SEO khác, SeoViet.vn ngoài việc làm SEO cho khách hàng thì chúng tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức cho mọi người. Các bạn có thể theo dõi các bài viết hay về kiến thức SEO tại Website.

Bounce Rate Website là gì ?

Bounce Rate (tỷ lệ thoát) là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm người truy cập rời khỏi trang web ngay sau khi chỉ xem một trang duy nhất, mà không tiếp tục tương tác với các trang khác trên cùng website. Nói cách khác, đây là tỷ lệ người dùng truy cập trang web nhưng không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào như nhấp vào liên kết khác, điền vào biểu mẫu, hoặc tiếp tục điều hướng sang các trang khác của website.

Theo Wikipedia.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate như thế nào ?

Tỷ lệ thoát trang không phụ thuộc vào người dùng ở lại trang đó trong vòng bao lâu. Mà nó được tính theo công thức dưới đây.
Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất

Rb: Tỷ lệ thoát trang
Tv: Tổng số khách truy cập chỉ xem một trang
Te: Tổng số trang được xem.

Ý nghĩa của bounce rate:

  • Tỷ lệ cao: Có thể cho thấy trang không hấp dẫn, nội dung không liên quan đến nhu cầu người dùng, hoặc trải nghiệm người dùng không tốt (ví dụ: tốc độ tải trang chậm, giao diện không thân thiện).
  • Tỷ lệ thấp: Cho thấy người dùng có xu hướng tương tác nhiều hơn với trang web, họ có thể tìm thấy thông tin hữu ích và tiếp tục duyệt qua các trang khác.

Cách tối ưu:

  • Cải thiện tốc độ tải trang.
  • Tạo nội dung chất lượng, phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng, đặc biệt trên các thiết bị di động.

Tỷ lệ thoát là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của trang web và nên được theo dõi chặt chẽ trong chiến lược SEO.

Hành động gì của người dùng được tính là thoát trang ?

Trước khi nghĩ đến chuyện làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát, bạn cần phải biết  những hành vi như nào bị xem là thoát trang.

  • Nhấp vào liên kết đến một trang trên một trang web khác
  • Đóng cửa sổ hoặc tab đang mở
  • Nhập một URL mới trên thanh trình duyệt.
  • Nhấp vào nút “Quay lại” để rời khỏi trang web
  • Thời gian chờ của phiên quá cao, không thể tải trang.

10 lý do khiến tỷ lệ bounce rate cao nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục.

1. Trang tải chậm

Tốc độ tải trang là một phần của thuật toán xếp hạng của Google. Vì vậy, một web site SEO tốt cần được tập trung cải thiện tỷ lệ tải trang nhanh.Google muốn ưu tiên những nội dung cung cấp được trải nghiệm tích cực cho người dùng. Và họ nhận ra một trang web có thời gian tải trang chậm thì đem đến trải nghiệm xấu cho user.

Nếu trang của bạn mất nhiều thời gian để load thì khách truy cập sẽ cảm thấy chán nản hoặc thậm chi bực mình và thoát ngay ra.

“Theo đó, tốc load trang tối ưu là khoảng 3s hoặc thấp hơn”

Việc tối ưu tốc độ tải trang có thể mất khá nhiều thời gian tìm hiểu và cải thiện để có được kết quả tốt nhất. Nhưng bạn sẽ thấy tiến triển ngay tức thì khi cải thiện từng yếu tố nhỏ trong việc khắc phục vấn đề.

Để có thể kiểm tra tốc độ tải trang của trang web, bạn có thể sử dụng các công cụ sau:

  • Google Pagespeed Insights
  • Pingdom
  • GTmetrix

Tất cả các công cụ trên sẽ hiển thị các vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ tải trang mà trang web đang gặp phải và đề xuất cách cải thiện.

trang-tai-cham

Kiểm tra với google pagespeed insights

2. Nội dung trang web đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm kiếm

Trong trường hợp này, người dùng có thể đã tìm được mọi thông tin cần thiết mà họ đang tìm kiếm ngay trên trang web của bạn.

Nếu đúng là như vậy thì bạn đã đạt được mục đích mà mọi marketer, seoer mong muốn. Tạo ra nội dung có giá trị cao và có thể đáp ứng tất cả nhu cầu tìm kiếm của người dùng trong 1 bài viết.

Hoặc trường hợp thứ hai đó là một trang web chỉ yêu cầu người dùng hoàn thành một biểu mẫu, phiếu khảo sát ngắn.

Những trường hợp trên, người dùng cũng sẽ thoát ra ngay với 1 trang web.

Vậy để xác định được tỷ lệ thoát phiên có phải là hoàn toàn xấu hay không, bạn cần xem thêm hai chỉ số khác time on site – thời gian người dùng dành cho trang web đó và thời lượng phiên trung bình trong Google Analytics.

Nếu người dùng dành vài phút trên trang thì đó sẽ là tín hiệu tích cực. Google sẽ hiểu rằng nội dung trang đó có liên quan đến truy vấn của người dùng, do vậy họ dành nhiều thời gian để đọc bài viết.

Nếu người dùng dành ít hơn 1 phút trên trang thì có thể trường hợp là trang landing page được tối ưu hoá để người dụng chuyển đổi CTA. 

Còn nếu là bài viết tin tức thì đó là tín hiệu xấu. Bạn cần xem lại nội dung trên đó và tối ưu lại để phù hợp với nhu cầu tìm kiếm với truy vấn.

3. Một số trang web có tỷ lệ thoát cao khiến Bounce rate chung bị tăng lên

Như đã đề cập ở phần trên, tỷ lệ thoát chung là tổng hợp của tất cả các trang web con trên 1 website.

Có thể một vài trang web có đóng góp chênh lệch vào tỷ lệ thoát phiên chung.

Google hoàn toàn có thể nhận biết được sự khác biệt này.

Vì vậy, nếu trên website của bạn có các landing page với mục đích chuyển đối CTA và được tối ưu tốt nên người dùng có thể thoát ra nhanh chóng sau khi thực hiện thao tác. Nhưng những trang tin tức, bài viết với nội dung dài hơn mà có tỷ lệ thoát thấp thì bạn không cần lo lắng.

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định liệu tỷ lệ thoát chung có phải bị ảnh hưởng bởi các trang tin tức, bài viết có nội dung không hiệu quả và khiến người dùng thoát ra hay không.

Mở Google Analytics >> Hành vi >> Nội dung trang web >> Tất cả các trang >> Sắp xếp theo tỷ lệ thoát.

Bounce-rate-cao

Bằng cách này, bạn sẽ xác định được những trang có tỷ lệ thoát cao nhất và tìm nguyên nhân hay lý do.

4. Thẻ tiêu đề không phù hợp hoặc thẻ mô tả không phù hợp với nội dung

Hãy đặt ra câu hỏi: Liệu nội dung trên trang của bạn có phù hợp/khớp với nội dung trên thẻ tiêu đề hay thẻ mô tả không?

Nếu không thì người dùng khi truy cập vào đường link sẽ thấy rằng nội dung của bạn chẳng liên quan gì đến nhu cầu mà họ muốn tìm được tóm tắt trên tiêu đề đó. Và vì vậy, người dùng sẽ thoát ra ngay lập tức.

Cho dù bạn đang vô tình hay cố tình spam nội dung bằng và chỉ tối ưu từ khoá đó trên tiêu đề và thẻ mô tả thì nó cũng thật tồi tệ.

May mắn thay, vấn đề này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách xem lại và cải thiện nội dung trong bài viết cho phù hợp với tiêu đề để giải quyết các truy vấn tìm kiếm mà bạn thực sự muốn khách hàng truy cập.

5. Trang trống hoặc lỗi kỹ thuật

Nếu bạn thấy rằng tỷ lệ thoát của một trang là cực cao và thời gian ở lại trên trang chỉ một vài giây thì khả năng trang của bạn đã bị lỗi kỹ thuật hoặc trang trống (trả về kết quả lỗi 404) không có nội dung.

Lúc này bạn cần kiểm tra trang của bạn trên các trình duyệt và đa số người dùng sử dụng như Chrome, Safari,.. trên các thiết bị khác nhau như: Desktop, mobile, tablet để xác định xem liệu có phải trang bị lỗi do không tương thích trên nền tảng hay không và khắc phục.

Bạn cũng có thể kiểm tra trên Google search console, vào mục “Độ bao phủ” – Coverage để tìm hiểu lõi mà Google xác nhận và sau đó chọn khắc phục.

loi-ky-thuat-google-search-console

6. Liên kết xấu từ các trang web khác

Có thể bạn tối ưu mọi thứ trên bài viết và website của bạn một cách hoàn hảo để bounce rate có thể thấp nhất kể cả từ organic traffic hay paid traffic. Nhưng người dùng từ nguồn referral vẫn khiến tỷ lệ thoát trên trang đó cao.

Vậy nguyên nhân sẽ đến từ website dẫn link về trang của bạn (backlink).

Có thể do backlink về trang của bạn không đúng ngữ cảnh gây hiểu nhầm về nội dung hoặc do anchor text đặt sai.

Có thể do người xuất bản bài viết có chưa backlink không cẩn thận hoặc vô tình copy phần văn bản có chưa link mà không chỉnh sửa.

Trường hợp xấu nhất là do đối thủ hoặc một người nào đó cố tình chơi xấu bạn bằng các liên kết trỏ về không liên quan hoặc thậm chí là backlink từ những web đen,…

Bạn có thể liên hệ tác giả chỉnh sửa lại trong trường hợp họ vô ý làm sai. Còn đối với trường hợp bị chơi xấu thì cách tốt nhất là bạn gửi tệp từ chối trên Google Search console.

7. Trang đích liên kết (affiliate) hoặc website có 1 trang

Nếu bạn làm affiliate trên blog của mình, thì chắc hẳn mục đích cuối cùng sẽ là điều hướng người dùng nhấn vào link out để chuyển tới trang bán hàng mà bạn hợp tác.

Trong trường hợp này, tỷ lệ thoát cao sẽ là phù hợp và đúng với mục đích của bài viết.

Một trường hợp tương tự là website chỉ có 1 trang web, đó là các landing page. Ví dụ như những landing page để download ebook, báo giá hoặc đăng ký khoá học,…

Đối với những website hình thức như trên thì tỷ lệ thoát rất cao do người dùng không còn lựa chọn nào khác.

Hãy chú ý rằng, Google đều biết rõ mục đích của một trang web. Nếu trang đó phục vụ tốt mục đích của người dùng mặc dù truy vấn được trả lại trong thời gian ngắn.

8. Chất lượng thấp hoặc nội dung được tối ưu hoá

Người truy cập nhanh chóng trả lại truy vấn từ trang web của bạn đơn giản bởi vì nội dung kém chất lượng.

Trường hợp này cũng khá phổ biến, bởi ngày càng nhiều website xuất hiện, những người xuất bản nội dung có thể không phải là chuyên gia hoặc có hiểu biết về vấn đề hoặc về nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

  • Nội dung kém chất lượng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:
  • Nội dung không đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Nội dung không được trình bày đẹp mắt (đoạn quá dài, cầu quá dài,…)
  • Sai chính tả
  • Hình ảnh xấu mặc dù nội dung tốt

Vấn đề này liên quan đến khả năng của những content web. Chính vì vậy bạn cần tìm một content web thực sự tốt nếu cả website của bạn đều gặp phải vấn đề này.

Hoặc nếu chỉ bị ở một số bài thì bạn nên vào từng bài một và tối ưu lại nội dung sao cho phù hợp.

9. Trải nghiệm trang web tồi

Một trang web mà khi vừa truy cập vào bạn gặp ngày hàng loạt những pop-up, form đăng ký, banner quảng cáo nhấp nháy xuất hiện trên trang web thì liệu bạn có tiếp tục đọc tiếp nội dung hay kiên nhẫn kéo đến cuối hay không?

Việc làm dụng quá nhiều những yếu tố như trên khiến cho người dùng dễ cảm thấy bị gián đoạn và bực mình.

Yếu tố chuyển đổi là cần thiết cho nội dung nhưng cần kết hợp nó một cách hài hoà.

Trường hợp một website khó sử dụng, giao diện không thân thiện cũng khiến cho trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng xấu rất nhiều.

Khi bạn muốn tìm một mục nào đó trên website mà phải mất nhiều thời gian để lần mò thì chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán và thoát ra khỏi trang web.

Còn nhiều vấn đề khác về trải nghiệm trên website mà bạn cần lưu ý nếu muốn giảm tối đa bounce rate.

10. Trang không thân thiện với thiết bị di động

Mặc dù chúng ta biết rằng website thân thiện với di động là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là trong thời kỳ mà các thiết bị di động đặc biệt là smartphone đang lên ngôi.

Nhưng thực tế, theo một khảo sát đầu năm 2018, có đến ¼ số website hàng đầu không thân thiện với thiết bị di động.

Có còn chưa kể đến hàng trăm nhìn website khác có ít hoặc chưa có tên tuổi.

Ở Việt Nam, có lẽ những website thực sự đạt chuẩn mobile-friendly cũng không nhiều.

Các trang web không được tối ưu trên thiết bị di động thường trông không đẹp trên mobile và tốc độ tải trang cũng chậm hơn trên thiết bị này.

Đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao.

Ngay cả khi website của bạn đã được thiết kế responsive (co dãn nội dung) với bạn mobile thì thực tế rằng trang web khi đọc trên smartphone cũng chưa được thân thiện.

Ví dụ khi nội dung tương thích với smartphone, nó sẽ bị ép cho vừa kích thường màn hình nhỏ. Chính vì vậy dọng thông tin quan trọng có thể bị đẩy xuống dưới, và người dùng có thể phải cuộn trang vài lần mới thấy được.

Bầy giờ nếu một trang web của bạn có tỷ lệ thoát phiên cao mà không gặp vấn đề gì về nội dung, onpage,… thì bạn hãy nghĩ ngay đến việc truy cập nội dung đó bằng thiết bị di động và quan sát trải nghiệm trên đó.

Bạn cũng có thể xác định được mức độ thân thiện với di động của trang web bằng cách test trên công cụ kiểm tra web miễn phí của Google là Test My Site Tool.

Cách giảm tỷ lệ Bounce Rate thoát trang hiệu quả nhất

Bounce Rate cao rất nguy hiểm, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quy trình SEO từ khoá của bạn. Vậy ngoài việc xây dựng nội dung chất lượng thì có những giải pháp nào để giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả mà lại an toàn, không vi phạm nguyên tắc của Google ?.

Tăng tốc độ tải trang

Đây là vấn đề mà SeoViet khuyến khích mọi người cần thay đổi đầu tiên. Bởi người dùng họ ghét sự chờ đợi, mất quá nhiều thời gian để trang web của bạn được tải xong hoàn toàn.

Thay vì chờ 10s, 20s để web bạn tải xong thì họ sẽ đóng trang hoặc nhấn nút quay lại kết quả tìm kiếm Google rồi vào trang khác.

Bạn khẳng định nội dung bài viết hay, chất lượng ? Nhưng người dùng họ không đọc được vì trang tải lâu thì đâu còn ý nghĩa gì nữa ?.

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting, VPS chất lượng, uy tín. Kiểm tra tốc độ mạng, các chỉ số của gói mà bạn sẽ đăng ký.

Tối ưu giao diện trang web

Một trang web chất lượng không chỉ dừng lại ở giao diện đẹp hay nhiều chức năng hay không. Mà cấu trúc code có chuẩn SEO hay không, dung lượng code web có nặng hay không. Bởi kể cả bạn mua gói hosting đắt tiền nhưng code web có vấn đề thì sẽ chẳng thay đổi được gì đâu.

Bounce Rate là gì ? Bật mí cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả nhất
Giao diện Website SeoViet.vn

Tất nhiên, giao diện đẹp, hỗ trợ nhiều tính năng cho người dùng là rất cần thiết. Đừng tạo ra một trang web sơ sài, bố cục lộn xộn, rối mắt. Mọi cố gắng trong việc làm SEO của bạn sẽ không đi về đâu trang web được thiết kế theo phong cách những năng 199x đâu.

Tạo ra nội dung chất lượng

Khi web bạn đã chạy nhanh, giao diện đẹp, tối ưu thì người dùng sẽ bắt đầu đọc nội dung. Tuỳ vào lĩnh vực nội dung theo hướng dịch vụ, sản phẩm hay thông tin, tin tức sẽ có cách viết khác nhau.

Trong khuôn khổ bài viết này, SeoViet không đề cập tới việc xây dựng nội dung chất lượng như nào. Chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác tới đây.

Xây dựng liên kết nội bộ

Liên kết nộ bộ hay còn được gọi là Internal links là một phần rất quan trọng. Nếu như việc xây dựng backlink bên ngoài là để quảng bá, giới thiệu web mình trên web khác, thì liên kết nội bộ sẽ kết nối các bài viết, trang chủ, chuyên mục trong website vững chắc hơn.

Trong một bài viết, chúng ta không thể đề cập tới toàn bộ những gì được viết ra. Liên kết nội bộ có mục đích làm kết nối,, mở rộng thông tin cung cấp cho người dùng.

Ví dụ như đợt rồi Google ngừng hỗ trợ submit url công khai, SeoViet có viết bài hướng dẫn để các bạn tham khảo.

Cài đặt mở tab mới cho những liên kết bên ngoài

Chúng tôi nhận thấy nhiều web họ không cài đặt mở tab mới khi nhấn vào link ngoài. Điều này vô tình sẽ làm cho tỷ lệ thoát trang ngày một tăng cao.

Thêm code: target=”_blank” khi chèn link liên kết bên ngoài trang.

Trang web thân thiện với các thiết bị di động

Ngày nay, xu hướng dùng di động để truy cập website ngày càng cao. Thế nên, nếu website bạn không tối ưu, thân thiện với mobile thì người dùng sẽ thoát ra ngay lập tức.

Một số cách khác để giảm Bounce Rate cho Website

Ngoài những cách trên, SeoViet.vn chia sẻ cho bạn một số giải pháp khác cũng hay được áp dụng để giảm tỷ lệ thoát trang.

  • Hạn chế quảng cáo xuất hiện, tối ưu các vị trí quảng cáo không gấy khó chịu cho người dùng.
  • Không kêu gọi hành động nào đép ép người dùng phải thực hiện.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới lên Website.
  • Bạn cần lên kế hoạch chuẩn ngay từ khâu phân tích từ khoá. Chưa biết cách nghiên cứu từ khoá. Chọn sai từ khoá, sai đối tượng vào trang sẽ khiến tỷ lệ thoát cao.

Lời kết

Qua nội dung bài viết này thì bạn đã biết được Bounce Rate là gì. Ngoài những cách giảm tỷ lệ thoát trang được liệt kê, bạn còn giải pháp nào khác hay và hiệu quả hay không ? Chia sẻ kinh nghiệm đó cho mọi người để chúng ta cùng hoàn thiện quy trình SEO mỗi ngày nhé.