Trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp và đa dạng, marketing hỗn hợp (hay còn gọi là 4P) đã trở thành một công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình. Nhưng bạn có biết rằng việc nắm vững khái niệm này không chỉ đơn giản là hiểu về sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo? Marketing hỗn hợp chính là một nghệ thuật trong việc kết hợp và điều chỉnh các yếu tố này để tạo ra giá trị tối đa cho khách hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu.
Bài viết này sẽ khám phá marketing hỗn hợp từ cốt lõi, giúp bạn hiểu rõ cách thức hoạt động của từng yếu tố và cách chúng tương tác lẫn nhau trong việc xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc điều chỉnh linh hoạt 4P để đáp ứng nhu cầu thị trường và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Hãy sẵn sàng để khai thác sức mạnh của marketing hỗn hợp và biến nó thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển thương hiệu của bạn!
Marketing hỗn hợp là gì?
Marketing hỗn hợp (tiếng Anh: Marketing Mix) là tập hợp, sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Thuật ngữ này được dùng lần đầu vào năm 1953 bởi chủ tịch hiệp hội marketing Hoa Kỳ – Neil Borden. Đến năm 1960 thì nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đã phân loại theo 4P và được dùng rộng rãi ngày nay.
Thường được tóm gọn bằng bốn yếu tố chính, gọi là 4P:
-
Product (Sản phẩm
-
Price (Giá)
-
Place (Phân phối)
-
Promotion (Khuyến mãi)
Ngoài 4P, một số nhà tiếp thị đã mở rộng khái niệm này thành 7P hoặc thậm chí 10P để bao gồm các yếu tố như con người, quy trình, và bằng chứng vật chất, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Marketing hỗn hợp giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả để tiếp cận và phục vụ khách hàng mục tiêu.
Khi các thành phần marketing được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ, thích ứng được với những tình huống của thị trường thì công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ trở nên trôi chảy; hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Marketing hỗn hợp 4P truyền thống
Marketing hỗn hợp 4P truyền thống sẽ gồm: Product – Price – Place – Promotion.
Product (Sản phẩm)
Product hay sản phẩm là chữ P đầu tiên cần phải có trong chuỗi 4P của marketing hỗn hợp. Sản phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ vô hình. Ví dụ như các sản phẩm hữu hình có thể là xe ô tô, điện thoại thông minh, máy sản xuất,…. Các sản phẩm vô hình như dịch vụ nhà hàng, khách sạn, spa,….
Price (Giá cả)
Price có nghĩa là giá cả. Trong marketing, price là giá của sản phẩm mà khách hàng cần chi trả cho sản phẩm hữu hình hoặc vô hình muốn sở hữu gồm: chi phí nguyên liệu, thị phần, nhận dạng sản phẩm, cạnh tranh, giá trị cảm xúc của khách hàng với sản phẩm.
Việc định giá ở môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại là vô cùng quan trọng và đầy thách thức. Nếu giá sản phẩm quá thấp thì doanh nghiệp cần tập trung vào số lượng để thu lợi nhuận. Còn nếu mức giá quá cao thì chất lượng sản phẩm cần đặt lên hàng đầu và chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố nằm trong chiến lược giá gồm: điểm giá ban đầu, giá niêm yết, thời kỳ thanh toán, chiết khấu %,….
Place (Phân phối)
Place có thể hiểu là địa điểm để bán hàng. Trong marketing thì nó là kênh phân phối sản phẩm, là nơi mà sản phẩm được trao đổi, trưng bày và mua bán. Nơi phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay cửa hàng thương mại, internet. Việc sở hữu hệ thống phân phối rất quan trọng vì nó sẽ giúp đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không phát triển và đầu tư kênh phân phối đúng mức thì có thể làm lãng phí chi phí quảng cáo, sản xuất sản phẩm; trong khi đó sản phẩm không được đưa ra thị trường thành công.
Promotions (khuyến mãi)
Promotions là các hoạt động hỗ trợ bán hàng để giúp khách hàng nhận biết được về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi có ấn tượng tốt và nhận biết được sản phẩm thì khách hàng sẽ dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán.
Các hoạt động ở khâu này sẽ gồm catalog, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán lẻ,…. Nếu ngân sách của doanh nghiệp lớn có thể thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền hình thông qua hình thức tài trợ, các kênh có tỷ lệ người xem cao;….. Điều này sẽ giúp tăng độ nhận diện về sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp muốn hướng tới.
3 yếu tố P bổ sung vào mô hình Marketing hỗn hợp truyền thống là gì?
Ngày nay, với sự phát triển trong kinh doanh, hệ thống marketing hỗn hợp truyền thống dần không còn phù hợp với các doanh nghiệp. Do đó, hệ thống marketing 4P đã được thay đổi, bổ sung thêm các đặc thù cho phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Mô hình marketing 7P ra đời dựa trên mô hình 4P truyền thống. Mô hình mới được thêm vào 3 chữ P gồm:
- Process (quy trình): là quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.
- People (con người): là đại diện, nhân viên của công ty, người tiếp xúc trực tiếp và trao đổi cùng khách hàng.
- Physical evidence (bằng chứng vật lý): là các yếu tố trưng bày trong cửa hàng như: không gian cửa hàng, biển hiệu, đồng phục nhân viên,…..
Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing hỗn hợp
Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing hỗn hợp gồm:
- Uy tín – vị trí doanh nghiệp: khách hàng luôn có tâm lý tín nhiệm những sản phẩm, nhãn hiệu mà họ quen dùng hoặc họ tin tưởng. Sự tín nhiệm này với doanh nghiệp thông qua sản phẩm càng lớn thì vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường càng cao.
- Tình huống của thị trường: là sự hình thành, chuyển hóa từ hình thái thị trường này sang hình thái thị trường khác. Trong nền kinh tế thị trường với một loại hàng hóa nào đó sẽ tạo nên các tình huống kinh doanh khác nhau giữa các doanh nghiệp.
- Vòng đời sản phẩm: một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường đến khi rút khỏi thị trường sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có nội dung hoạt động khác nhau. Việc nhận định sau về giai đoạn của vòng đời sản phẩm sẽ dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh không đúng, khiến doanh nghiệp thất bại.
- Tính chất hàng hóa: tùy theo tính chất từng loại hàng hóa mà các doanh nghiệp sẽ có cách tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến marketing hỗn hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Digital marketing là gì? Những điều cần biết về Digital marketing
Với sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0, thói quen và hành...
Tư vấn chiến lược marketing online tổng thể doanh nghiệp
Trong một thị trường đầy cạnh tranh, một chiến lược marketing bài bản không chỉ...
Cách viết Email Marketing hiệu quả, thu hút khách hàng
Việc xây dựng chiến lược Email Marketing đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới bởi...
Digital marketing Agency là gì? TOP 8 loại hình Agency phổ biến
Digital marketing Agency là khái niệm đã xuất hiện trong vài năm gần đây tại...
Cách xây dựng chiến lược Marketing trên mạng xã hội hiệu quả
Trong thời đại số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu...
Mẫu KPI cho nhân viên content marketing và chỉ số đánh giá
Hiện nay, content marketing là một trong những thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực...
Cách xây dựng chiến lược marketing online cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, việc xây dựng...
Engagement trong Marketing là gì? TOP 10+ Engagement phổ biến
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc gắn kết khách hàng là điều vô cùng...
Mẫu KPI cho nhân viên Marketing, Digital Marketing chuẩn nhất
Nhằm đảm bảo mọi hoạt động Marketing đều hướng đến mục tiêu chung của doanh...