Chi phí làm SEO luôn là yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi đang có ý định triển khai SEO. Việc đầu tư vào SEO giúp nâng cao thứ hạng tìm kiếm, tạo dựng được thương hiệu bền vững và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, chi phí làm SEO cho doanh nghiệp là con số không hề nhỏ và có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết!
Tổng hợp chi phí làm SEO cho doanh nghiệp
Về cơ bản, báo giá chi phí SEO cho mỗi doanh nghiệp sẽ bao gồm: chi phí hạ tầng công nghệ, chi phí cho nhân sự làm SEO và chi phí rủi ro. Dưới đây là thông tin chi tiết!
Chi phí hạ tầng công nghệ
Chi phí hạ tầng công nghệ của một dự án SEO gồm chi phí cho việc xây dựng, tối ưu trang web, xây dựng website vệ tinh cũng như mua các phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ SEO. Đồng thời, chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ sẽ có sự chênh lệch tùy vào việc doanh nghiệp lựa chọn tự triển khai làm SEO hoặc thuê Agency làm SEO.
Khi doanh nghiệp tự triển khai làm SEO
Chi phí xây dựng, tối ưu trang web
Để làm SEO bắt buộc bạn phải có 1 trang web, và để xây dựng website, bạn cần phải có bỏ chi phí để xây dựng, thiết kế, mua host và domain. Dưới đây là chi phí xây dựng web cơ bản nhất:
- Chi phí hosting: Dao động trong khoảng 130.000 VNĐ/tháng và nếu mua hosting theo năm thì chi phí khoảng 1.600.000 VNĐ/năm.
- Chi phí mua domain (tên miền): Tương tự như hosting, khi xây dựng website bạn cần phải bỏ chi phí duy trình tên miền hàng năm. Thông thường, các đuôi tên miền như .vn hay .com.vn sẽ có giá thành cao hơn so với tên miền đuôi .edu, .net… Chi phí tên miền .vn trong năm đầu dao động khoảng 780.000 VNĐ/năm. Các năm tiếp theo, bạn cần thanh toán mức phí duy trì là 470.000 VNĐ/năm.
- Chi phí thiết kế website: Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp với chi phí khác nhau. Chẳng hạn tại Seo Việt, hiện đang triển khai 3 gói thiết kế web với chi phí dao động từ 3.000.000 VNĐ đến hơn 7.000.000 VNĐ tùy theo yêu cầu, tính năng mà khách hàng yêu cầu.
Chi phí mua công cụ SEO
Để tăng hiệu quả cho dự án SEO, doanh nghiệp cần đầu tư cho các công cụ SEO trả phí. Dưới đây là chi phí một số công cụ SEO thông dụng nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Công cụ check thứ hạng từ khóa Serphrobot: Khoảng $5/ 1 tháng cho 300 bot/ 1 ngày ~ 300 lượt từ khóa được check /1 ngày. Trung bình một dự án SEO sẽ mất gần 450.000 VNĐ/tháng, gần 5.500.000 VNĐ/năm.
- Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io: Chi phí khoảng gần 1.800.000 VNĐ/tháng.
- Công cụ phân tích website Ahref: Chi phí dao động khoảng 4.150.000 VNĐ/tháng cho bản tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp thường sử dụng các bản miễn phí hoặc bản mua chung bởi các bản trả phí tiêu chuẩn có chi phí khá lớn. Nếu sử dụng bản mua chung, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 200.000 VNĐ/tháng và gần 2.400.000 VNĐ/năm cho cả công cụ Keywordtool.io + Ahref.
Chi phí xây dựng website vệ sinh
Chi phí làm SEO cho doanh nghiệp bao gồm cả chi phí xây dựng website vệ tinh. Xây website vệ tinh là phương pháp hỗ trợ SEO giúp mang về lượng lớn backlink. Tương tự như xây dựng website, xây dựng web vệ tinh cũng bao gồm chi phí mua tên miền, mua hosting. Tuy nhiên, thường 1 site vệ tinh là không đủ, các doanh nghiệp cần đầu tư từ 5 – 7 site vệ tinh. Tổng chi phí xây dựng website vệ tinh bao gồm chi phí mua domain, hosting, thiết kế… dao động khoảng 40.000.000 đến 41.000.000 VNĐ
Khi doanh nghiệp thuê Agency
Chi phí xây dựng/tối ưu website
Mặc dù thuê Agency, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải sở hữu hoặc tự xây dựng một trang web. Và chi phí giữa hai trường hợp là tương đồng bởi doanh nghiệp đều cần thuê 1 bên thiết kế web chuyên nghiệp để làm. Trong trường hợp nếu khách hàng lựa chọn Seo Việt để thực hiện dự án SEO, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách thiết kế web với mức giá ưu đãi hấp dẫn.
Chi phí mua công cụ SEO
Khi thuê Agency làm SEO, doanh nghiệp không tốn bất cứ chi phí nào để mua công cụ SEO. Bởi các Agency sẽ phải tự đầu tư các công cụ SEO để phục vụ các dự án của mình.
Chi phí xây dựng website vệ tinh
Thông thường, chỉ với các dự án khó, mức độ cạnh tranh cao thì mới cần sử dụng đến phương án site vệ tinh. Đa số các dự án của Seo Việt ít khi áp dụng cách này. Tuy nhiên, trong trường hợp phải xây dựng site vệ tinh thì doanh nghiệp cũng không phải bỏ thêm chi phí cho khoản này.
Chi phí cho nhân sự làm SEO
Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp tự triển khai dự án SEO hay thuê Agency thì chi phí cho nhân sự sẽ có sự khác nhau. Cùng tìm hiểu chi phí làm SEO cho doanh nghiệp – chi phí thuê nhân sự dưới đây!
Khi doanh nghiệp tự triển khai
Để tự triển khai SEO, doanh nghiệp cần phải xây dựng nhân sự cho phòng SEO. Một nhân sự SEO cần phải đáp ứng được các công việc sau:
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ: Một SEOer phải biết được đối thủ nào đang cạnh tranh trực tiếp với mình. Họ triển khai SEO như thế nào, hiệu quả ra sao. Từ những đánh giá về đối thủ và bản thân, SEOer sẽ phải đưa ra các giải pháp cụ thể để mang lại hiệu quả cho chiến dịch SEO của mình.
- Audit website: Trước khi triển khai dự án SEO, việc kiểm tra, audit lại website là điều cần thiết. Các SEOer sẽ phải dùng các công cụ SEO để kiểm tra, đánh giá website đang có những lỗi nào, cần khắc phục điểm nào để đạt được kết quả tốt nhất.
- Nghiên cứu khách hàng và hành vi search online của họ: Doanh nghiệp có thể cung cấp các insight về khách hàng dựa trên kinh nghiệm hoạt động. Tuy nhiên, bản thân các SEOer cần phải nắm rõ hành vi khách hàng trên môi trường online của họ. Điều này sẽ giúp các SEOer lên kế hoạch SEO chính xác, hiệu quả.
- Nghiên cứu từ khóa: SEOer cần biết cách sử dụng công cụ để list ra bộ từ khóa. Sau đó sắp xếp, phân chia từng nhóm từ khóa sao cho phù hợp.
- Tối ưu Onpage: SEOer cần hiểu rõ các tiêu chí Onpage và phối hợp với đội ngũ thiết kế, lập trình viên để tối ưu các tiêu chí này.
- Tối ưu SEO Offpage: Các công việc Offpage mà các SEOer cần thực hiện gồm: đi backlink, xây dựng và chia sẻ trên trang social.
- Tối ưu Content: SEOer phải là người lên outline và định hướng content để đảm bảo nội dung trong bài viết phù hợp với insight của khách hàng.
- Check và kiểm tra thứ hạng từ khóa thường xuyên: Hàng ngày, SEOer cần phải thực hiện kiểm tra thứ hạng từ khóa. Nếu từ khóa chưa lên TOP cần phải có kế hoạch cải thiện phù hợp.
Như vậy, có thể thấy rằng, doanh nghiệp nếu muốn triển khai một dự án SEO cần phải có một Leader SEO cứng để lên kế hoạch rõ các công việc. Đồng thời đảm bảo các đầu việc được thực hiện trôi chảy. Chi phí để thuê một Leader SEO cứng, có kinh nghiệm khoảng 15.000.000 – gần 20.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài ra, để hỗ trợ các đầu công việc khác, cần phải có thêm 1 SEO executive full time với mức lương khoảng 7.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ/tháng.
Bên cạnh nhân viên SEO, các doanh nghiệp cũng cần thuê nhân sự Content để triển khai các bài viết. Mức lương cho một nhân viên Content dao động từ 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê CTV Content ở bên ngoài với giá dao động khoảng 80.000 – 100.000 VNĐ/bài/1000 từ. Tuy nhiên, để dễ dàng quản lý và vận hành, tốt nhân doanh nghiệp nên tuyển dụng nhân sự in house.
Có thể thấy rằng, chi phí nhân sự phòng SEO của doanh nghiệp xây dựng trong vòng 1 năm khá cao. Ngoài ra, dự trù chi phí trên chỉ mới tính phần lương, còn trong thực tế, doanh nghiệp sẽ phải chi trả thêm các chi phí liên quan như: bảo hiểm cho nhân viên; thưởng lễ, Tết; tiền đầu tư thiết bị làm việc; thuê văn phòng…
Khi doanh nghiệp thuê Agency
Về mặt cơ cấu dự án, các Agency cũng có cơ cấu nhân sự với SEO Leader, SEO Executive, Content Executive. Tuy nhiên, nếu chọn thuê Agency, doanh nghiệp không phải lo về mặt nhân sự. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần cử 1 bạn làm Marketing am hiểu về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp và có kiến thức cơ bản về Content để phối hợp duyệt nội dung cùng Agency và theo dõi tiến độ dự án. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được kha khá thời gian trong việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự so với tự triển khai SEO. Chi phí về nhân sự doanh nghiệp sẽ không mất một khoản phí nào.
Chi phí rủi ro khi làm SEO
Chi phí làm SEO cho doanh nghiệp sẽ bao gồm cả chi phí rủi ro. Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp tự triển khai SEO hoặc thuê Agency mà chi phí rủi ro sẽ thấp hoặc cao.
Khi tự triển khai
Trong thực tế, khi tự triển khai SEO, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Có thể kể đến như:
- Khó tuyển được Leader SEO có chuyên môn cao: Bởi hầu hết nhân sự có khả năng quản lý và lên kế hoạch SEO đang đầu quân cho các Agency vì mức thu nhập họ nhận được cao hơn.
- Khó kiểm soát tiến độ dự án: Vì tính chuyên môn cao, do đó nhiều chủ doanh nghiệp nếu không có kiến thức về SEO rất khó để kiểm soát được tiến độ dự án. Họ thường phó mặc cho Leader SEO và chỉ chú trọng theo dõi kết quả.
- Nhân sự nghỉ giữa chừng: Nhân sự tuyển vào không có chuyên môn cao hoặc nghỉ giữa chừng.
- Từ khóa không lên TOP: Từ khóa không lên TOP đúng hạn, website bị phạt là những rủi ro mà doanh nghiệp thường gặp phải.
Dù gặp phải rủi ro nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư thêm tiền bạc, công sức để dự án có kết quả khả quan. Điều này sẽ làm gia tăng thêm chi phí cho dự án SEO.
Khi thuê Agency
Khi thuê Agency, doanh sẽ không gặp phải bất cứ rủi ro nào về mặt nhân sự bởi trách nhiệm này nằm ở bên Agency. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rủi ro về mặt kết quả nhưng tỷ lệ thất bại không nhiều bởi các Agency kinh nghiệm nhiều năm và đội ngũ nhân sự hùng hậu giúp đảm bảo kế hoạch SEO đạt hiệu quả cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm SEO cho doanh nghiệp
- Độ khó của từ khóa: Các từ khóa cạnh tranh cao, đặc biệt là trong các ngành nghề có nhiều đối thủ lớn, sẽ đòi hỏi chiến lược SEO phức tạp và thời gian tối ưu hóa lâu dài. Do đó, việc đầu tư vào SEO cho những từ khóa khó sẽ tốn nhiều công sức hơn, kéo theo chi phí cao h
- Quy mô dự án: Các doanh nghiệp lớn với nhiều sản phẩm, dịch vụ, hay các dự án có phạm vi rộng sẽ cần một chiến lược SEO toàn diện hơn. Điều này bao gồm việc xây dựng nhiều trang con, tối ưu hóa nội dung cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ, và triển khai các chiến lược SEO cho từng thị trường địa lý khác nhau. Với quy mô lớn, chi phí SEO chắc chắn sẽ cao hơn so với các dự án nhỏ.
- Mục tiêu SEO: Nếu doanh nghiệp muốn đạt được kết quả nhanh chóng, ví dụ như tăng trưởng đột ngột về lưu lượng truy cập hoặc đạt thứ hạng cao ngay lập tức, thì chiến lược SEO sẽ cần phải được triển khai mạnh mẽ và liên tục, đồng nghĩa với việc chi phí cũng sẽ tăng. Ngược lại, nếu mục tiêu chỉ là duy trì sự hiện diện trực tuyến hoặc cải thiện thứ hạng từ từ, chi phí SEO sẽ ít tốn kém hơn.
- Chất lượng website hiện tại: Nếu website đã được thiết kế tốt, tối ưu hóa cơ bản và có cấu trúc rõ ràng, việc thực hiện SEO sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, nếu website gặp phải vấn đề về tốc độ, cấu trúc URL, hoặc nội dung kém chất lượng, cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc cải thiện các yếu tố kỹ thuật và tối ưu nội dung, làm tăng chi phí tổng thể của chiến dịch SEO.
Khi nào doanh nghiệp nên tự triển khai SEO, khi nào nên thuê Agency?
Việc quyết định tự triển khai SEO hay thuê một Agency phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tài nguyên và khả năng chuyên môn của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự đủ năng lực, am hiểu về SEO và có thời gian để tập trung vào việc tối ưu hóa website, thì việc tự triển khai SEO có thể là lựa chọn hợp lý. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí thuê ngoài và có thể kiểm soát trực tiếp tiến trình thực hiện chiến dịch.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có đủ nhân sự chuyên môn hoặc thiếu thời gian để thực hiện SEO một cách hiệu quả, việc thuê một Agency là lựa chọn tối ưu. Các Agency SEO có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các công cụ, kỹ thuật SEO, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Agency cũng có thể cung cấp các chiến lược SEO dài hạn, tối ưu hóa hiệu quả và đạt được kết quả bền vững, đặc biệt là trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến quy mô và mục tiêu của chiến dịch SEO. Nếu mục tiêu là cải thiện thứ hạng trong thời gian ngắn hoặc cần một chiến lược SEO phức tạp với nhiều yếu tố kỹ thuật, việc thuê Agency có thể mang lại kết quả nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chỉ có nhu cầu SEO cơ bản hoặc muốn thử nghiệm trong một phạm vi nhỏ, tự triển khai SEO với sự trợ giúp từ các công cụ học online và các tài liệu sẵn có có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn nắm được chi phí làm dịch vụ SEO cho doanh nghiệp. Từ đó dựa vào mục tiêu, quy mô của công ty để đưa ra quyết định nên tự SEO hay thuê Agency để mang lại hiệu quả tối đa và tiết kiệm chi phí. Và nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị Agency uy tín để triển khai các chiến dịch SEO thì đừng quên liên hệ với Seo Việt để được tư vấn, hỗ trợ.
Tôi là Lê Hưng, là Founder và CEO của SEO VIỆT, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Dưới sự lãnh đạo của tôi, SEO VIỆT đã xây dựng uy tín vững chắc và trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp. Tôi còn tích cực chia sẻ kiến thức và tổ chức các sự kiện quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng SEO tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Meta Keywords Là Gì? Tối Ưu Thẻ Meta Keywords Hiệu Quả
Meta Keywords là gì? Đây là câu hỏi quen thuộc với những ai đang làm...
Cách kiểm tra tuổi đời tên miền Domain nhanh chóng chính xác
Bạn có biết rằng tuổi đời tên miền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến...
Cấu trúc website là gì? Tiêu chí xây dựng website chuẩn SEO
Website là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản...
Redirect 301 là gì? Kỹ thuật Redirect 301 hiệu quả trong SEO
Một trong những kỹ thuật quan trọng và hiệu quả nhất trong việc cải thiện...
Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Tìm Kiếm
Làm sao để website được tìm thấy trên Google? Một website được thiết kế đẹp...
Hướng dẫn đặt backlink hiệu quả nhất cho dân seo web
Trong chiến lược SEO hiện đại, backlink không chỉ là yếu tố giúp cải thiện...
Cấu Trúc Silo Là Gì? 7 Bước Tạo Cấu Trúc Silo Cho Website
Cấu trúc Silo là gì? Đây là giải pháp SEO thông minh, tối ưu từ...
Long Tail Keywords Là Gì? 11 Cách tìm kiếm từ khóa dài
Long-tail Keyword là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cực kỳ quen thuộc...
Core Web Vitals là gì? Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals
Nếu đang làm việc trong lĩnh vực Digital marketing chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp...