Marketing du kích là gì? 7 Ví dụ KINH ĐIỂN về sự SÁNG TẠO

Marketing du kích ngày càng phổ biến và được ưa chuộng bởi hiệu quả vượt trội mà chúng mang lại. Đây được xem là chiến lược marketing độc đáo và sáng tạo nhất, áp dụng thuật “đánh du kích” để tạo nên những hiệu ứng cực kỳ tốt. Cùng SEO VIỆT tìm hiểu về marketing du kích chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Marketing du kích là gì?

marketing du kích là gì

Marketing du kích là một chiến dịch quảng cáo tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả tối đa được rất nhiều nhà quảng cáo ưa thích. Cái tên Marketing du kích lần đầu được Jay Conrad Levinson đặt ra trong cuốn sách “Guerrilla Advertising” của ông.

Marketing du kích được lấy cảm hứng từ phương án chiến tranh mang tính chiến lược được sử dụng bởi các thường dân vũ trang. Tương tự như vậy, marketing du kích sử dụng những chiến thuật nhỏ lẻ nhưng sáng tạo. Chúng thu hút sự ngạc nhiên và gây nhiều ấn tượng khó quên cho người tiêu dùng. Các chiến dịch này sẽ tấn công người dùng ở mức cá nhân.

Loại marketing này phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp tiếp cận được tới nhiều đối tượng khách hàng mà không tốn nhiều chi phí. Mặt khác, các cá nhân cũng có thể áp dụng phương pháp này để tìm việc tốt hơn.

Lịch sử của marketing du kích

Quảng cáo đã xuất hiện từ khoảng 4000 năm TCN – nơi người Ai Cập sử dụng giấy cói làm poster dán tường. Quảng cáo truyền thống phát triển qua nhiều thế kỷ và chính thức bùng nổ vào những năm 1900.

Đến năm 1960, các chiến dịch quảng cáo tập trung lớn trên các kênh truyền thông như In ấn, radio. Cuối năm 1980 thì quảng cáo mới thâm nhập vào truyền hình cáp và truyền đi những thông điệp quảng cáo ấn tượng. Người tiên phong trong chiến dịch này là MTV, họ buộc người tiêu dùng theo dõi quảng cáo như một sản phẩm phụ của chương trình truyền hình.

Một số chiến thuật marketing du kích thường gặp

Dưới đây là một số chiến thuật Marketing du kích phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Outdoor Guerrilla Marketing

Outdoor Guerrilla Marketing

Đây chính là cách truyền tải thông điệp, thương hiệu bằng hình vẽ:

  • Graffiti: Nghệ thuật vẽ hình đường phố mang đến rất nhiều cảm hứng cho người xem. Khi biến tấu các banner biển cửa hiệu thành những bức Graffiti đầu màu sắc.
  • Stencil Graffiti: Đây là một dạng graffiti sử dụng khuôn tô có sẵn để tạo thành hình như mong muốn. Bạn có thể nhân bản hình vẽ ở mọi nơi một cách dễ dàng.
  • Reverse Graffiti: “Loại bỏ” lớp sơn bề mặt để tạo thành lớp bụi lên hình vẽ đầy ấn tượng.
  • Sticker: Những hình dán đầy màu sắc mang thông điệp của thương hiệu đi khắp nơi.

Indoor Guerilla Marketing

Tương tự chiến dịch nói trên nhưng sẽ tập trung tại các địa điểm đông người như trường học, ga tàu, tòa chung cư,…

Event Guerilla Marketing

Tổ chức sự kiện quảng cáo gây sự chú ý mạnh mẽ:

  • Flash Mobs: Những màn trình diễn nhảy cộng đồng thu hút sự chú ý của khách hàng cực cao và có thể áp dụng trong mọi dịp như: lễ, khai trường, ra mắt sản phẩm,…
  • Publicity Stunts: Chiến thuật khai thác yếu tố bất ngờ, giật gân. Ví dụ như dự án Reb Bull Stratos năm 2012 vận động viên người Áo đã nhảy dù từ độ cao hơn 39km xuống để lập kỷ lục trên thế giới, thu hút gần 10 triệu người xem trên Youtube.

Event Guerilla Marketing

Experiential Guerilla Marketing

Chiến dịch này thì tập trung vào những trải nghiệm và tương tác của người dùng với sản phẩm:

  • Undercover Marketing – marketing trà trộn. Giống như Sony tạo chiến dịch này vào năm 2002, họ cho người đi lang thang trong phố và nhờ người lạ chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh Sony. Từ đó quảng bá được sự tuyệt vời của chiếc máy ảnh này.
  • Treasura Hunts – truy tìm kho báu: Hãy tạo trò chơi nhập vai khiến khách hàng hứng thú và giành cho họ món quà hấp dẫn.

Digital Guerilla Marketing

Chiến lược du kích online cũng ngày càng phát triển, điển hình là user generated content  và viral video.

Ưu và nhược điểm của marketing du kích

Vậy marketing du kích có những ưu, nhược điểm gì, cùng giải đáp ngay sau đây nhé.

Ưu điểm

  • Tối ưu chi phí: Cho dù bạn dùng bất kỳ hình thức quảng cáo nào thì chi phí đầu tư cho nó đều rẻ hơn quảng cáo truyền thống.
  • Đây là mảnh đất màu mỡ của sự sáng tạo.
  • Tăng cường khả năng quảng cáo truyền miệng. Cách này khiến người dùng tự nói với nhau về cảm nhận của họ cho thương hiệu của bạn.
  • Thu hút báo chí: Những chiến dịch thành công lớn có thể xuất hiện nhiều trên báo chí mà không tốn tiền PR.

Nhược điểm

  • Chiến lược này dễ khiến khách hàng hiếu sai thông điệp muốn truyền tải do ý đồ muốn gây “sự bất ngờ” bằng những “bí ẩn”.
  • Dính dáng đến pháp luật: một số sự kiện bạn tổ chức ngoài đường phố dễ gây mất trật tự công cộng nên hãy xin phép trước khi làm nhé.
  • Dễ gặp sự cố và ảnh hưởng bởi thời tiết, không gian.

Những ví dụ KINH ĐIỂN về marketing du kích

Dưới đây là những ví dụ kinh điển nhất về sự sáng tạo của Marketing du kích.

The Blair Witch Project và tin đồn ma quái

The blair witch project và tin đồn ma quái

The Blair Witch Project- bộ phim tâm lý kinh dị xuất sắc của Mỹ năm 1999. Điều đáng ngạc nhiên là bộ phim này được sản xuất từ 1 nhóm sinh viên với ngân sách khiêm tốn và 1 chiếc máy quay. Vậy họ đã làm thế nào để quảng bá phim của mình?

Nhóm này đã đưa ra những tin đồn bí hiểm trên mạng như: “Tháng Mười năm 1994, ba nhà làm phim sinh viên biến mất trong khu rừng gần Burkittsville, Maryland khi đang quay một bộ phim tài liệu. Một năm sau, đoạn phim của họ đã được tìm thấy.” Sau đó, họ đã thành công khi bản demo đã tạo nên một cơn sốt thực sự.

Bounty và những “đống bầy nhầy”

Hãng khăn giấy bounty

Bounty – hãng khăn giấy mang đến sự thuyết phục 100% khiến bạn nhớ rằng luôn phải mang theo chúng.

Hãng này đã đặt những vật lớn như: ly café bị đổ, kem tan chảy nằm cạnh những mẩu khăn giấy. Cạnh đó là biển quảng cáo “Makes small work of BIG spills”. Họ đã giải quyết mọi vấn đề một cách đặc biệt nhất.

Coca Cola

Ai cũng đều thích những thứ miễn phí, chính vì thế điều này được áp dụng triệt để trong marketing. Coca Cola đã biến máy bán nước tự động thành cỗ máy hạnh phúc. Bất cứ ai sử dụng máy sẽ được tặng 1 chai Coke, hoa hoặc bánh pizza miễn phí. Chiến dịch này đã làm tăng sự tin tưởng và yêu mến của người dùng với nhãn hàng này.

Folger

Muốn gây ấn tượng cho những người đi làm luôn bận rộng vào mỗi sáng phải dừng lại chú ý đến bạn thì làm như thế nào? Folger đã dán hình ly café trên những hố ga ở New York. Tại đây hơi nước bốc lên đã khiến người dân chú ý tới nó trên đường đi và đó là một cách quảng cáo đầy rực rỡ.  Mỗi lần nhìn thấy hố ga, bạn chắc chắn sẽ nghĩ ngay tới Folger.

Folger

Tyskie

Bia Tyskie có quảng cáo đơn giản hơn nhưng lại tạo hiệu ứng tốt hơn. Họ dán đề can hình cốc bia ở cửa. Mỗi khi khách hàng mở cửa họ sẽ thấy như mình đang cầm vào quai của cốc bia. Vì thế, mỗi lần bước qua cửa là bia Tyskie sẽ lập tức hiện lên trong suy nghĩ.

tyskie

Burger King và drama bên lề

Burger King đã tạp nên những drama thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng khi tạo ra drama tranh cãi về việc mua bánh tại Burger King và những hiểu lầm có thể dẫn đến một cuộc chia tay của đôi nam nữ do nhãn hàng này nghĩ ra. Đây là cách đánh thẳng vào trí tò mò của con người với những chuyện ồn ào của người khác.

Burder king và drama

UNICEF và những chai nước bẩn

Tình trạng người dân ở nhiều nơi vẫn thiếu nước sinh hoạt, phải dùng nước bẩn đã khiến UNICEF nảy ra ý tưởng đóng chai nước bẩn này và mang đến trưng bày ở máy bán hàng tự động tại các nước phát triển. Ở mỗi nút chọn món sẽ là tên một loại bệnh do thiếu nước sạch gây nên.

Thông điệp này được truyền đi và rất nhiều người mua đã mua “chai nước bẩn” đó để ủng hộ tiền cho những vùng khó khăn hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về Marketing du kích. Hy vọng bạn đã có những ý tưởng tuyệt vời và thực hiện được những chiến dịch Marketing thành công nhất!