Kỹ thuật SEO là gì? TOP 10 kỹ thuật SEO website phổ biến

Để tối ưu website hiệu quả, các chuyên viên SEO cần áp dụng những kỹ thuật SEO phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật SEO khác nhau được sử dụng nhằm giúp đạt được những hiệu quả SEO tốt nhất. Trong bài viết sau đây, SEO VIỆT sẽ chia sẻ đến bạn một số kỹ thuật SEO website hiệu quả và được áp dụng phổ biến.

Kỹ thuật SEO là gì?

Kỹ thuật SEO là các phương pháp nhằm tối ưu hóa website đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công cụ tìm kiếm, từ đó nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm. Các yếu tố then chốt trong kỹ thuật SEO bao gồm: thu thập thông tin, lập chỉ mục (index), kết xuất (render) và xây dựng cấu trúc website.

ky-thuat-seo-la-gi
Kỹ thuật SEO là các phương pháp nhằm tối ưu hóa website nhằm tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Kỹ thuật SEO có quan trọng không?

Có. Kỹ thuật SEO rất quan trọng khi thực hiện SEO website. Dù bạn có một website với nội dung tuyệt vời, nhưng kỹ thuật SEO không được tối ưu, website của bạn vẫn khó có thể đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Google và các công cụ tìm kiếm khác có khả năng tìm kiếm, thu thập thông tin, hiển thị và lập chỉ mục các trang trên website của bạn. Mặc dù Google có thể index toàn bộ nội dung, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc công việc SEO đã hoàn tất.

Tối ưu hóa kỹ thuật SEO cho website là một công việc phức tạp. Các trang web cần phải đảm bảo tính bảo mật, tối ưu hóa cho di động, không có nội dung trùng lặp, tốc độ tải trang nhanh và hàng loạt yếu tố khác. Do đó, Website của bạn dù không hoàn hảo để có thể xếp hạng cao, nhưng càng giúp Google dễ dàng truy cập và hiểu rõ nội dung, bạn càng tăng cơ hội vươn lên vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm.

ky-thuat-seo-co-quan-trong-khong
Kỹ thuật SEO rất quan trọng khi thực hiện SEO website

TOP 10 kỹ thuật SEO website hiệu quả và được áp dụng phổ biến

Để tối ưu website và giúp trang cải thiện được thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm thì bạn cần sử dụng những kỹ thuật SEO phù hợp nhất. Sau đây là tổng hợp một số kỹ thuật SEO website hiệu quả, phổ biến, bạn có thể tham khảo:

Tối ưu cấu trúc URL

Tối ưu URL là kỹ thuật SEO cơ bản nhưng rất quan trọng, giúp Google đánh giá mức độ chỉnh chu của nội dung bạn cung cấp. Đây là một trong những yếu tố đầu tiên để công cụ tìm kiếm xác định tính chất lượng và thân thiện của trang. Dưới đây là một số lưu ý cần áp dụng khi tối ưu URL:

  • Sử dụng ký tự thông dụng, tránh ký tự đặc biệt trong URL.
  • Bao gồm từ khóa chính mà bạn muốn SEO.
  • URL ngắn gọn, dễ đọc và không chứa ký tự lạ.

Ví dụ, nếu bài viết của bạn là “Cách làm đèn lồng cho bé đi chơi trung thu” với từ khóa chính là “Cách làm đèn lồng,” URL dài như https://www.abcxyz.com/cach-lam-den-long-cho-be-di-choi-trung-thu.html có thể trông đầy đủ nhưng lại kém thân thiện. Thay vào đó, URL tối ưu nên là https://www.abcxyz.com/cach-lam-den-long.html. Cách này vừa ngắn gọn, chứa từ khóa chính và giúp URL trở nên chuyên nghiệp hơn, tăng cường khả năng xếp hạng.

toi-uu-cau-truc-url
Tối ưu URL là kỹ thuật SEO cơ bản nhưng rất quan trọng

Tối ưu trang 404 

Trang 404 là trang hiển thị khi người dùng truy cập vào một URL không tồn tại trên website, có thể do trang đã bị xóa, URL đã thay đổi hoặc người dùng nhập sai địa chỉ. Hầu hết các chủ đề WordPress hiện đại đều tích hợp sẵn trang 404 tối ưu. Nếu chưa có, bạn có thể làm cho trang 404 thân thiện hơn với người dùng thông qua các plugin hoặc tùy chỉnh giao diện.

Một trang 404 tối ưu cần:

  • Giữ nguyên cấu trúc và menu điều hướng của website để người dùng không bị lạc.
  • Thông báo với ngôn ngữ thân thiện rằng trang họ đang tìm kiếm không còn tồn tại.
  • Đưa ra các lựa chọn thay thế như các trang liên quan khác.
  • Cung cấp các tùy chọn quay lại trang trước, trang chủ hoặc các trang quan trọng khác dễ dàng.

Để xem trang 404 của bạn hiển thị như thế nào, chỉ cần mở trình duyệt và nhập một URL không tồn tại trên website của bạn. Trang hiển thị là trang 404 của bạn. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho việc tối ưu trang 404, chỉ cần đảm bảo rằng khi một trang không được tìm thấy, hệ thống sẽ trả về một trang 404 tùy chỉnh để hướng dẫn người dùng.

Toi-uu-trang-404
Tối ưu trang 404

Tối ưu nội dung cũ

Không thể phủ nhận rằng nhiều nội dung cũ vẫn có chất lượng cao và tiềm năng thu hút lượng lớn truy cập. Tuy nhiên, theo thời gian, các bài viết này thường giảm dần lượt truy cập, gây lãng phí tài nguyên cho các SEOer.

Để tận dụng tối đa giá trị từ những bài viết cũ, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật SEO như sau:

  • Tối ưu hóa lại bài viết: Cập nhật nội dung mới, bổ sung thông tin và đặt lại thời gian đăng để bài viết trở nên “mới” hơn trong mắt người đọc.
  • Đẩy mạnh quảng bá bài viết: Tận dụng các kênh quảng bá để tăng khả năng tiếp cận.

Ngoài ra, hãy kiểm tra lại dung lượng hình ảnh trong các bài viết cũ. Ảnh quá lớn có thể làm chậm tốc độ tải trang và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Sử dụng các công cụ nén ảnh trực tuyến để tối ưu hình ảnh, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí SEO và cải thiện tốc độ trang.

Toi-uu-noi-dung-cu
Tối ưu nội dung cũ cho trang

Xây dựng liên kết nội bộ

Dù website của bạn lớn hay nhỏ, việc xây dựng hệ thống liên kết nội bộ thông minh là yếu tố quan trọng trong SEO. Vậy tại sao liên kết nội bộ lại cần thiết? Việc xây dựng hệ thống liên kết nội bộ giúp website của bạn:

  • Thể hiện mối quan hệ giữa các trang, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu cấu trúc website.
  • Truyền giá trị từ các trang có thẩm quyền cao (như trang chủ) đến những trang ít được chú ý hơn.
  • Đánh dấu mức độ liên quan và giá trị của các trang, dù là bài viết cũ hay mới.
  • Cải thiện thứ hạng của các trang trên công cụ tìm kiếm, tăng khả năng hiển thị.

Đó là lý do mà các doanh nghiệp, bất kể quy mô website, nên áp dụng kỹ thuật SEO này để tối đa hóa hiệu quả của liên kết nội bộ.

Xay-dung-lien-ket-noi-bo
Xây dựng liên kết nội bộ cho website

Tối ưu hóa Robots.txt

Sau khi đã thiết lập xong tên miền ưa thích, bước tiếp theo là kiểm tra và tối ưu hóa tệp robots.txt. Đây là một tệp văn bản nằm trong thư mục gốc của website, dùng để cung cấp hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm về các trang trên trang web mà chúng có thể thu thập dữ liệu và thêm vào chỉ mục. Tệp này có định dạng đơn giản và trong hầu hết trường hợp, bạn không cần phải chỉnh sửa nhiều.

Tuy nhiên, điều quan trọng là kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không chặn nhầm khiến các công cụ tìm kiếm không thể lập chỉ mục các trang quan trọng trên website của bạn.

Toi-uu-hoa-Robots-txt
Tối ưu hóa Robots.txt

Tối ưu sơ đồ trang XML

Tối ưu hóa sơ đồ trang XML là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật SEO. Sơ đồ trang XML là một tệp XML liệt kê tất cả các trang và bài đăng trên website, kèm theo thông tin như ngày xuất bản và ngày cập nhật cuối cùng. Các công cụ tìm kiếm sử dụng sơ đồ trang này để dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục website.

Tối ưu hóa sơ đồ trang XML chỉ bao gồm các trang quan trọng, chẳng hạn như trang chủ, bài đăng và danh mục chính. Tránh đưa vào các trang thẻ, trang tác giả hoặc các trang phụ không có nội dung chính.

Ngoài ra, hãy đảm bảo sơ đồ trang của bạn được tự động cập nhật mỗi khi có bài viết mới hoặc trang được chỉnh sửa. Sau đó, dùng các công cụ như Google Search Console và Bing Webmaster để gửi sơ đồ trang XML và kiểm tra tình trạng lập chỉ mục trên các công cụ tìm kiếm này.

Toi-uu-so-do-trang-XML
Tối ưu hóa sơ đồ trang XML là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật SEO

Thiết kế lại cấu trúc website

Xây dựng cấu trúc website là kỹ thuật SEO nền tảng cho bất kỳ chiến lược SEO nào, cần thực hiện trước khi xem xét các yếu tố thu thập thông tin và lập chỉ mục. Việc cấu trúc lại website sẽ giúp:

  • Giảm thiểu vấn đề thu thập thông tin và lập chỉ mục mục tất cả các trang dễ dàng hơn. Điều này giúp bạn tránh được việc Google có thể bỏ sót nội dung quan trọng.
  • Cấu trúc website ảnh hưởng đến nhiều yếu tố SEO như URL, sơ đồ trang và tệp robots.txt. Khi website có cấu trúc rõ ràng, các công việc tối ưu kỹ thuật SEO khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Cấu trúc phẳng giúp các trang trong website chỉ cách nhau một vài liên kết, giúp Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu toàn bộ website. Với các website nhỏ hoặc blog cá nhân, cấu trúc này dễ duy trì, nhưng với các website lớn hoặc trang thương mại điện tử có hàng nghìn trang, cấu trúc phẳng trở nên cực kỳ quan trọng.

Cấu trúc phẳng còn giúp tránh tạo ra các “trang mồ côi” (các trang không có bất kỳ liên kết nội bộ nào trỏ đến), khiến chúng khó được thu thập thông tin và lập chỉ mục. Đảm bảo hệ thống tổ chức rõ ràng, không lộn xộn, là yếu tố then chốt cho một cấu trúc mạnh mẽ.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ sau:

  • SEMrush: Dùng tính năng “Kiểm tra trang web” của SEMrush để có cái nhìn toàn diện về cấu trúc website của bạn.
  • Visual Site Mapper: Một công cụ miễn phí giúp bạn xem kiến trúc website một cách trực quan, với bản đồ kết nối tương tác giữa các trang, rất hữu ích để tối ưu hóa cấu trúc website.
Thiet-ke-lai-cau-truc-website
Xây dựng cấu trúc website là kỹ thuật SEO nền tảng cho bất kỳ chiến lược SEO nào

Tối ưu tốc độ tải trang

Một kỹ thuật SEO quan trọng khác là tốc độ trang web. Các trang web nhanh luôn mang lại hiệu quả tốt hơn so với các trang tải chậm. Tối ưu tốc độ trang web là một nhiệm vụ kỹ thuật, đòi hỏi các điều chỉnh trên cả trang web và cơ sở hạ tầng máy chủ.

Để tối ưu tốc độ trang web bạn cần kiểm tra tốc độ trang bằng các công cụ như Google PageSpeed Insights, Pingdom Tools và Google Mobile Speed Tool. Những công cụ này sẽ cung cấp các đề xuất cải thiện cụ thể, tuy nhiên, đây là các vấn đề kỹ thuật, và đôi khi bạn cần nhờ đến chuyên gia phát triển web.

Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp trang web của bạn tải nhanh hơn:

  • Nâng cấp máy chủ lên hệ điều hành 64-bit.
  • Cập nhật PHP lên phiên bản 7.2 hoặc cao hơn, giúp cải thiện tốc độ đáng kể so với các phiên bản cũ như PHP 5.2.
  • Tối ưu hóa kích thước hình ảnh bằng cách sử dụng các công cụ nén hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.
  • Giảm thiểu số lượng plugin đang sử dụng để giảm tải cho trang.
  • Cập nhật WordPress và các plugin lên phiên bản mới nhất.
  • Hạn chế sử dụng giao diện có sẵn, vì nhiều giao diện thêm mã không cần thiết; thay vào đó, hãy đầu tư vào giao diện tùy chỉnh.
  • Giảm thiểu và tối ưu hóa các tệp CSS và JavaScript.
  • Sử dụng plugin bộ nhớ đệm để phục vụ các trang đã lưu vào bộ nhớ đệm cho người dùng.
  • Tránh đưa quá nhiều nội dung vào thẻ <head> để trang không bị chậm khi tải.
  • Sử dụng tải JavaScript không đồng bộ (asynchronous loading) giúp trang tải mượt mà hơn.

Các biện pháp này sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ trang, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng cơ hội xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Toi-uu-toc-do-tai-trang
Tối ưu tốc độ tải trang

Cải thiện tính năng thân thiện với thiết bị di động

Phần lớn người dùng có thể truy cập từ thiết bị di động, với chỉ số ưu tiên trên di động của Google, nếu trang web không thân thiện với di động, thứ hạng của bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, tối ưu website thân thiện với thiết bị di động là một trong những kỹ thuật SEO không thể bỏ qua.

Để có thể tối ưu trang web cho thiết bị di động, bạn hãy kiểm tra tính thân thiện với di động của trang web bằng công cụ kiểm tra của Google. Nếu trang của bạn không đạt, bạn cần ưu tiên cải thiện. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý:

  • Nội dung đồng nhất trên cả phiên bản máy tính và di động.
  • Trang của bạn nên tải trong vòng dưới 6 giây trên kết nối 3G để mang đến trải nghiệm tốt nhất.
  • Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên di động để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Tránh sử dụng quá nhiều quảng cáo trên di động để không gây khó chịu cho người dùng.
  • Trang AMP (Accelerated Mobile Pages) không thay thế trang di động
  • Đối với trang web riêng biệt cho di động (ví dụ: m.domain.com) cần đảm bảo phiên bản này có nội dung đồng nhất với phiên bản máy tính để bàn để không bị ảnh hưởng bởi chỉ số ưu tiên trên di động.

Nếu trang của bạn đã sử dụng thiết kế đáp ứng (responsive), có thể bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về chỉ số ưu tiên di động. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo trang đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ trên các thiết bị di động.

Cai-thien-tinh-nang-than-thien-voi-thiet-bi-di-dong
Cải thiện tính năng thân thiện với thiết bị di động

Đánh giá dữ liệu có cấu trúc và SEO

Dữ liệu có cấu trúc là đoạn mã bạn có thể thêm vào các trang web để giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ngữ cảnh nội dung của bạn. Nó như một “ngôn ngữ” mà các công cụ tìm kiếm có thể đọc được, giúp truyền tải thông tin một cách chính xác.

Dữ liệu có cấu trúc tuy liên quan đến nội dung, nhưng là một phần quan trọng trong kỹ thuật SEO vì bạn phải thêm mã vào trang để nó hoạt động chính xác. Thông thường, chỉ cần cấu hình một lần là mã sẽ tự động áp dụng cho toàn bộ nội dung mới, chẳng hạn như cài đặt cấu trúc đường dẫn Breadcrumbs hoặc áp dụng trên toàn bộ bài viết trong CMS của bạn.

Khi sử dụng dữ liệu có cấu trúc, trang web của bạn có thể hiển thị nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm qua các đoạn trích nổi bật, mục đồ thị kiến thức, hoặc danh sách chi tiết, từ đó giúp tăng tỷ lệ nhấp (CTR). Bạn có thể áp dụng cho nhiều loại nội dung như: bài viết, công thức nấu ăn, sự kiện, cơ hội việc làm, doanh nghiệp địa phương, và nhiều loại thông tin khác.

Danh-gia-du-lieu-co-cau-truc-va-SEO
Đánh giá dữ liệu có cấu trúc và SEO

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Một trong những yếu tố quan trọng giúp người dùng ở lại trang web lâu hơn là cảm giác thoải mái khi họ truy cập để tìm kiếm thông tin. Vì vậy, việc tối ưu và cải thiện trải nghiệm người dùng trở thành ưu tiên hàng đầu mà bất kỳ SEOer nào cũng cần chú trọng.

Bạn cần hiểu rõ đánh giá và phản hồi của người dùng về trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm trên website. Trong quá trình thiết kế trang, việc tối ưu UX/UI là kỹ thuật SEO quan trọng, bởi một website có UX tốt không chỉ giúp giữ chân người dùng lâu hơn mà còn khuyến khích họ thực hiện các hành động như mua hàng.

Để nâng cao trải nghiệm người dùng, hãy xem xét các yếu tố dễ tác động đến cảm xúc người dùng như: tốc độ tải trang, kích thước hình ảnh, font chữ và các yếu tố tương tự.

Toi-uu-trai-nghiem-nguoi-dung
Tối ưu trải nghiệm người dùng là điều cần thiết

Trên đây là những thông tin chi tiết về một số kỹ thuật SEO hiệu quả và phổ biến. Hy vọng nội dung trong bài sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và làm việc hiệu quả hơn.