15 Plugin seo tốt nhất cho wordpress (Đã được kiểm chứng)

Plugin SEO là công cụ không thể thiếu giúp tối ưu hóa website WordPress, nhưng với hàng trăm lựa chọn có sẵn, làm thế nào để biết đâu là plugin tốt nhất cho nhu cầu của bạn? Vậy những plugin SEO nào thực sự mang lại giá trị và hiệu quả tối ưu cho trang web của bạn? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những plugin SEO tốt nhất cho WordPress, từ những tính năng nổi bật đến cách chúng giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm và gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên. Bạn sẽ được hướng dẫn từng bước để cài đặt và sử dụng các plugin này một cách hiệu quả nhất, cũng như những mẹo để tối ưu hóa chiến lược SEO tổng thể của bạn. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra giải pháp giúp website WordPress của bạn phát triển vượt bậc với những công cụ SEO hàng đầu!

Bạn đang tìm cách để WordPress SEO của mình đi đúng hướng, nhưng lại cảm thấy choáng ngợp bởi số lượng plugin SEO có sẵn? Vậy thì hãy đọc bài hướng dẫn sau đây.

plugin tốt cho wordpress

Hãy search “SEO” trong WordPress plugins directory, bạn sẽ nhận được 49 trang kết quả như thế này.
plugin seo tốt nhất cho wordpress
Có 20 plugin trên mỗi trang, do vậy, tổng số sẽ là 980!

Bây giờ, tôi sẽ thành thật với bạn rằng: không có 1 danh sách cố định nào liệt kê plugin SEO tốt nhất dành cho WordPress cả. Chúng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.

Vì lý do ấy, những plugin dưới đây chỉ đơn thuần là do tôi đã có kinh nghiệm dùng trong nhiều năm qua, và một số trong đó hiện cũng đang được chúng tôi sử dụng trên chính blog Ahrefs (nhận ~ 240 nghìn lượt truy cập hàng tháng từ Google).

Hãy bắt đầu với plugin mà bạn có thể đã biết.

Yoast SEO

Yoast SEO là một trong những plugin WordPress SEO phổ biến nhất, với hơn năm triệu lượt cài đặt – vẫn đang được sử dụng cho đến nay.

Đây cũng là plugin SEO “chính” mà chúng tôi dùng trên Blog Ahrefs.

Vậy bạn có thể làm gì với nó chứ? Rất nhiều thứ.

  • Tạo sitemap XML
  • Xác minh site của bạn trên các Webmaster Tool (Google, Bing, Yahoo, Yandex,…)
  • Loại trừ một số dạng nội dung nhất định (“noindex”) khỏi việc lập chỉ mục trong kết quả của công cụ tìm kiếm (ví dụ: chuyên mục, thẻ, trang media)
  • Tạo mẫu tiêu đề và meta description
  • Tối ưu hóa các trang AMP của bạn (Bạn sẽ cần Glue for Yoast and AMP cho việc này.)

Nhưng đó là tất cả mọi thứ về mặt sitewide. Thế còn ở phạm vi cấp độ trang thì sao?

Yoast thêm một phần SEO meta cho tất cả các trang và bài viết. Tại đây, bạn có thể cài đặt tùy chỉnh thẻ tiêu đề, meta description, thẻ Open Graph, canonical và thẻ meta robot.
 thêm seo meta
CHÚ Ý BÊN LỀ. Nó còn có thêm các thẻ canonical self-referencing (chỉ định url nào là gốc) theo mặc định – rất tốt cho SEO.

Ngoài ra, còn có một tính năng cho bạn biết trang được “tối ưu” như thế nào đối với từ khóa mục tiêu của mình.
tối ưu từ khóa mục tiêu
Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên chú ý quá nhiều về nó.

Tính năng của nó rất đơn giản. Nó cho biết những thứ như vị trí của từ khóa chính xác trong tiêu đề, subheading lẫn nội dung. Nhưng chúng không phải là yếu tố xếp hạng chính, và việc nhắm đến một điểm số hoàn hảo thường sẽ khiến nội dung của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Chỉ số Readability thì có ích hơn một chút, vì nó sẽ cho bạn biết nếu nội dung của mình dễ hay khó đọc (theo thang điểm Flesch Reading Ease). Nó cũng chấm điểm những phần như độ dài câu, phân chia các subheading có hợp lý hay không.
chỉ số readability
Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là gì? Việc cài đặt Yoast SEO sẽ là một sự khởi đầu tốt cho hầu hết những người dùng WordPress.

All in One SEO Pack

All in One SEO Pack có rất nhiều chức năng tương tự như Yoast SEO. Chỉ có điều là nó có thể tùy chỉnh được nhiều hơn một chút và có thêm một vài tính năng khác nữa.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng nó để:

  • Chỉnh sửa file robots.txt của bạn trên giao diện thân thiện với người dùng*
  • Chỉnh sửa file .htaccess của bạn mà không cần FTP*
  • Chặn “các bot xấu”, bao gồm cả referral spam*
  • Chèn markup cho tính năng sitelink search box
  • Tự động tạo thẻ meta description

chỉnh sửa .htaccess
Chỉnh sửa .htaccess bằng All in One SEO Pack.

CHÚ Ý BÊN LỀ. Tất cả các tính năng được đánh dấu bằng (*) cần cài addon miễn phí.

Nó cũng hỗ trợ cho AMP – tích hợp với official AMP WordPress plugin.

Rank Math

Rank Math có lẽ là plugin WordPress SEO mạnh nhất trên thị trường.

Đây là 1 plugin thật sự nổi bật bởi gói tính năng và tính thân thiện với người dùng của mình. Nó còn có cả phần hướng dẫn bạn trong suốt quá trình cài đặt, và sở hữu giao diện UI đẹp nhất trong số các plugin.

Vậy nó có gì mà Yoast và các đối thủ khác lại không có?

  • Tích hợp Google Search Console
  • Chuyển hướng (301, 302, 307, 410, 451)
  • Markup rich snippet (14 loại).
  • Phần xem trước cho Facebook và Twitter

Nó cũng có trình theo dõi lỗi 404, kiểm tra khi khách truy cập vào các trang 404 (đã chết) và còn hiện rõ URL và số lần họ bị vào những trang này.

Sau đó, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách chuyển hướng, khôi phục trang hoặc xóa các liên kết nội bộ tới nó. Rank Math thậm chí còn cho bạn biết trang nào đã trỏ đến để bạn có thể xem link đó được nhấp từ đâu.
theo dõi lỗi 404
Nếu đang muốn chuyển sang Rank Math, bạn có thể import phần setting hiện có của mình từ Yoast hoặc All in One SEO Pack.
 

The SEO Framework

The SEO Framework là một sự lựa chọn thay thế tuyệt vời khác cho Yoast và All in One SEO Pack.

Về mặt tính năng, mặc dù dung lượng nhẹ hơn, nhưng nó cũng có đủ như những plugin khác.

Easy Table of Contents

Google khuyên chúng ta nên chia những phần nội dung dài thành các đoạn hợp lý liên kết với anchor on-page.

Đảm bảo các trang dài, đa chủ đề trên site của bạn được sắp xếp tốt và chia thành các phần hợp lý riêng biệt. Thứ hai, hãy chắc rằng mỗi phần có một anchor liên kết với tên mô tả nó (nghĩa là, không phải chỉ là “Mục 2.1”) và trang của bạn nên bao gồm một “table of contents” liên kết với từng anchor.

Đó là tính năng của plugin này – nó thêm 1 bảng mục lục vào các bài và trang của bạn để giúp chúng dễ dàng điều hướng hơn.
Nó sẽ trông như thế này trong thực tế:
mục lục bài viết
Một bảng mục lục sẽ giúp người dùng đỡ nản hơn khi đọc các trang dài như vậy. Do vậy, nó có thể mang lại một knock-on effect (hiệu ứng dây chuyền gián tiếp) tích cực cho SEO để cải thiện những yếu tố xếp hạng như time on page, bounce rate và dwell time.

Nó còn có tính năng để người dùng cũng có thể click vào các jump link trên SERP – giúp tăng CTR của bạn.
các jump link trên serp
Nó cực kỳ dễ tùy chỉnh.
Bạn có thể chọn chính xác nơi để chèn anchor, bao gồm các loại heading (H2, H3,…) chỉ trên một số trang hoặc kể cả tất cả các trang.

Broken link checker

Broken link checker tìm các liên kết gãy trên website của bạn – cả internal lẫn external.

Nếu thấy bất kỳ link nào, nó sẽ cho bạn biết HTTP code status (ví dụ: 404, 410), anchor text và source link. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng để tìm và sửa chúng hơn.

broken links
Bởi plugin này luôn hoạt động mọi lúc, nó có thể liên tục kiểm tra chúng và thông báo cho bạn qua email nếu có bất kỳ link nào bị gãy.

Nhưng tính năng tốt nhất của nó có lẽ là sửa được hàng loạt các liên kết chỉ với một vài lần nhấp chuột.

Ví dụ, dưới đây là một broken link mà plugin này đã phát hiện trên website của tôi. Nếu tôi nhấp vào “unlink”, thì link đó sẽ bị xóa khỏi bài viết.
Unlink
Cái hay nhất ở đây có lẽ là nó gợi ý các link cần thay thế, và từ đó bạn có thể đổi liên kết đã chết thành một liên kết đang hoạt động chỉ với 1 lần nhấp chuột – mà không cần phải vào lại bài đó để đổi.
gợi ý link cần thay thế
Nó cũng có tính năng chuyển hướng 301, và bạn cũng sửa được bằng cách điều hướng link đích từ địa chỉ cũ sang mới.
chuyển hướng 301
Vậy nhược điểm của nó là gì?

Thật không may, plugin này có thể làm chậm website của bạn bởi nó sử dụng rất nhiều băng thông. Nó không phải là loại mà chúng tôi khuyên bạn nên dùng nếu bạn có hosting với giá siêu rẻ hoặc chậm. Thực tế là, một người dùng đã báo cáo mất khoảng 20% lượng truy cập của mình khi sử dụng nó – có lẽ là bởi nó còn gây ra ảnh hưởng xấu đến tốc độ site đối với những người dùng khác nữa.

Vì vậy, tốt nhất là khi dùng plugin này, bạn cũng thỉnh thoảng nên deactivate.

BẠN MUỐN TÌM CÁC BROKEN LINK TRÊN SITE CỦA MÌNH MÀ KHÔNG CẦN PHẢI TỐN CÔNG TRÊN WEB SERVER?

Thu thập dữ liệu website của bạn với một công cụ của bên thứ ba như Ahrefs Site Audit.

Nó hiện ra các link chết trên website của bạn, thêm hơn 100 vấn đề về kỹ thuật và on-site.

các liên kết lỗi external 4xx
Các liên kết external lỗi 4XX được tìm thấy thông qua công cụ Ahref.

Shortpixel

Shortpixel nén và tối ưu hình ảnh trên website của bạn.

Bởi các file ảnh thường sẽ load chậm nhất khi có ai đó truy cập vào site của bạn, nên việc tối ưu ảnh có thể tác động tích cực rất lớn tới tốc độ trang – một yếu tố xếp hạng vào năm 2010.

Nó cực kỳ dễ sử dụng. Chỉ cần cài, chọn setting theo ý bạn và sau đó nó sẽ tự động tối ưu hóa bất cứ hình ảnh nào mà bạn tải lên.

Các kiểu nén có sẵn là lossy (không mất dữ liệu), lossless (mất dữ liệu) và glossy (nén ở mức giữa 2 kiểu vừa rồi), và nó còn hỗ trợ cả ảnh Retina 2x.
nén và tối ưu hình ảnh
Nó nén được các tệp JPG, PNG, GIF, PDF. Ngoài ra, cũng có một option để chuyển đổi sang WebP.

Bạn có thể tối ưu được rất nhiều ảnh cùng một lúc. Chỉ cần kích hoạt, nó sẽ tối ưu tất cả các ảnh đã có trên site theo tùy chỉnh.

tối ưu nhiều hình ảnh
Shortpixel cho 100 lần sử dụng miễn phí mỗi tháng.

EWWW Image Optimizer sẽ là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang tìm một phiên bản thay thế hoàn toàn miễn phí.
 

a3 Lazy Load

A3 Lazy Load là một plugin đơn giản để cài chế độ lazy-loading cho hình ảnh trên trang.

Khi kích hoạt nó, hình ảnh bên ngoài viewport (khu vực hiện ra trên màn hình) sẽ không được load cho đến khi người dùng kéo đến chỗ chúng hiển thị. Nó cải thiện tốc độ trang – (nhắc lại một lần nữa) đây chính là một yếu tố xếp hạng.

Phần lớn thì nó hoạt động khá tốt. Chỉ cần cài đặt và kích hoạt.

Nếu muốn loại trừ một số trang nhất định khỏi chế độ ảnh lazy-loading, bạn cũng điều chỉnh được trong phần cài đặt.
page type exclusions
Bạn cũng có thể tắt tính năng này với một số dạng hình ảnh.
Ví dụ, ảnh trong Gravatars.
lazy load images

HREFLANG Tags Lite

Hreflang là một thuộc tính HTML được sử dụng để chỉ định vùng và ngôn ngữ của 1 trang web mà bạn muốn. Nếu có nhiều phiên bản của cùng một trang với các ngôn ngữ khác nhau, bạn có thể sử dụng thẻ hreflang để khai báo cho các công cụ tìm kiếm như Google về những trang kiểu này. Điều đó giúp họ đưa ra được phiên bản phù hợp hơn với người dùng của họ.

Hreflang Tags Lite rất dễ sử dụng. Cài đặt, rồi chọn menu dropdown để thêm các URL được dịch của bất kỳ trang hoặc bài nào.
hreflang tags
Như bạn thấy, bạn cũng có thể sử dụng nó để đặt các thẻ x-default..

Tất nhiên, đây không phải là cách hiệu quả nhất để thêm các thẻ hreflang nếu bạn có một site lớn. Nhưng nó vẫn hữu hiệu cho các site nhỏ hơn với một lượng nội dung nhỏ được dịch.

Đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng nó trên Blog Ahrefs.

Ví dụ: đây là setting trên hướng dẫn đầy đủ của chúng tôi về SEO WordPress, chúng tôi cũng đã dịch sang tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha:
hreflang tags lite
CHÚ Ý BÊN LỀ. Vì một số lý do, plugin này đã có vài đánh giá thấp. Nhưng chúng tôi vẫn dùng trên blog của Ahrefs và nó hoạt động rất tốt.

Bạn đang tìm một plugin dành cho các site lớn hơn? Hãy thử Polylang.

Redirection

Redirection là một plugin đơn giản khi thực hiện chuyển hướng 301.

Cách sử dụng nó cực kỳ dễ. Nhập URL gốc và URL muốn redirect, sau đó nhấn vào “add redirect”.
chuyển hướng 301
Ngoài ra còn có hỗ trợ cho các chuyển hướng 3XX khác…
chuyển hương 3xx
…cũng như 4XX status code:
chuyển hướng 4xx
Đối với người dùng nâng cao hơn, có một lựa chọn để sử dụng regex matching cho các chuyển hướng, dấu gạch chéo bị bỏ qua, các parameter URL bị bỏ qua,…

Trên tất cả, nó miễn phí 100%. Không có phiên bản cao cấp nào.

WP Super Cache

Caching là rất quan trọng nếu bạn muốn website của mình load nhanh nhất có thể.

Caching là gì? Sau đây là lời giải thích tốt nhất mà tôi đã tìm thấy:

Thông thường, mỗi lần trình duyệt request một trang web, server phải thực hiện một loạt các phép tính phức tạp (và tốn thời gian). Nó lấy các bài đăng mới nhất, tạo header và footer, tìm các tiện ích sidebar site của bạn,… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả của tất cả các tính toán này sẽ hoàn toàn giống nhau. Điều đó chẳng phải tuyệt vời hay sao, nếu chúng ta có thể đơn giản làm cho server ghi nhớ kết quả cuối cùng, thay vì xử lý từng request riêng biệt? Nó chính xác là những gì mà caching biểu hiện!

Tiếp theo, cái mà WP Super Cache hoạt động là tạo ra các phiên bản HTML tĩnh của tất cả nội dung động trên website của bạn. Sau đó, nó sẽ hiển thị các trang đó cho khách truy cập thay vì các phiên bản động load chậm hơn.

Kết quả cuối cùng là như nhau, nhưng các trang web được hiện ra nhanh hơn. Đây là một trường hợp win-win.

Đối với hầu hết người dùng, chỉ cần kích hoạt caching cơ bản là đủ.
kích hoạt caching
Nó chỉ đơn giản vậy thôi.

Còn đối với dân chuyên môn hơn, có một số tuỳ đặt nâng cao để chọn (ví dụ: vô hiệu hóa caching với khách truy cập có để cookie.)

tùy chọn caching
Một số tùy chọn caching cho người dùng nâng cao.

Một điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng plugin caching như thế này là bạn nên xóa cache bất cứ khi nào bạn thực hiện thay đổi trên site của mình. Nếu không, nó sẽ không hiển thị cho khách truy cập ngay lập tức được.

Autoptimize

Autoptimize thu nhỏ, nén và tạo cache các script và style (ví dụ: CSS, Javascript, HTML,…).

Nói tóm lại, nó giúp tăng tốc website của bạn.

Nó cũng kết hợp với Shortpixel để tối ưu và convert hình ảnh sang định dạng WebP – được tạo cache và tải từ Shortpixel’s global CDN để giúp mọi thứ nhanh hơn. (Nó hoàn toàn tùy chỉnh được. Chỉ cần tích ô trong phần cài đặt để kích hoạt).
image optimization
Ngoài ra, còn có tính năng lazy-loading và thêm một tùy chọn để tối ưu hóa cách Google Fonts được tải.
extra auto-optimization

Really Simple SSL

HTTPS là 1 yếu tố xếp hạng, nên điều quan trọng là bạn nên có SSL trong năm 2019.

LetsEncrypt cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí, và rất nhiều dịch vụ hosting hỗ trợ plugin này. Nhưng cài đặt chứng chỉ SSL không  phải là tất cả những gì bạn nên làm. Bạn cũng cần phải chuyển hướng vĩnh viễn version HTTP site của bạn sang HTTPS.

Really Simple SSL làm điều này rất…đơn giản. Chỉ cần cài đặt, và chọn trong phần setting.
really simple ssl
Nó cũng có thể giúp fix mixed content (nghĩa là khi nội dung an toàn và không an toàn được tải qua SSL) trên site của bạn – đây là một vấn đề phổ biến trong quá trình chuyển đổi. Một lần nữa, tất cả những gì bạn phải làm là chọn trong setting.

QUAN TRỌNG

Really Simple SSL làm rất tốt trong việc giải quyết hầu hết các vấn đề phát sinh khi chuyển từ HTTP sang HTTPs.

Nhưng không phải lúc nào nó cũng hoàn hảo.

Bởi vậy, một công cụ như Ahrefs Site Audit sẽ rất đáng để bạn kiểm tra site của mình xem có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến SSL còn sót lại hay không, ngay cả sau khi cài đặt và cấu hình plugin này

Nó sẽ phát hiện ra các vấn đề như:

  • Chuyển hướng HTTP sang HTTPs
  • Canonical HTTP đến HTTPS
  • Liên kết nội bộ đến các trang HTT

Anti-spam

Anti-spam lọc các comment spam mà không yêu cầu tới captcha.

Các comment spam thường không gây ra các vấn đề lớn về SEO, miễn là các liên kết trong phần bình luận của bạn là nofollow. Nhưng Google tuyên bố rằng các comment này vẫn có hại, và họ có thể xóa hoặc hạ cấp những trang bị tràn ngập spam do người dùng tạo để bảo vệ chất lượng kết quả tìm kiếm của họ.

Điều đó có nghĩa là các comment spam vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình SEO của bạn ngay cả khi chúng là nofollow.

May mắn thay, plugin Anti-spam giúp loại bỏ chúng dễ dàng.

Chỉ cần cài đặt nó, và bạn đã giải quyết xong mọi vấn đề

Rel NoFollow Checkbox

Việc đặt “nofollow” cho các link trong WordPress sẽ rất dễ nếu bạn biết HTML. Chỉ cần thêm một thẻ rel=”nofollow” trong phần text/code editor.Nhưng không phải ai cũng sử dụng code editor. Nhiều người thích visual editor hơn.
Plugin này giải quyết vấn đề đó chỉ bằng cách chọn tích “nofollow”.
rel nofollow checkbox
Tích vào ô này để đặt bất cứ link nào nofollow.

CHÚ Ý BÊN LỀ. Rel Nofollow Checkbox chỉ hoạt động nếu bạn đang dùng Classic Editor và không phải Gutenberg.

Các tip SEO hay nhất cho WordPress

Nếu việc xếp hạng cao trong Google dễ như khi cài đặt một vài plugin SEO, thì tất cả những người dùng website WordPress đều sẽ có rất nhiều traffic.

Thật không may, đó không phải là thực tế.

Gần đây chúng tôi đã nghiên cứu 3,2 triệu site WordPress và thấy rằng phần lớn chúng không có lượng truy cập organic.
wordpress và wix
Bạn không muốn mình nằm trong số này?

Hãy làm theo 3 mẹo SEO đơn giản sau:

  1. Lúc nào cũng phải nghiên cứu

Quá trình viết bài cần thời gian – rất nhiều là đằng khác.

Mỗi bài chúng tôi đăng trên Blog Ahrefs thường mất 15-20 tiếng để viết.

Nhưng làm thế nào để chúng tôi chắc chắn rằng thời gian đó không bị lãng phí chứ? Đó là chỉ viết về các chủ đề mà chúng tôi biết mọi người đang tìm kiếm.Vậy chúng tôi làm điều đó như thế nào? Chính là nghiên cứu từ khóa.

Không có cách nào chuẩn nhất cả, nên tốt hơn hết là bạn hãy bắt đầu từ việc nhập một số từ và cụm từ cần thiết vào một công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs Keywords Explorer.
Ví dụ: nếu bạn có một blog tập fitness, bạn có thể nhập các từ như:

  • build tăng cơ
  • giảm cân
  • cách giảm cân

Từ đó, vào tiếp báo cáo “Questions” để xem các câu mà mọi người đang hỏi, cùng với lượng tìm kiếm hàng tháng của chúng.

questions
CHÚ Ý BÊN LỀ. Bạn không dùng Ahrefs? Hãy thử Answer the Public.

Nếu trang web của bạn mới và chưa có nhiều “authority”, hãy sử dụng bộ lọc Keyword Difficulty (KD) để tìm một số chủ đề có độ cạnh tranh thấp thì sẽ dễ xếp hạng hơn.

keyword difficulty
Đã tìm ra một chủ đề mà bạn muốn viết? Làm theo hướng dẫn SEO on-page của chúng tôi để giúp bạn có cơ hội tốt nhất để xếp hạng.

  1. Đừng quên việc xây dựng liên kết

Liên kết là một yếu tố xếp hạng quan trọng.

Tại sao chúng tôi lại biết được điều đó? Bởi Google dựa trên một thuật toán được gọi là PageRank. Chính vì vậy, hãy sử dụng các backlink cho việc xếp hạng các trang trên web.

Hơn nữa, chúng tôi đã nghiên cứu gần một tỷ trang web và tìm thấy một mối tương quan rõ ràng giữa liên kết từ các website duy nhất (referring domain) và lượng truy cập organic.

referring domains và search traffic
Nhưng làm thế nào để bạn có được nhiều backlink chất lượng cao hơn cho website WordPress của mình?

Hãy bắt đầu với video này:

  1. Hãy biến các internal link trở thành lợi thế của mình

Liên kết nội bộ là các liên kết từ trang này trỏ tới trang khác trên cùng 1 domain.

Google sử dụng chúng để tìm ra nội dung mới, và chúng cũng có đóng góp tới việc luân chuyển PageRank trên site của bạn. Điều đó quan trọng bởi, như đã đề cập ở trên, PageRank là nền tảng của Google search.

Đó có lẽ là lý do tại sao Google nói điều này:

Số lượng liên kết nội bộ trỏ đến một trang là một tín hiệu cho các công cụ tìm kiếm về tầm quan trọng tương đối của trang đó.

Thật không may, Google đã ngừng công khai điểm số PageRank vào năm 2016, do vậy, sẽ không có cách nào để xem PageRank của các trang trên site bạn.

Nhưng cũng có các chỉ số tương tự như vậy, chẳng hạn như URL Rating (UR) của Ahrefs – cho thấy “authority” của các backlink trên một trang web dựa vào thang điểm 100.

Để xem URL Rating của 1 trang web, paste URL vào Ahrefs Site Explorer.
url rating

Theo nghiên cứu của chúng tôi về ~ 14 triệu trang web, có một mối tương quan rõ ràng giữa một URL Rating (UR) và lượng traffic organic của 1 trang.

url rating và search traffic
Có hai cách để tăng UR của một trang:

  1. Xây dựng các backlink cho nó
  2. Tạo liên kết nội bộ từ các trang authority cao

Kết luận cuối

WordPress SEO cũng không khác gì so với bất kỳ kiểu SEO nào khác.

Do vậy, plugin sẽ không phải là yếu tố duy nhất đóng góp tới việc SEO thành công. Chúng chắc chắn sẽ giúp cho việc quản lý một số mặt về kỹ thuật và on-page trở nên dễ dàng hơn, nhưng đó không phải là cái quan trọng nhất trong SEO.