Google Maps là dịch vụ bản đồ trực tuyến do Google phát triển, giúp người dùng tìm đường, xác định vị trí và khám phá các địa điểm nhanh chóng. Đặc biệt ngày nay, Google Maps còn được tích hợp vào website, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về Google Maps là gì cũng như cách tích hợp Google Maps vào trang web, mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Google Maps là gì?
Đây là một dịch vụ bản đồ số do Google phát triển nhằm thay thế bản đồ giấy truyền thống trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay. Nó cho phép người dùng tìm kiếm địa điểm, chỉ đường và khám phá các vị trí trên toàn cầu. Với giao diện trực quan và dễ sử dụng, Google Maps không chỉ giúp xác định vị trí của người dùng mà còn cung cấp thông tin về các dịch vụ xung quanh như nhà hàng, cửa hàng, trạm xăng, và nhiều địa điểm khác.
Google Maps sử dụng công nghệ GPS và dữ liệu bản đồ chính xác để cung cấp lộ trình di chuyển hiệu quả. Ngoài tính năng chỉ đường, Google Maps còn tích hợp nhiều công cụ khác như hình ảnh vệ tinh, chế độ xem 3D và Google Street View, giúp người dùng có cái nhìn trực quan hơn về các địa điểm mình muốn đến.
Không chỉ dừng lại ở vai trò của một công cụ tìm kiếm đường đi, Google Maps còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được xu hướng sử dụng Google Maps của người dùng và đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh online trên nền tảng ứng dụng này. Phổ biến nhất là việc tích hợp Google Maps vào website để giúp khách hàng dễ dàng tìm đến địa chỉ mua hàng.
Hướng dẫn sử dụng các tính năng trong Google Maps
Sau khi hiểu rõ Google Maps là gì, bạn cần nắm được các tính năng của Google Maps và cách sử dụng các tính năng này một cách hiệu quả.
Tìm kiếm vị trí, địa điểm trên Google Maps
Tính năng tìm kiếm trên Google Maps cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm bất kỳ địa điểm nào trên bản đồ, từ các thành phố, đường phố, đến các cửa hàng, nhà hàng, bệnh viện, hay các điểm du lịch nổi tiếng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
Bước 1: Truy cập vào website Google Maps hoặc ứng dụng Google Maps trên điện thoại di động.
Bước 2: Nhập tên địa chỉ, vị trí cần tìm kiếm.
Bước 3: Bấm vào biểu tượng Tìm kiếm hoặc bấm Enter.
Bước 4: Lúc này bạn có thể quan sát màn hình ứng dụng sẽ hiển thị các ghim nhỏ màu đỏ hoặc dấu chấm màu đỏ. Đây chính là kết quả tìm kiếm dành cho bạn.
Bước 5: Để nhận thêm các thông tin về kết quả địa điểm vừa tìm thấy, bạn bấm vào ghim có màu đỏ ở trên bản đồ và lựa chọn các mục:
- Tổng quan: Xem địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc…
- Đánh giá: Xem xếp hạng và những bài đánh giá địa điểm
- Hình ảnh: Xem các hình ảnh chụp lại địa điểm
- Lưu địa điểm: Bạn có thể lưu địa điểm này vào những danh sách nổi bật, yêu thích… để có thể tìm thấy nhanh chóng ở các lần tìm kiếm tiếp theo.
- Chỉ đường: Xem tuyến đường và chỉ dẫn của phương tiện, hướng đi phù hợp nhất từ vị trí của bạn đi đến địa điểm vừa tìm kiếm.
Xem thông tin và Chỉ dẫn Đường đi
Tính năng này giúp bạn tìm kiếm thông tin về địa điểm và hướng dẫn cách chỉ dẫn đường đi xe đến địa điểm mà bạn tìm kiếm. Để sử dụng tính năng này, bạn thực hiện theo các bước:
Bước 1: Truy cập vào GoogleMaps trên máy tính hoặc mở ứng dụng Google Maps trên điện thoại.
Bước 2: Bấm vào biểu tượng Đường đi trên màn hình, sau đó Nhập vị trí của bạn và Địa điểm cần đến.
Bước 3: Bấm vào các biểu tượng phương tiện di chuyển theo nhu cầu của bạn. Gồm: Lựa chọn các phương tiện di chuyển theo nhu cầu của bạn bằng cách nhấp Ô tô, xe máy, phương tiện công cộng, đi bộ, gọi xe hay hoặc máy bay.
Sau đó, ứng dụng sẽ trả kết quả với các thông tin:
- Khoảng cách ước lượng giữa vị trí của bạn và điểm cần đến (km)
- Thời gian ước lượng khi bạn di chuyển từ Vị trí hiện tại đến Địa điểm cần đến bằng phương tiện mà bạn đã lựa chọn.
- Hướng dẫn cách di chuyển chi tiết theo từng chặng.
- Chỉ dẫn di chuyển tự động.
Theo dõi Tình hình giao thông, bản đồ vệ tinh
Google Maps cung cấp thông tin giao thông thời gian thực, giúp bạn cập nhật tình hình tắc nghẽn hoặc các sự cố giao thông trên đường. Ngoài ra, chế độ bản đồ vệ tinh cho phép bạn xem bản đồ với hình ảnh vệ tinh chi tiết. Dưới đây là cách sử dụng tính năng này:
- Trên máy tính: Truy cập vào Google Maps ở trên máy tính, sau đó bấm vào biểu tượng Trình đơn (3 dấu gạch ngang nằm phía bên phải trên cùng) để kiểm tra.
- Trên điện thoại: Mở ứng dụng Google Maps, sau đó bấm vào biểu tượng Lớp ở phía bên phải trên cùng.
Tiếp đến lựa chọn chế độ bản đồ mà bạn muốn xem:
- Bản đồ: Chế độ xem bản đồ Google Maps thông thường.
- Vệ tinh: Chế độ xem Google Maps khi nhìn từ phía trên cao, hiển thị những vật và các tòa nhà riêng lẻ chi tiết.
- Địa hình: Chế độ xem này sẽ giúp hiển thị các vị trí núi, hồ và những đặc điểm phong cảnh khác chi tiết hơn.
Để xem tình trạng giao thông trên tuyến đường mà bạn di chuyển thì bạn chỉ cần bấm vào mục “Giao thông”. Lúc này, bạn có thể quan sát được mức độ đông đúc trên đường đi, nhận biết được đoạn đường nào đang bị tắc nghẽn, đoạn đường nào thoogn thoáng để lựa chọn hướng di chuyển phù hợp. Sau khi lựa chọn, bản đồ sẽ hiển thị các đoạn đường được đánh dấu bằng những dải màu sắc khác nhau. Bao gồm:
- Màu xanh lá cây: Không tồn tại trở ngại giao thông.
- Màu cam: Lượng phương tiện giao thông mức độ trung bình.
- Màu đỏ: Có trở ngại giao thông. Màu đỏ càng đậm thì tốc độ giao thông trên đường càng chậm.
- Đường màu xám hoặc là xanh dương: Cho biết tuyến đường của bạn.
Chế độ Street View – xem phố 360 độ
Google Maps là gì? Có những tính năng nào? Một trong những tính năng nổi bật của ứng dụng này là chế độ Street View xem phố 360 độ. Tính năng này cho phép bạn khám phá các địa danh trên Google Maps với trải nghiệm thực tế ảo chân thực, sinh động. Tuy nhiên, các hình ảnh 360 độ trong chế độ này được ghi lại tại một thời điểm bất kỳ trong quá khứ, không phải là những hình ảnh được cập nhật mới nhất.
Để trải nghiệm tính năng Street View xem phố 360 độ bạn có thể thực hiện một trong các cách:
Cách 1: Truy cập Google Maps ở máy tính, sau đó chọn biểu tượng 3 dấu gạch ngang rồi chọn “Chế độ xem phố”. Lúc này màn hình bản đồ sẽ hiển thị các dấu chấm tròn màu xanh. Bạn hãy nhấp vào chấm tròn tại các khu vực mà bạn muốn xem Chế độ phố 360 độ.
Cách 2: Truy cập vào Google Maps trên máy tính, ở góc dưới cùng bên phải bấm vào biểu tượng Người hình mắc áo màu vàng. Sau đó kéo Người hình mắc áo đến vị trí bạn muốn khám phá rồi nhả chuột để thả Người hình mắc áo lên những chấm màu xanh dương, đường kẻ màu xanh dương hoặc là chấm màu cam trên bản đồ.
Cách 3: Mở ứng dụng Google Maps trên điện thoại rồi bấm vào biểu tượng Lớp ở bên phải trên cùng. Tiếp đến chọn “Chế độ xem phố” rồi bấm vào các dấu chấm tròn màu xanh dương để khám phá.
Chia sẻ vị trí của bạn
Tính năng chia sẻ vị trí của Google Maps giúp bạn dễ dàng gửi thông tin về vị trí của mình cho bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn người khác biết bạn đang ở đâu hoặc cần hỗ trợ. Dưới đây là hướng dẫn cách thực hiện:
Bước 1: Trên điện thoại smartphone chọn Cài đặt -> Ứng dụng Google Maps -> Vị trí -> Chọn “Luôn luôn”.
Bước 2: Mở ứng dụng Google Maps, sau đó đăng nhập tài khoản Google của bạn.
Bước 3: Nhấn vào ảnh hồ sơ của bạn trên app Google Maps -> Chọn “Chia sẻ vị trí”. Bạn có thể chọn người nhận định vị trong danh bạ hoặc danh sách hồ sơ gmail. Hoặc bạn cũng có thể sao chép đường dẫn liên kết Chia sẻ vị trí của bạn và gửi liên kết này cho bạn bè, người thân.
Thêm địa chỉ nhà và nơi làm việc
Ứng dụng Google Maps cho phép bạn có thể lưu những địa điểm cố định giúp tiết kiệm thời gian khi sử dụng bản đồ. Theo đó, trên bạn đồ bạn có thể lưu lại địa chỉ cơ quan, địa chỉ nhà riêng… với các thao tác đơn giản sau:
- Trên máy tính: Truy cập ứng dụng Google Maps rồi nhấp vào biểu tượng Trình đơn -> chọn địa điểm của bạn -> Đã gắn nhãn -> Chọn Nhà Riêng hoặc Cơ quan -> Nhập địa chỉ rồi bấm Lưu.
- Trên điện thoại: Truy cập ứng dụng Google Maps, chọn biểu tượng Đã lưu -> Trong danh sách của bạn, chọn “Đã gắn nhãn” -> Chọn “Nhà riêng” hoặc “Cơ Quan” -> Sau đó nhập địa chỉ rồi bấm Lưu.
Đặt tên cho địa điểm yêu thích
Với những địa điểm yêu thích, thường xuyên lui đến, bạn có thể đặt tên. Để sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản sau:
Bước 1: Vào Google Maps sau đó chọn địa điểm muốn lưu.
Bước 2: Chọn biểu tượng Lưu, sau đó chọn danh sách muốn lưu hoặc tạo Danh sách lưu mới rồi nhấn Xong.
Tìm địa điểm xung quanh bạn
Ngoài tính năng chỉ đường, Google Maps còn cho phép bạn tìm kiếm các địa điểm xung quanh như: cây ATM, Trạm xăng, sân bay, khách sạn… một cách nhanh chóng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần truy cập ứng dụng Google Maps, sau đó bấm vào một danh mục đề xuất bất kỳ bên dưới thanh tìm kiếm (Trạm xăng, nhà hàng, khách sạn, quán cafe,…).
Sử dụng giọng nói để ra lệnh chỉ đường
Tính năng này nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dùng trong trường hợp họ không tiện để nhập địa điểm muốn đến bằng tay. Cách sử dụng tính năng giọng nói để ra lệnh cho Google Maps vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Mở ứng dụng Google Maps trên điện thoại.
Bước 2: Bấm chọn biểu tượng Micro ở phía trên bên màn hình, sau đó chọn cho phép ứng dụng Google Maps truy cập vào Micro của bạn.
Bước 3: Sử dụng giọng nói để yêu cầu Google Maps tìm kiếm địa điểm mà mình mong muốn.
Vì sao nên tích hợp Google Maps vào website?
Bên cạnh Google Maps là gì, không ít người cũng băn khoăn có nên tích hợp ứng dụng này vào website hay không. Dưới đây là những lý do bạn nên tích hợp Google Maps vào trang web:
- Tích hợp Google Maps giúp người dùng dễ dàng tìm thấy địa chỉ, chỉ đường và các thông tin liên quan đến địa điểm trên website, nâng cao sự thuận tiện và trải nghiệm khi duyệt web.
- Khi tích hợp Google Maps, khách hàng có thể dễ dàng xác định vị trí của doanh nghiệp hoặc cửa hàng, giúp tăng cơ hội khách hàng đến trực tiếp và tương tác với sản phẩm/dịch vụ.
- Google Maps không chỉ cung cấp vị trí, mà còn có thể hiển thị các thông tin quan trọng khác như giờ mở cửa, đánh giá từ người dùng, hình ảnh và các địa điểm xung quanh, giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan.
- Việc tích hợp Google Maps vào website giúp doanh nghiệp tạo sự chuyên nghiệp và uy tín, vì khách hàng sẽ cảm thấy dễ dàng và tin tưởng hơn khi giao dịch với doanh nghiệp có thông tin rõ ràng và chính xác.
Hướng dẫn cách tích hợp Google Maps vào trang web
Để tích hợp Google Maps vào website, bạn chỉ cần thực hiện các bước theo hướng dẫn dưới đây!
Bước 1: Truy cập vào website Google Maps tại địa chỉ: https://www.google.com/maps/preview
Bước 2: Nhập địa chỉ công ty của bạn tại ô tìm kiếm bản đồ và xác định đúng vị trí của công ty trên bản đồ.
Bước 3: Click vào menu bản đồ Google Maps. Sau đó vào mục Chia sẻ & Nhúng bản đồ để lấy mã code
Bước 4: Click vào mục Nhúng bản đồ rồi copy mã code Google Maps nhúng code vào website.
Cách tạo doanh nghiệp trên Google Maps
Khi sử dụng Google Maps, bạn sẽ thấy có một số doanh nghiệp hoặc cửa hàng hiển thị thông tin kèm bản đồ nhỏ để chỉ đường đến vị trí của doanh nghiệp. Đây chính là dịch vụ tạo Google Maps. Việc tạo doanh nghiệp trên ứng dụng này mang đến nhiều lợi ích như:
- Thông tin và địa chỉ doanh nghiệp được hiển thị trên Google Maps.
- Kết quả tìm kiếm các truy vấn có chứa tên tỉnh, thành phố sẽ hiển thị bản đồ dẫn đường đến địa chỉ doanh nghiệp bạn.
- Nhờ hình ảnh và các đánh giá khách quan, thương hiệu doanh nghiệp bạn sẽ được quảng bá rộng rãi hơn.
- Địa chỉ doanh nghiệp được hiển thị trong danh sách tìm kiếm của Google+.
Tuy nhiên, để tạo doanh nghiệp trên Google Maps, bạn cần chuẩn bị: Logo thương hiệu của doanh nghiệp; Hình ảnh nổi bật của doanh nghiệp; Tài khoản Google Plus và địa chỉ doanh nghiệp chính xác để nhận được mã PIN xác nhận từ Google.
Sau khi chuẩn bị hoàn tất, bạn có thể tiến hành tạo doanh nghiệp trên Google Maps theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ sau: https://www.google.com/business/placesforbusiness/. Sau đó nhấn nút đăng ký Get on Google.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Gmail để thực hiện tạo bản đồ. Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang trang web https://www.google.com/local/business/add. Tại đây bạn sẽ nhập địa chỉ công ty, nếu không có doanh nghiệp nào bị trùng thì bạn chọn thêm doanh nghiệp.
Bước 3: Bạn sẽ được chuyển đến trang https://www.google.com/local/business/add/info, ở đây bạn hãy điền tên doanh nghiệp, quốc gia, đường phố, tỉnh thành, số điện thoại, danh mục. Hãy điền thông tin chính xác để nhận mã PIN xác nhận từ Google.
Bước 4: Gửi yêu cầu xác nhận doanh nghiệp rồi chờ đợi 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn Google sẽ gửi bưu thiếp về địa chỉ cho bạn.
Bước 5: Sau khi nhận được thư từ Google, bạn lấy mã PIN xác nhận và làm theo hướng dẫn chi tiết trong thư. Đến bước này, Google sẽ báo rằng bạn đã hoàn tất và địa chỉ doanh nghiệp sẽ bắt đầu hiển thị trên Google Maps. Nếu muốn chỉnh sửa hồ sơ hiển thị trên Google Maps, bạn hãy truy cập địa chỉ: https://www.google.com/business/placesforbusiness/ để thực hiện.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Google Maps là gì cũng như cách sử dụng và tích hợp Google Maps vào website. Việc hiểu và khai thác đúng cách các tính năng của Google Maps không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt trong chiến lược tiếp cận khách hàng và marketing trực tuyến.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
SEO mũ trắng là gì? So sánh với SEO mũ đen và SEO mũ xám
SEO mũ trắng, SEO mũ xám và SEO mũ đen là những trường phái SEO...
Content SEO là gì? 8 dạng content SEO thịnh hành hiện nay
Content SEO hay nội dung SEO là thuật ngữ quen thuộc và sử dụng khá...
SEO từ khóa và SEO tổng thể chọn phương pháp nào tối ưu
Khi bạn bắt tay vào việc tối ưu hóa SEO cho website của mình, thường...
Conversion Rate Là Gì? Bí Quyết Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi
Trong thời đại số hóa, Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi) không chỉ là một...
Seo là gì? Tổng quan về Seo cơ hội việc làm nhân viên SEO
SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, không chỉ là một khái niệm...
Cấu trúc Silo là gì? Các bước tạo mô hình Silo cho Website
Bạn có biết rằng cách sắp xếp nội dung trên website có thể “định hình”...
Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn, thuật ngữ Duplicate Content đã quá quen thuộc với nhiều người hiện nay....
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là gì? Cách tối ưu hóa
Trong thời đại công nghệ số, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là...
Cấu trúc website là gì? Tiêu chí xây dựng website chuẩn SEO
Website là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản...