Keyword Stuffing là một trong những chiến thuật được nhiều bạn SEOer truyền tai nhau nhằm gia tăng thứ hạng cho website. Tuy nhiên, sự thật những gì mà nó mang đến không giúp ích gì cho việc tối ưu công cụ tìm kiếm. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn định nghĩa được Keyword Stuffing là gì? cũng như cách để tránh nhồi nhét từ khóa phục vụ cho quá trình SEO đạt được hiệu quả cao nhất.
Keyword Stuffing là gì?
Keyword Stuffing có nghĩa khác là nhồi nhét từ khóa, nghĩa là chèn một lượng lớn keyword vào nội dung content bài viết trên website cũng như các thẻ meta để gia tăng thứ hạng kết quả khi được tìm kiếm. Và đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá khứ, nhưng hiện nay phương pháp này cũng không còn hiệu quả mà ngược lại còn có thể gây hại cho cả website.
Một số đặc điểm nổi bật của Keyword Stuffing đó là:
- Lặp đi lặp lại từ khóa hay một cụm từ khóa không cần thiết
- Thêm các từ khóa không ăn khớp với nội dung
- Chèn một lượng từ khóa lớn giống nhau
- Thêm các từ khóa nằm ngoài ngữ cảnh không liên quan đến nội dung.
Lịch sử hình thành của Keyword Stuffing
Vào năm 2007 và năm 2008 thậm chí là trước đó nữa có một khoảng thời gian rộ lên kỹ thuật Keyword Stuffing này. Vào thời đó Google và các cỗ máy tìm kiếm còn đang rất ngốc nghếch như con người thuở sơ khai. Và bạn chỉ cần nhồi nhét hàng trăm ngàn từ khóa ẩn vào đâu đó trong website là đã có cơ hội lên TOP Google tìm kiếm rồi.
Vào thời đó các kỹ thuật ẩn dấu từ khóa cũng cực kỳ thịnh hành, bao gồm có ẩn từ khóa vào hình nền rồi sau đó sẽ đặt từ khóa trùng màu với nền hoặc cho nó nhỏ hơn 0 pixels. Tất cả các mẹo đấy thực tế đều mang lại giá trị cho các webmasters. Nhưng về sau, khi mà Google nhận ra có quá nhiều người bị kỹ thuật này đánh lừa mà khi vào website của họ nên đã nhanh chóng ra các thuật toán để có thể chống lại được việc như vậy.
Ví dụ về Keyword Stuffing
Ngày nay vẫn có rất nhiều người tham gia vào việc sáng tạo nội dung và SEO nhồi nhét từ khóa quá nhiều mà không hay biết rằng điều này sẽ khiến cho website của họ phải gánh chịu nhiều những hậu quả không đáng có. Dưới đây sẽ là những ví dụ điển hình nhằm giúp bạn biết được liệu website của mình có đang nhồi nhét từ khóa ngay trên trang web mình hay không.
Ví dụ về nhồi nhét từ khóa hữu hình
Đây sẽ là ví dụ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cụ thể người đọc sẽ nhìn ra nó khi có một số từ khóa xuất hiện nhiều lần trong một phần nội dung.
Ví dụ: Có một cửa hàng bán túi xách đang muốn website của mình nhanh chóng xếp hạng cao cho từ khóa tìm kiếm “túi xách đẹp nhất 2022”. Trong trường này có một đoạn nội dung được viết như sau: “Bạn đang tìm kiếm túi xách đẹp nhất 2022? Đây chính là nơi cung cấp bộ sưu tập những mẫu túi xách đẹp nhất 2022. Với thương hiệu cao cấp, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những mẫu túi xách đẹp nhất 2022. Thiết kế đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn”.
Như ví dụ trên bạn có thể thấy từ khóa “túi xách đẹp nhất 2022” được sử dụng nhiều lần dẫn đến sự trùng lặp trong một đoạn văn bản, cũng như không hề đề cập đến nội dung liên quan đến chủ đề chính. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng nhồi nhét từ khóa bằng cách chèn các link liên kết dày đặc như hình ảnh này:
Dù không tập trung đến một từ khóa nhất định nhưng thực tế đây lại là hành cộng cố tình lấp đầy nội dung thông qua các liên kết khác nhau. Và chính điều này khiến cho công cụ tìm kiếm hiểu được rằng bạn đang spam từ khóa và có thể dẫn đến các hình phạt của Google.
Ví dụ về nhồi nhét từ khóa vô hình
Ngày nay dường như mọi người rất thông minh trong việc cố tình ẩn đi những đoạn nhồi nhét quá nhiều từ khóa gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và cụ thể họ sẽ sử dụng các từ khóa ngay trước mắt nhưng độc giải lại không đọc được vì họ đã cố ý ẩn văn bản đó đi. Đồng nghĩa rằng việc trình thu thập thông tin của Google vẫn có thể đọc chúng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa từ khóa vào trong mã HTML của website bao gồm ở thẻ meta, alt,… đây cũng là nơi mà các công cụ tìm kiếm mới có thể tìm thấy nó.
Giải thích lý do nhồi nhét từ khoá lại ảnh hưởng xấu tới website?
Việc bạn nhồi nhét từ khóa sẽ gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của người dùng và làm mất đi tính tự nhiên của văn bản, cũng như khó có thể truyền đạt hết được những thông điệp mà doanh nghiệp đang ảnh hưởng đến. Bởi thật ra chiến thuật này đang cố gắng đánh lừa công cụ tìm kiếm nhằm mang lại thứ hạng cao hơn cho website.
Nếu như tình trạng nhồi nhét từ khóa liên tục và khi trang nào cũng xảy ra thì khả năng cao tỷ lệ thoát trang cũng vì thế mà bị gia tăng. Điều hiển nhiên, bạn sẽ đánh mất đi những đối tượng khách hàng tiềm năng mà lẽ ra bạn nên thu hút được họ ở lại lâu hơn nữa.
Nghiêm trọng hơn nữa, khi mà Google đưa ra các hình phạt cho những người cố tình nhồi nhét từ khóa có chủ ý như xóa trang ra khỏi kết quả tìm kiếm. Do vậy, bạn cũng cần học cách sử dụng từ khóa đúng cách nếu không muốn tình trạng nhồi nhét từ khóa diễn ra làm ảnh hưởng lớn đến kết quả SERPs.
4 Cách để tránh nhồi nhét từ khóa
Dưới đây là 4 cách để tránh Keyword Stuffing mà bạn có thể tham khảo đó là:
Viết cho người dùng đầu tiên
Bạn có thể viết nội dung một cách tự nhiên nhất rồi sau đó cung cấp nội dung trên tinh thần chia sẻ cho người đọc và không cần cố gắng làm bài viết theo một công thức nào cả. Google sẽ đánh giá website của nếu như trải nghiệm mang lại cho người dùng được tốt nhất.
Sử dụng từ đồng nghĩa chính xác
Chúng tôi khuyên bạn để không bị lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều lần bạn có thể thay thế chúng bằng các từ đồng nghĩa. Nên sử dụng những từ đồng nghĩa chính xác và không nên sử dụng các từ đồng nghĩa khó gây hiểu lầm cho người đọc.
Sử dụng Long-tail Keywords
Nếu như bạn đang sử dụng từ khóa Long-tail Keywords thì bạn đã và đang đi đúng hướng. Bởi thực tế Long-tail Keywords là các từ khóa có độ dài hơn các từ khóa bình thường nhưng vẫn có sự liên quan mật thiết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Ngoài ra, các từ khóa này vẫn cung cấp thông tin đúng về sản phẩm cho khách hàng và tìm hiểu trước khi bạn thực hiện mua hàng. Trong trường hợp này sẽ giúp giảm thiểu đi các trường hợp nhồi nhét từ khóa hay lặp từ khóa.
Viết nội dung content dài hơn
Về độ dài bài viết sẽ giúp bạn giảm thiểu đi việc nhồi nhét từ khóa, mặc dù không có một tiêu chuẩn độ dài nào được cho là hiệu quả. Một bài viết chuyên sâu sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chắc chắn sẽ giữ cho người dùng ở lại lâu hơn và từ đó cải thiện được tỷ lệ thoát trang được hiệu quả nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Keyword Stuffing là gì? Cách để tránh nhồi nhét từ khóa hiệu quả. Hi vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp các SEOer có thêm được thật nhiều kinh nghiệm hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Trân trọng!
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của anh, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Anh còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.