User Engagement là gì? Cách tăng mức độ tương tác hiệu quả

Có rất nhiều cách để cải thiện thứ hạng tìm kiếm và giúp website lên TOP các công cụ tìm kiếm. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là tập trung vào trải nghiệm người dùng (user). Google cũng thừa nhận rằng, user là yếu tố quan trọng nhất để họ xếp hạng các trang web. Để hiểu rõ hơn về User Engagement là gì? Và những hoạt động của User Engagement, mời các bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

User Engagement trong SEO là gì?

Thuật ngữ này được dùng để chỉ các hoạt động của người dùng có tương tác gián tiếp hoặc trực tiếp đến website. Nó là cơ sở để phản ánh thực tế cảm nhận của người dùng với các nội dung mà website mang lại.

Trong Google Analytics, User Engagement là chỉ số Visitor Recency được nhắc tới thường xuyên. Nó phản ánh tần suất truy cập của người dùng. Từ đó giúp bạn hiểu rõ sự tương tác của khách hàng trên website ở những mốc thời gian cụ thể nhất.

user engagement trong seo là gì

User Engagement đóng vai trò quan trọng trong SEO

Tại sao User Engagement lại quan trọng đối với SEO?

Trong SEO, các chỉ số User Engagement vô cùng quan trọng bởi nó được xem là thước đo giữa sự thành công hay thất bại của một dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi việc người dùng truy cập và ở lại trên trang càng lâu thì chứng tỏ họ đang mong muốn kết nối với doanh nghiệp. Từ đó mở ra cơ hội chuyển đổi giá trị. Từ khách hàng tiềm năng trở thành các khách hàng thực thụ.

Thông qua nhiều hình thức như: gọi điện, nhấp chuột, chia sẻ, đăng ký,…..mà khách hàng sẽ thể hiện được sự quan tâm và tương tác với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với SEO, việc khách hàng ở lại trên trang càng lâu, thực hiện càng nhiều tương tác thì càng có lợi cho SEO website. Từ đó giúp Google đánh giá độ uy tín cho trang web của bạn và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Một số hoạt động của User Engagement

Dưới đây là một số hoạt động chính của User Engagement:

Tương tác trên các mạng xã hội

Không chỉ là nơi cung cấp thông tin hữu ích mà các trang mạng xã hội còn cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp thông qua các lượt like, chia sẻ, bình luận,…..Hiện nay, một số trang mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Instagram,…có lượng truy cập rất lớn. Đây cũng được xem là cầu nối giúp doanh nghiệp có thể quảng bá nội dung và thu hút sự tương tác của khách hàng.

tương tác trên mạng xã hội

Tương tác trên các trang mạng xã hội

Tỷ lệ nhấp chuột trên các trang tìm kiếm

Google luôn đánh giá cao những trang web có tỷ lệ nhấp chuột cao. Vì nó suy đoán rằng, nhiều người nhấp chuột vào trang web có nghĩa là website đó có nội dung phù hợp với từ khóa mà họ tìm kiếm.

Lưu lượng truy cập vào trang web

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa của website trên các công cụ tìm kiếm.

Thời gian giữ chân người dùng trên website

Thời gian người dùng ở lại trên trang web là yếu tố quyết định đến thứ hạng của từ khóa trên website. Theo đó, thời gian người dùng ở lại trên trang web càng lâu thì Google càng đánh giá cao trang web đó và đánh giá đấy là một website uy tín.

Tỷ lệ thoát trang khỏi website

Thông thường, người dùng sử dụng Google không chỉ tìm kiếm duy nhất một từ khóa và họ cũng không chỉ dừng lại ở việc click vào một trang duy nhất. Thay vào đó, họ sẽ tìm kiếm nhiều từ khóa liên quan đến vấn đề cho đến khi có được thông tin đầy đủ nhất.

Do đó, để giảm tỷ lệ thoát trang, website của bạn cần xây dựng các thông tin hữu ích mang lại giá trị cho người dùng. Khi thông tin đầy đủ, thay vì phải di chuyển từ trang này đến trang khác, họ sẽ ở lại trên trang của bạn lâu hơn.

tỷ lệ thoát trang khỏi website

Hiểu được nhu cầu của các user tiềm năng

SEO sẽ giúp bạn thu được lượng truy cập chất lượng từ người dùng. Trong khi đó công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi và phân tích sâu vào lượng truy cập. Từ đó bạn có thể hiểu rõ được nhu cầu của các user tiềm năng.

Google Analytics sẽ giúp bạn biết được:

  • Độ tuổi, giới tính của người dùng.
  • Ngôn ngữ sử dụng.
  • Vị trí địa lý.
  • Lịch sử tìm kiếm.
  • Thời gian và cách thức người dùng truy cập website của bạn.

Từ những dữ liệu này, bạn sẽ xác định được đâu là khách hàng tiềm năng, từ đó triển khai chiến dịch SEO sao cho hiệu quả nhất.

3 Chiến lược hàng đầu gia tăng mức độ tương tác của người dùng

Nghiên cứu theo hướng dữ liệu

Để xây dựng được website chất lượng bạn cần tập trung vào việc nghiên cứu. Đồng thời xác định được đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến là ai? Sở thích của họ như thế nào? Thuộc nhóm đối tượng nào? Họ đang quan tâm đến vấn đề gì? Từ đó xây dựng nội dung phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.

Ngoài việc sản xuất content chất lượng, bạn cũng cần sử dụng các công cụ SEO để theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh. Xác định được từ khóa mà đối thủ đang tập trung, từ đó xây dựng lại nhóm từ khóa phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Cải thiện nội dung của bạn

Sau khi nghiên cứu xác định được đúng đối tượng khách hàng, tiếp đến bạn cần nâng cao chất lượng nội dung của trang web. Hãy lên kế hoạch và xây dựng content bài bản và triển khai theo từng giai đoạn nhất định. Content càng hay, càng đánh trúng nội dung mà khách hàng tìm kiếm thì thời gian người dùng ở lại website càng cao.

cải thiện nội dung website

Cải thiện nội dung website

Tối ưu hóa tỷ lệ tương tác của bạn

Sau khi xây dựng được nội dung chất lượng cho website, bạn cần theo dõi hành vi người dùng khi họ truy cập trang web. Liên tục thử nghiệm người dùng để xác định được phương pháp nào phù hợp với nhóm khách hàng của bạn. Từ đó tối ưu hóa tỷ lệ tương tác, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ User Engagement là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với SEO. Từ đó biết cách tối ưu hóa website để tăng trải nghiệm người dùng, giúp trang web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Facebook Comments