SEO và SEM là hai thuật ngữ trong Digital Marketing được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này với nhau. Thậm chí, nhiều marketer chuyên nghiệp cũng gặp lúng túng khi được hỏi sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Nhằm giải đáp chi tiết, chúng tôi đã tổng hợp được một số thông tin chính xác dưới đây cho bạn tham khảo.
SEO và SEM là gì?
SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) được xem là 1 phần của SEM. Chúng bao gồm chiến thuật tối ưu công cụ tìm kiếm không trả phí và có trả phí.
SEM được sử dụng để chỉ riêng co tìm kiếm có trả phí, chúng là quá trình gia tăng lượng traffic cho website bằng cách mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, SEO được định nghĩa là quá trình nhận lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm miễn phí hoặc có trả phí.
Tóm lại, SEM là chiến thuật tìm kiếm có trả phí còn SEO là chiến thuật tìm kiếm miễn phí.
SEO = SEO ONPAGE + SEO OFFPAGE
SEO ONPAGE là gì?
SEO Onpage là các hoạt động tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trên website với mục đích nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Qua đó, website có cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Những công việc của SEO ONPAGE
Có 6 công việc cơ bản cần làm đối với SEO ONPAGE bao gồm:
Tối ưu URL
URL càng ngắn thì khả năng trang web được tăng thứ hạng càng cao. Theo đó, hãy để từ khóa chính xuất hiện trong URL và cần có sự liên quan đến bài viết. Ngoài ra, URL cũng cần ngắn gọn và đủ ý, trung bình từ 55-60 word.
Tối ưu thẻ Title
Tiêu đề chính là yếu tố đầu tiên giúp thu hút người dùng. Ngoài ra, tối ưu tiêu đề giúp crawl dữ liệu nhanh chóng, chính xác hơn. Theo đó, bạn cần chú ý một số tiêu chí khi tối ưu title như sau:
- Tiêu đề chứa từ khóa có lượng search cao thứ 2.
- Không để URL và Title giống nhau 100&.
- Mỗi title được ngăn cách bằng dấu – hoặc |
- Từ khóa chính SEO được đặt ở vị trí đầu tiên để tăng tỷ lệ CTR và xếp hạng.
- Title cần có sự diễn đạt tự nhiên, hạn chế gượng ép, nhồi nhét từ khóa.
Nếu bạn muốn tối ưu trang chủ, cần thêm tên thương hiệu ở tiêu đề và có liên quan đến nôi dung của tên miền.
Tối ưu thẻ Heading
Đối với thẻ H1, SEO Onpage cần thực hiện các công việc như sau:
- Chứa từ khóa SEO
- Bao hàm và có liên quan chính tới bài viết
- Một bài viết chỉ bao gồm 1 thẻ H1
- H1 nên là từ khóa LSI khác với URL (Đây là từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề)
Ví dụ, nếu từ khóa là Đà Nẵng, Nha Trang thì LSI có thể thấy là tắm biển, cáp treo, Vinpearl, hải sản,…
Về thẻ H2, H3, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không dài dòng, thể hiện nội dung chính của đoạn text bên dưới
- Có thể triển khai thêm nhiều tiêu đề phụ để làm rõ ngữ nghĩa.
- Hạn chế nhồi nhét từ khóa, diễn đạt tự nhiên và chú trọng nội dung có nghĩa cho người dùng.
Tối ưu thẻ mô tả hình ảnh
Đây là việc liên quan đến tối ưu những hình ảnh trong bài viết vô cùng quan trọng. Theo đó, bot Google nhận biết nhanh về nội dung chữ. Tuy nhiên, nội dung ảnh thì chưa thể nhận biết, vì vậy, thẻ alt sẽ giúp chúng nhận dạng nhanh chóng.
- Alt cần không dấu và có “-” giữa các từ
- Tối ưu mô tả cho hình ảnh
Tối ưu Internal link
Đây là yếu tố quan trọng trong xây dựng điều hướng cấu trúc liên kết trên website. Việc tối ưu Internal link sẽ giúp cho các bài điều hướng đến nhau nếu có liên quan đến chủ đề hoặc nội dung. Qua đó, người đọc sẽ tìm kiếm được nhiều bài viết hữu ích hơn trên website của bạn. Đồng thời, Google cũng đánh giá rất cao yếu tố này.
Tối ưu nội dung
Các công việc quan trọng cần thực hiện khi tối ưu nội dung như sau:
- Tối ưu độ dài: Bài viết SEO chuẩn có độ dài khoảng 1300-1800 từ hoặc những bài phân tích chuyên sâu thì có độ dài khoảng 2000-3000 từ.
- Tối ưu TOC: Đây là hoạt động tối ưu mục lục cho bài viết cần có sự khoa học, thuận tiện tìm kiếm.
- Tối ưu nội dung: Bạn cần đảm bảo nội dung truyền tải đúng như chủ đề đã đặt ra và cung cấp những kiến thức hữu ích với người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng nội dung thu hút, truyền tải mới lạ để thu hút nhiều lượt traffic.
SEO OFFPAGE
Đây là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website bao gồm Backlinks (liên kết ngoài trỏ về website), Social Media, Social Media Bookmarking với mục đích nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên Google và kéo lượng truy cập lớn.
Tổng quan về SEM
SEM liên quan đến khả năng hiển thị tìm kiếm trên Google thông qua quảng cáo có trả phí trên một lần click chuột (pay-per-click). Ngoài ra, cũng có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng cho hoạt động SEM như: quảng cáo tìm kiếm phải trả tiền – có trả tiền, cost-per-click ads. Trong dó, cost-per-click ads cho phép bạn chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua từ khóa phù hợp với truy vấn tìm kiếm. Chúng hiển thị bên trên danh sách không phải trả phí và tăng cơ hội hiển thị của các trang web, bài blog, landing page,…
Các chiến lược SEM đặc trưng
SEM có những chiến lược chính như sau:
- Xây dựng chiến lược quảng cáo dựa trên chân dung đối tượng cụ thể như địa lý, ngành, nhân khẩu học,…
- Tạo nhóm quảng cáo gồm nhiều loại từ khóa mục tiêu.
- Viết quảng cáo chất lượng có sử dụng từ khóa chọn lọc.
- Thiết lập và đặt ngân sách quảng cáo.
- Theo dõi, tổng hợp số liệu như tổng số lần click chuột, tỷ lệ trung bình chi phí, số lần hiển thị.
Điểm giống và khác nhau của SEO so với SEM
Sau đây là bảng so sánh chi tiết điểm giống và khác biệt giữa SEO và SEM cho bạn tham khảo:
SEO | SEM | ||
Điểm khác nhau |
Chi phí | Không mất phí |
Có thể nhìn thấy các quảng cáo được đánh dấu trên SERPs thông qua biểu tượng “Ad” Tốn phí cho mỗi lần nhấp chuột hoặc hiển thị |
Kết quả | Mất một thời gian mới cho thấy kết quả | Cho thấy kết quả gần như ngay lập tức trong bảng kết quả hiển thị tìm kiếm | |
Sự bền vững | Mang lại kết quả lâu dài | Sự hiển thị của trang web sẽ dừng sau khi tắt quảng cáo | |
Khả năng tùy chỉnh | Phức tạp do bản chất của thuật toán | Dễ dàng do dữ liệu luôn có sẵn, bạn có thể nhắm mục tiêu và kiểm tra bản sao của các đối tượng trước đó | |
Điểm giống nhau |
● Cả SEO và SEM đều cải thiện thứ hạng website khi khách hàng tìm kiếm từ khóa nào đó ● Thu hút lượt traffic và tiếp cận với khách hàng tiềm năng ● Khuyến khích người dùng nhấp vào trang web của bạn ● Giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình ● Tùy chỉnh và theo dõi liên tục để mang lại lượt traffic lâu dài. |
Trên đây là khái niệm chi tiết và sự khác biệt giữa SEO và SEM. Hy vọng rằng, bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
KPI SEO là gì? TOP 10+ chỉ số đo lường KPI SEO hiệu quả
Trong một chiến dịch SEO, KPI SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó...
Từ khoá là gì? Vai trò và cách chọn từ khóa trong SEO
Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng sử dụng để nhập...
[Giải đáp] SEO bao lâu thì lên TOP Google?
Cần SEO bao lâu thì lên TOP Google? Đây là một trong những câu hỏi...
30+ Thủ thuật làm SEO hiệu quả giúp Website xếp hạng cao
Trong thế giới digital ngày nay, việc đưa website lên top đầu kết quả tìm...
Lỗi 404 Not Found là gì? 9 Cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả
Bạn đã bao giờ truy cập vào một trang web và nhận được thông báo...
Thẻ Alt là gì? Cách viết thẻ Alt chuẩn SEO để tăng thứ hạng
Google không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm bằng văn bản mà còn thông...
Schema Markup là gì? Một số ví dụ cụ thể về Schema Markup
Schema Markup là một thành phần trong SEO. Rất nhiều SEOer vẫn thường trăn trở...
Dịch vụ SEO Web thương mại điện tử hiệu quả, giúp tăng doanh thu
Hiện nay, các hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với...
Rich Snippets là gì? Cách áp dụng Rich Snippets cho Website
Trong SEO, có không ít thuật ngữ được dùng để chỉ ra những ảnh hưởng...